3. Ý nghĩa khoa học
3.7.1. Phục hồi hoạt động KTTS ven biển của hộ
Sự cố tác động buộc người dân phải có các biện pháp để ứng phó với sự cố và phục hồi lại hoạt động KTTS của hộ. Như đã phân tích ở trên, các chính sách/giải pháp
của Chính phủ và chính quyền địa phương, các giải pháp ứng phó của hộ đã đóng vai trò quan trọng, giúp hộ KTTS chịu ảnh hưởng bởi sự cố khắc phục thiệt hại và phục hồi lại các hoạt động tạo thu nhập và sinh kế của hộ. Đối với hoạt động KTTS của nhóm hộ đang khảo sát sau 30 tháng bị sự cố thì hoạt động KTTS của nhóm hộ cũng có những thay đổi nhất định. Quá trình phục hồi diễn ra theo thời gian nhờ vào các biện pháp và việc tiếp cận các loại hình hỗ trợ ở các cấp giúp hiện trạng của hoạt động KTTS ven biển có bước thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Nghiên cứu tiến hành đánh giá mức độ phục hồi hoạt động KTTS của hộ sau 30 tháng, tính từ khi sự cố xảy ra. Để đánh giá mức độ phục hồi hoạt động KTTS của hộ, các chỉ tiêu đã được lựa chọn để đánh giá gồm: (1) Số chuyến khai thác/năm, (2) Giá trị ngư cụ khai thác của hộ, (3) Sản lượng khai thác/chuyến, (4) Số lao động KTTS/hộ, (5) Số tàu/thuyền KTTS của hộ, (6) Thu nhập/chuyến và (7) Thu nhập từ KTTS/năm. Để biết được mức độ phục hồi sau sự cố xảy ra sau 30 tháng sau sự cố, các chỉ tiêu được thu thập thông qua hai giai đoạn: giai đoạn trước khi xảy ra sự cố (năm 2015) và sau 30 tháng sau khi sự cố xảy ra. So sánh giữa hai thời điểm này sẽ giúp đánh giá được mức độ tác động cũng như khả năng phục hồi của hộ, và mức độ phục hồi của các nhóm hộ. Kết quả điều tra về mức độ phục hồi hoạt động KTTS của hộ 30 tháng sau sự cố được tổng hợp ở bảng 3.18.
Bảng 3.18. Hiện trạng hoạt động KTTS ven biển của hộ 30 tháng sau sự cố
Trung bình KT- NTTS KT-DVTS KT-NN-NN
Chỉ tiêu Hiện % sv Hiện % sv Hiện % sv Hiện % sv
trạng TSC trạng TSC trạng TSC trạng TSC Chuyến KT/năm 228,7 95,0 226,0 95,6 230,5 93,7 228,7 95,8 (chuyến) Giá trị ngư cụ 45,0 104,5 46,0 105,4 48,9 106,0 40,5 102,3 KTTS (triệu/hộ) Sản lượng/chuyến 60,0 84,8 58,5 83,1 53,2 87,9 67,8 83,0 (kg/chuyến) Số lao động 1,6 99,9 1,7 100,0 1,6 100,5 1,5 99,2 KTTS/hộ Tàu thuyền KTTS 1,6 102,0 1,3 98,9 2,2 100,5 1,3 105,8 (chiếc/hộ) Thu nhập/chuyến 809,4 86,71 811,8 84,5 906,8 91,0 710,3 83,8 (1000đ/chuyến) TN từ KTTS 183,4 91,0 167,4 85,8 194,5 91,1 183,0 87,3 (tr/hộ/năm) Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2018
Đối với khai thác ven biển, số chuyến khai thác của hộ trong năm thể hiện mức độ ổn định về hoạt động khai thác, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập của hộ. Xét về mức độ phục hồi của số chuyến khai thác của hộ trong năm, sau 30 tháng trung bình trong một năm hộ thực hiện khoảng 228 đến 229 chuyến khai thác và chỉ đạt 95% so với trước sự cố. Kết quả này cho thấy, về tần suất khai thác hiện tại so với trước sự cố xảy ra vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Giữa các nhóm hộ khác nhau số chuyến khai thác trong năm cũng không biến động nhiều, số chuyến khai thác trong năm ở các nhóm hộ vẫn chưa phục hồi, tỷ lệ chưa phục hồi về chỉ tiêu này dao động trên dưới 5%. Trong đó, nhóm KT-DVTS mức độ chưa phục hồi cao hơn 2 nhóm còn lại.
Giá trị ngư cụ khai thác của hộ thể hiện năng lực khai thác và nguổn thu từ khai thác của hộ. Hoạt động khai thác thủy sản ven biển nên mức độ đầu tư về ngư cụ khai thác tương đối thấp. Giá trị ngư cụ trung bình của hộ sau 30 tháng xảy ra sự cố là 45 triệu đồng/hộ, cao hơn trước sự cố (4,5%). Giữa các nhóm hộ đều có giá trị ngư cụ khai thác cao hơn trước sự cố từ 2%-6%, nhóm KT-DVTS có mức tăng cao nhất (6%). Theo ý kiến ngư dân, sau khi sự cố xảy ra hộ KTTS được nhận một khoản đền bù bằng tiền mặt, các hộ có xu hướng đầu tư thêm ngư lưới cụ thể thực hiện việc khai thác. Vì vậy, số lượng ngư cụ sắm thêm và sắm mới nhiều hơn so với trước khi xảy ra sự cố.
Xét về chỉ tiêu sản lượng khai thác/chuyến của hộ sau 30 tháng, trung bình đạt 60kg/chuyến, chỉ bằng 84,8% so với trước khi xảy ra sự cố. Kết quả này phản ánh được mức độ chưa phục hồi hoàn toàn nguồn thủy sản trong tự nhiên sau sự cố. Giữa các nhóm hộ sản lượng khai thác trên 1 chuyến vẫn chưa phục hồi so với trước sự cố. Mức độ phục hồi giữa các nhóm hộ cũng không chênh lệch nhau nhiều, nhóm KT- DVTS có mức độ sản lượng khai thác cao hơn các nhóm hộ khac, mức độ phục hồi của nhóm này đạt 87,9%.
Xét về mức độ phục hồi lao động KTTS của hộ, kết quả điều tra cho thấy trung bình có 1,6 lao động của hộ tham gia hoạt động KTTS, chiếm tỷ lệ 99,9%. Như vậy, biến động tỷ lệ lao động của hộ rất ít (0,01%). Sự biến động lao động này chủ yếu, có một số lao động của hộ mất sức lao động, nên họ không tham gia hoạt động KTTS. Giữa các nhóm hộ không có nhiều biến động về lao động tham gia KTTS, nhóm hộ KT-DVTS có số lao động của hộ tham gia KTTS tăng hơn so với trước. Tuy nhiên, mức độ bổ sung lao động của hộ tăng lên rất ít (0,5%), việc bổ sung lao động tham gia hoạt động KTTS chủ yếu từ lao động trưởng thành của hộ.
Xét về số lượng tàu/thuyền của hộ, trung bình mỗi hộ có khoảng 1,6 tàu/thuyền, tỷ lệ tàu/thuyền sau sự cố 30 tháng đã tăng lên 2%. Việc số tàu/thuyền của hộ KTTS ven biển lớn hơn 01 chiếc, là đặc điểm thường thấy của các hộ KTTS ven biển tại Thừa Thiên Huế và các vùng khác có điều kiện tương tự. Số tàu/thuyền của hộ giữa các nhóm hộ cũng có sự biến động, số tàu/thuyền của nhóm hộ KT-DVTS cao nhất đạt 2,2 chiếc/hộ, tăng 5% trước sự cố. Nhóm hộ KT-NN-NN có số tàu/thuyền trung bình đạt 1,3 chiếc/hộ và ngang bằng với số tàu/thuyền trung bình của nhóm hộ KTTS. Việc
tăng số tàu/thuyền của hộ được các hộ cho biết rằng, sau khi sự cố xảy ra hộ nhận được tiền đền bù từ Chính phủ và họ tiết kiệm để mua thêm tàu/thuyền mới, phục vụ cho hoạt động KTTS ven biển. Tuy nhiên, số tàu/thuyền của nhóm hộ KT-NN-NN sau sự cố tăng lên 5,8%, trong khi đó số tàu/thuyền của hộ KT-DVTS lại có xu hướng giảm so với sự cố. Việc giảm số tàu/thuyền của hộ có liên quan đến số tàu/thuyền được bán trong thời gian xảy ra sự cố, tỷ lệ này chiếm tỷ lệ khoảng 2%.
