1.1 .Cơ chế, chính sách về thuế
5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
-Liên kết với các doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức cho các học viên đi thực tập thực tế tại các khách sạn lớn trên địa bàn tỉnh.
- Thu hút lao động có chất lượng cao từ các địa phương và khu vực khác, kể cả lao động nước ngoài cần coi là chiến lược quan trọng trong thời gian trước mắt để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nguồn nhân lực của du lịch Bắc Giang.
- Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tổ chức các khóa thực tập cho sinh viên từ các trường du lịch ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đến thực tập tại Bắc Giang, sau khóa đào tạo sẽ tổ chức thi tuyển nhằm tuyển chọn đội ngũ lao động chất lượng cao.
- Đối với nguồn nhân lực du lịch khối doanh nghiệp: Xây dựng hệ thống
đào tạo liên kết nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp - người lao động. Khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh, các nhà đầu tư trong tương lai nhằm xác định nhu cầu đào tạo, từ đó xây dựng chương trình đào tạo giáo dục tổng thể theo hướng phối hợp 3 bên: Doanh nghiệp, nhà nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm du lịch cho các
chủ nhà hàng, khách sạn tại các khu, điểm du lịch, các huyện, thành phố. 6. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá
- Tổ chức các cuộc thi chọn biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) cho du lịch Bắc Giang, nhằm xây dựng bộ công cụ nhận diện thương hiệu cho du lịch Bắc Giang.
- Tăng cường nguồn kinh phí cho cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Đồng thời kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong công tác xúc tiến, quảng bá.
- Thường xuyên mời các đồn famtrip bao gồm các hãng lữ hành có
uy tín trong nước tới khảo sát sản phẩm du lịch Bắc Giang để xây dựng sản phẩm và hợp tác với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, chú trọng đến các bloggers, Vlogger nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn.
- Xây dựng các ấn phẩm chuyên nghiệp, bắt mắt bằng nhiều thứ tiếng
để phục vụ công tác quảng bá du lịch, ấn phẩm chuyên đề riêng (du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái...) để giới thiệu cho du khách, chuyên gia, các hãng lữ hành tại các buổi đón đồn famtrip, tham gia Hội chợ, hội thảo xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.
- Nâng cấp trang web du lịch: Bổ sung thêm ngôn ngữ các thị trường trọng điểm (Trung Quốc, Nhật, Hàn), cung cấp đường dẫn đến các trang đặt tour du lịch,...
- Tăng cường, chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá ra các thị trường xa như miền Trung, miền Nam, thị trường nước ngồi. Cơng tác xúc tiến cần chú trọng đến từng thị trường khách, nhằm đưa ra công cụ quảng bá phù hợp, đạt hiệu quả cao.
tài khoản twitter; tài khoản Instagram...), các diễn đàn đánh giá du lịch (Trip Advisor, Booking.com,...), tiếp thị trực tuyến (e-Marketing, google adwords,…), phương tiện truyền thơng đại chúng. Ngồi ra, các kênh thơng tin khác như các văn phịng lữ hành, đại lý du lịch cũng được ưu tiên sử dụng.
7. Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, nước trong dịch vụ du lịch (ứng dụng nhãn hiệu Bông Sen Xanh của Tổng cục du lịch cho các khách sạn).
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, doanh nghiệp thơng qua các
khóa tập huấn ngắn hạn về cơng nghệ thông tin như: Marketing trực tuyến (e-marketing), khai thác mạng xã hội trong kinh doanh du lịch...
-Hỗ trợ người dân tại các điểm du lịch cộng đồng biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc kinh doanh thông qua các biện pháp: đưa đào tạo về sử dụng công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo cộng đồng, hỗ trợ cập nhật thông tin du lịch cộng đồng..
-Xây dựng phần mềm quản lý, báo cáo tự động để quản lý hoạt động kinh doanh du lịch.
-Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch để có những
thơng tin thực tế, giúp quản lý có hiệu quả việc khai thác các điểm du lịch.
- Sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter…) để cung cấp thông tin, quảng bá du lịch.
8. Thực hiện bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên du lịch
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ: Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân; xây dựng, duy trì các câu lạc bộ Quan họ, các cuộc thi hát Quan họ; tổ chức các lớp truyền dạy Quan họ;...
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Ca trù: Xây dựng câu lạc bộ, điểm sinh hoạt văn hóa Ca trù; truyền dạy cho thế hệ trẻ; xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa cho học sinh tìm hiểu, học Ca trù.
Bảo tồn, nâng cấp, phát huy giá trị các di tích khởi nghĩa Yên Thế, các điểm di tích gắn với Thiền phái Trúc Lâm và các di tích văn hóa, lịch sử khác trên địa bàn tỉnh.
Duy trì và tiếp tục phát triển các hoạt động lễ hội dân gian truyền thống. Phát triển nghề thủ cơng truyền thống để du khách có cơ hội tìm hiểu về những nghề truyền thống dân tộc và mua các hàng mỹ nghệ, lưu niệm có chất lượng cao.
Cải tạo môi trường tự nhiên khu vực hoạt động du lịch.
Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài ngun mơi trường du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung.
Đầu tư cho cơng tác điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch.
9. Giải pháp liên kết phát triển
- Liên kết với các hãng lữ hành trên các lĩnh vực: Xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực,...
- Tổ chức một số diễn đàn để trao đổi, thống nhất nhận thức về sự cần thiết liên kết trong phát triển du lịch giữa Bắc Giang và các địa phương lân cận, các địa phương trong vùng. Cần có được những bước đi cụ thể hướng đến sự liên kết này sau các hội thảo, sau các lễ ký kết với sự hiện diện của Lãnh đạo các địa phương trong vùng.
- Đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình hợp tác: Mở rộng hợp tác với các quốc gia khác, các vùng lãnh tổ; đa dạng hóa các kênh hợp tác; tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế: EU, PUM, ADB.
- Chú trọng đầu tư, hồn thiện hạ tầng giao thơng kết nối Bắc Giang
với các địa phương lân cận bằng cả đường bộ, đường thủy và đường sắt.
-Tập trung khai thác các tuyến du lịch đã liên kết với các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh... Tiếp tục xây dựng các tour, tuyến du lịch liên kết mới.
Cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để có sự tham gia của các ngành khác nhau như nông nghiệp, thương mại đối với các lĩnh vực phát triển du lịch về: Vốn đầu tư, công tác thị trường, công nghệ, cung cấp lương thực, thực phẩm, phát triển các sản phẩm lưu niệm...
Liên kết giữa ngành du lịch và khoa học, công nghệ trong hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; quảng bá, tuyên tuyền.
Xây dựng cơ chế phối hợp để triển khai hoạt động ngoại giao văn hoá. Phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao với quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch.