PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC (SWOT)

Một phần của tài liệu 1602495979873_PA phat trien du lich (Trang 50 - 53)

(SWOT)

1. Điểm mạnh (S)

Tài nguyên du lịch đa dạng phong phú từ cảnh quan thiên nhiên núi, rừng, sông, hồ đến các di tích văn hóa, lịch sử, bản sác văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, làng nghề truyền thống và sản vật địa phương. Bắc Giang nằm ở vị trí thuận lợi liền kề các trung tâm kinh tế, du lịch của cả nước như Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn; giao thông kết nối thuận lợi với 5 tuyến quốc lộ chạy qua 1A, 17, 279, 31 và 37; tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh trong vùng, cả nước, là tiền đề quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, giao lưu văn hóa, đặc biệt phát triển du lịch.

Là tỉnh nằm liền kề và trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, tạo cơ hội hội nhập kinh tế, phát huy vị trí, vai trị trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo thuận lợi tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác quản lý... của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường sắt và đường thủy; hệ thống hạ tầng đang dần được cải thiện; cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan, cơ sở vật chất... được quan tâm, chú trọng đầu tư.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới xu hướng phát triển sản phẩm du lịch trên thế giới trong thời gian tới tập trung vào du lịch thể thao và mạo hiểm đến những nơi có

phong cảnh hoang sơ, hùng vĩ, hoặc các đơ thị mới ít người biết đến; du lịch trải nghiệm văn hóa bản địa; du lịch trên sơng nước. Tiềm năng du lịch Bắc Giang hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển du lịch Thế giới: Là điểm đến cịn ngun sơ, ít người biết đến với nhiều khu vực có thế phát triển du lịch thể thao mạo hiểm như Đồng Cao, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử,…cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, có tiềm năng khai thác du lịch trên sơng với sơng Cầu, sơng Thương.

Sự ổn định chính trị, an ninh quốc phịng được đảm bảo; chính sách ngoại giao cởi mở; cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho phát triển du lịch của tỉnh.

Nhận được sự quan tâm chỉ đạo phát triển, được thể hiện trong các chủ trương, chính sách, nghị quyết của tỉnh, tạo thuận lợi trong đầu tư, thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Chính quyền các cấp trong tỉnh đang nỗ lực các biện pháp cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh. Năm 2019, Bắc Giang đứng thứ 2/63 tỉnh thành phố về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh. Đây là cơ hội để Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh cảnh cách, nâng cao uy tín của tỉnh, tạo sức hút đối với nhà đầu tư.

2. Điểm yếu (W)

Tài ngun đa dạng nhưng khơng có tiềm năng đặc trưng nổi bật. Danh tiếng của điểm đến mờ nhạt, chưa tạo lập được thương hiệu du lịch trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.

Sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn và chưa được định hình rõ nét. Nguồn nhân lực cịn hạn chế, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, kết nối đến các khu, điểm du lịch cịn nhiều khó khăn.

Chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt những nhà đầu tư lớn.

Hoạt động xúc tiến du lịch chưa sâu, rộng tới các tỉnh Miền Nam, miền Trung và quốc tế.

Năng lực cạnh tranh thấp, môi trường đầu tư và kinh doanh chậm được cải thiện. Năm 2019, năng lực cạnh tranh của Bắc Giang vẫn chỉ giữ vị trí thứ 40/63 tỉnh, thành phố.

Năng lực quản lý tại các huyện, thành phố còn hạn chế; nhất là thiếu cán bộ chun quản lý du lịch tại các Phịng văn hóa, Thơng tin huyện, thành phố, hầu hết cịn làm việc mang tính kiêm nhiệm cả ba lĩnh vực.

3. Cơ hội (O)

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị ban hành thể hiện sự quyết tâm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bắc Giang là điểm đến mới lạ, nguyên sơ... phù hợp với xu hướng của thị trường du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường quốc tế thuận lợi là cơ hội để Bắc Giang phát triển. Xu thế phát triển du lịch trên phạm vi toàn cầu và khu vực vẫn tiếp tục tăng. Hợp tác khu vực, đặc biệt giữa các nước ASEAN tiếp tục được củng cố, tạo môi trường thuận lợi cho khách đi lại giữa các nước, tạo lợi thế lớn cho ngành du lịch.

Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình nơng thơn mới tạo điều kiện nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ bản và cơ sở vật chất.

4. Thách thức (T)

Xung đột lợi ích kinh tế giữa phát triển du lịch và một số ngành nghề khác như khai thác khống sản.

Mơi trường quốc tế thay đổi liên tục, sự bất ổn của kinh tế thế giới, diễn biến trên Biển Đông tiếp tục phức tạp... ảnh hưởng lớn tới hoạt động du lịch.

Mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn.

Tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu, mơi trường, dịch bệnh là những nguy cơ và thách thức lớn đối với tỉnh trong thời kỳ quy hoạch sắp tới.

Nằm liền kề các thương hiệu du lịch mạnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên vừa là điều kiện thuận lợi để thu hút khách, vừa là thách thức trong việc cạnh tranh phát triển với các địa phương này.

Địa hình Bắc Giang bị chia cắt với các tỉnh lân cận bởi nhiều sơng địi hỏi đầu tư lớn để xây dựng cầu giúp phát triển giao thông kết nội đối ngoại.

Xu hướng đi du lịch nước ngồi có sự tăng trưởng mạnh, gây tác động lớn đến việc thu hút khách du lịch trong nước.

Nếp sống văn minh, các vấn đề xã hội khác như an tồn giao thơng, vệ sinh an tồn thực phẩm, chèo kéo, ép giá… là những khó khăn thách thức lớn đối với phát triển du lịch.

Phần III

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Một phần của tài liệu 1602495979873_PA phat trien du lich (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w