Đối với thu nhập từ KTTS trên một chuyến đi biển của hộ, trung bình khoảng 800 kg thủy hải sản được khai thác, sau 30 tháng số lượng khai thác này chỉ đạt 86,71% so với trước sự cố. Thực tế này cho thấy, nguồn lợi thủy hải sản vẫn chưa phục hồi được như ban đầu, mặc dụ hộ có đầu tư thêm tàu/thuyền và ngư lưới cụ nhưng sản lượng khai thác vẫn thấp hơn nhiều so với trước khi xảy ra sự cố. Điều này chứng tỏ đã có một sự sụt giảm đáng kể lượng thủy hải sản trong tự nhiên. Mức độ phục hồi giữa các nhóm hộ về sản lượng khai thác cũng có sự khác nhau. Mức độ phục hồi về sản lượng trên một chuyến khai, cao nhất là nhóm KT-DVTS (91%), thấp nhất là nhóm KT-NN-NN (83%).
Đối với tổng thu nhập từ KTTS của hộ sau 30 tháng đạt 183,4 triệu đồng, đạt 91% thu nhập so với trước khi xảy ra sự cố. Mức độ phục hồi thu nhập giữa các nhóm còn thấp, thấp nhất là nhóm KT-NTTS (85,8%), cao nhất nhóm KT-DVTS (91,1%).
Sự phục hồi về hoạt động KTTS của thu nhập/chuyến khai thác và thu nhập từ hoạt động KTTS ven biển của các nhóm hộ khác nhau được thể hiện rõ ở biểu đồ … Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ về thu nhập từ hoạt động KTTS ven biển của hộ sau 30 tháng vẫn chưa phục hồi so với trước sự cố.
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Trung bình KT-NTTS KT-DVTS KT-NN-NN Thu nhập/chuyến Thu nhập từ KTTS/năm
Biểu đồ 3.2. Mức độ phục hồi của thu nhập từ hoạt động KTTS ven biển của hộ so với trước sự cố
Như vậy, mức độ phục hồi về giá trị ngư cụ và tàu thuyền KTTS tại thời điểm khảo sát cao hơn so với trước sự cố, tuy nhiên tỉ lệ cao đó chỉ chiếm hơn 2% đến 4% so với thời điểm trước sự cố. Các chỉ tiêu còn lại sau 30 tháng sự cố thì mức phục hồi vẫn chưa đạt như lúc ban đầu và được đánh giá chỉ từ 84,8% thuộc nhóm chỉ tiêu sản lượng khai thác/chuyến đến 99,9% mức phục hồi về số lao động KTTS/hộ. Điều đó cho thấy sự cố diễn ra nhưng phần lớn họ vẫn cố gắng duy trì hoạt động KTTS hoặc không có các giải pháp nào có thể thay đổi hoàn toàn hoạt động sinh kế chính dựa vào KTTS tại vùng đang khảo sát. Kết quả đó xảy ra vì nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cũng như địa hình, công việc sinh kế truyền thống của họ từ trước đến nay. Xét theo từng nhóm hộ, phần lớn cả ba nhóm hộ đều có sự phục hồi. Tuy nhiên không thể đạt được mức phục hồi hoàn toàn như trước kia chưa có sự cố tác động. Hai chỉ tiêu ngư cụ và lao động KTTS của cả ba nhóm hộ đã có sự phục hồi và có xu hướng phát triển hơn, mức độ phục hồi không mạnh chỉ chiếm hơn 2 đến 6%. Việc thực hiện khai thác được tính theo số chuyến/năm chỉ đạt từ 93,7% so với trước sự cố thuộc nhóm đạt thấp nhất là nhóm KT-DVTS, hai nhóm còn lại tương đương nhau về số chuyến đạt trên 95%. Sự phục hồi của ba nhóm hộ về các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau, nhóm hộ tăng về giá trị ngư lưới cụ sẽ có sản lượng cao đặc biệt nhóm KT-DVTS tăng 6% giá trị ngư lưới cụ tương đương tăng và cao hơn so với hai nhóm hộ khác 4%. Xét về mức thu nhập từ hoạt động KTTS/năm của cả ba nhóm hộ đạt được sau 30 tháng sự cố thì nhóm hộ KT-DVTS có mức thu nhập cao nhất và đạt mức phục hồi so với trước sự cố là 91,1%, cao hơn hai nhóm hộ khác từ 6 đến 9%. Tỷ lệ phục hồi so sánh giữa ba nhóm hộ theo các chỉ tiêu liên quan trên thì nhóm hộ KT-NN-NN có mức phục hồi thấp hơn so với hai nhóm KT-NTTS, KT-DVTS. Kết quả này cho thấy, mức độ phục hồi hoạt động KTTS của hộ phụ thuộc vào mức độ phục hồi của sản lượng khai thác, thời gian tham gia khai thác và sản lượng khai thác.