3. Ý nghĩa khoa học
3.7.3. Phục hồi chi tiêu của hộ KTTS ven biển sau sự cố 30 tháng
Quá trình phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố và theo thời gian, nhóm hộ thực hiện các biện pháp cũng như những thay đổi chủ quan để duy trì cuộc sống cũng như sinh kế hộ. Quá trình phục hồi đó bao gồm cả thay đổi chi tiêu hộ để phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của hộ. Nghiên cứu phục hồi chi tiêu đời sống của hộ KTTS chịu ảnh hưởng từ sự cố đưa ra các chỉ tiêu nghiên cứu, bao gồm: (1) Tổng chi của hộ (triệu đồng/năm), (2) Chi lương thực, thực phẩm (% so với tổng chi), (3) Chi đầu tư sản xuất (% so với tổng chi), (4) Chi tiêu dùng, sinh hoạt (% so với tổng chi), (4) Chi giáo dục, y tế (% so với tổng chi), (5) Chi mua sắm tài sản (% so với tổng chi), (6) Tích lũy, tiết kiệm (% so với tổng chi) và (7) Chi khác: bao gồm các chi tiêu không thường xuyên như cưới hỏi, thăm hỏi, lễ lạc,… (% so với tổng chi). Thông tin được
thu thập qua phỏng vấn hộ KTTS chịu ảnh hưởng từ sự cố, dựa vào tổng chi của hộ trong năm để hộ đưa ra ước lượng tỷ lệ chi cho các nội dung theo các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản của hộ. Nghiên cứu chi tiêu của hộ trong hai giai đoạn, giai đoạn trước sự cố và giai đoạn hiện trạng hiện tại để so sánh nhằm biết được khả sự thay đổi chi tiêu của hộ, thông qua chi tiêu để đánh giá mức độ phục hồi cuộc sống của hộ sau 30 tháng từ khi xảy ra sự cố. Kết quả nghiên cứu về mức chi tiêu của hộ được tổng hợp ở bảng 3.22.
Bảng 3.22. Chi tiêu và thay đổi chi tiêu của hộ theo nhóm nghề
BQC KT-NTTS KT-DVTS KT-NN-NN
Mục chi Hiện % sv Hiện % sv Hiện % sv Hiện % sv
trạng TSC trạng TSC trạng TSC trạng TSC
Tổng chi hộ/năm 175,4 96,7 181,5 96,7 192,7 102,5 153,3 90,7 (triệu đồng/năm)
Chi lương thực, thực 27,1 96,9 27,3 96,3 24,3 98,3 29,9 95,8 phẩm (% tổng chi)
Chi đầu tư sản xuất (% 27,1 102,1 29,2 107,8 28,6 101,8 24,0 98,6 tổng chi)
Chi tiêu dùng, sinh 19,0 96,2 17,5 95,5 18,7 99,1 20,5 93,6 hoạt (% tổng chi)
Chi giáo dục, y tế (% 12,5 101,1 12,8 101,8 12,6 103,4 12,2 98,3 tổng chi)
Chi mua sắm tài sản 11,2 94,1 10,2 83,6 12,2 101,9 10,7 91,4 (% tổng chi)
Tích lũy, tiết kiệm (% 8,7 98,3 8,2 99,2 8,0 101,6 9,9 93,1 tổng chi)
Chi khác (% tổng chi) 10,9 101,8 12,5 98,8 11,7 97,3 9,0 108,3
Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ, 2018
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức chi của hộ sau 30 tháng sự cố xảy ra cơ bản đã gần quay lại mức bình thường. Cụ thể các mức chi về đầu tư sản xuất, giáo dục ý tế và một số hạng mục khác đã cao hơn so với trước sự cố ở mức từ 101-102%. Trong khi các khoản chi khác cũng gần hồi phục ở mức từ 94-98%. Bình quân một năm hộ chi tiêu hết 175,4 triệu đồng cho các khoản chi thiết yếu phục vụ cuộc sống và tích lũy của hộ, chiếm 96,7% so với mức chi tiêu trước sự cố. Kết quả này phản ánh mức chi tiêu của hộ sau 30 tháng vẫn giảm hơn so với trước, việc giảm chi tiêu có liên quan đến thu nhập của hộ từ KTTS và các nguồn thu nhập khác. Tuy nhiên, mức chi tiêu lại có sự khác nhau giữa các nhóm hộ, nhóm hộ KT-DVTS có mức chi tiêu hiện tại lớn hơn so với trước sự cố (vượt 2,5% so với trước sự cố).
Trong ba nhóm hộ, nhóm hộ KT-DVTS đã phục hồi mức chi (102,5%), tiếp đến nhóm chuyên ngư phục hồi được 96,7% và thấp nhất là nhóm KT-NN-NN cũng đã phục hồi được 90,7%. Đáng chú ý, mức chi cho đầu tư sản xuất của các nhóm hộ cơ bản đã phục hồi, đặc biệt là nhóm chuyên ngư với 107,8%, hai nhóm còn lại ở mức 101,8% và 98,6%. Điều này cho thấy ngư hộ gần như đã quy lại với nhịp độ khai thác thủy sản như trước khi sự cố xảy ra. Mặc dù vậy, nếu tính theo các yếu tố về lạm phát, sự thay đổi về giá, tốc độ phát triển kinh tế xã hội thì mức độ phục hồi này chỉ tương đối, hộ sẽ cần thêm một thời gian nữa mới bắt kịp được hoạt đồng tư khai thác so với những vùng không bị ảnh hưởng bởi sự cố.
Nhìn chung, chi tiêu của hộ hiên tại đã dần ổn định, cơ cấu chi tiêu của hộ cũng phân phối tương đối đều cho các hạng mục chi tiêu thiết yếu và có một khoản nhất định để tiết kiệm, tích lũy cho cuộc sống. Mức chi tiêu của hộ có giảm so với trước sự cố. Các mục chi thiết yêu đê sản xuất và đầu tư cho tường lai có xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ lệ không nhiều. Điều này thể hiện được chiến lược phát triển của hộ trong điều kiện bị tác động của các sự cố bất khả kháng có thể xảy ra trong tương lai.