Để đánh giá tác động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo, đề tài sử dụng phương pháp DID, trong đó, tín dụng được xem là một biến chính sách. Đề tài chọn ngẫu nhiên hai nhóm hộ nghèo phù hợp với giả định của phương pháp DID. Nhóm 1, được gọi là nhóm tham gia, bao gồm những hộ nghèo theo phân loại của địa phương có tham gia vay vốn trong vòng một năm trong VHLSS 2006 và không vay vốn trong VHLSS 2004. Nhóm
012 β3it4
2, gọi là nhóm so sánh là những hộ nghèo không tham gia vay vốn trong cả hai cuộc điều tra.
Tuy nhiên, mức sống của hộ nghèo là hàm đa biến, không chỉ phụ thuộc vào tín dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, đánh giá tác động của tín dụng đối với mức sống của hộ nghèo sẽ chính xác hơn nếu đưa thêm các biến này vào làm biến kiểm soát. Để làm được điều này đề tài kết hợp giữa phương pháp khác biệt kép và phương pháp hồi qui đa biến OLS.
3.2.3.1. Mô hình kinh tế lượng
Yit = β+0 βD1+βT+2 βD*3T+βZ
4 it + εit
Trong đó, Y it là chỉ tiêu phản ánh mức sống của hộ i tại thời điểm t
D = 1: Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; =0: Hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh. T = 0: Hộ khảo sát năm 2004; =1: Hộ khảo sát trong năm 2006
Zit là các biến kiểm soát: bao gồm các nhóm biến phản ánh đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm về giáo dục và việc làm, năng lực sản xuất của hộ
+ Hộ thuộc nhóm so sánh vào năm 2004 có D =0 và T = 0 nên mức sống là: E(Y00) =
0 4 it
+ Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2004 có D=1, T =0 nên mức sống là: E(Y10) =
0 1 4 it
=> Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2004 là: E(Y10) E(Y00) = 1
+ Hộ thuộc nhóm so sánh, năm 2006 có D=0, T=1 nên mức sống là: E(Y01) =
0 2 4 it
+ Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2006 có D=1, T=1 nên mức sống là: E(Y11) =
=> Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2006 là: E(Y11 ) E(Y01) = 1 3
=> Tác động của tín dụng lên mức sông của hộ nghèo là: = {E(Y11) E(Y 01 )} {E(Y10) E(Y00)} = 3 = DID
β+βZ β+β+βZ β β+β+βZ β+β+β+β+βZ β+β β
3.2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình
a/ Biến phụ thuộc: Mặc dù mức sống của người nghèo thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là thu nhập và chi tiêu cho đời sống, do đó đề tài sử dụng hai biến phụ thuộc: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu đời sống bình quân đầu người theo giá thực đại diện cho mức sống của hộ nghèo.
b/ Các biến độc lập
Dưới đây là danh sách và định nghĩa các biến độc lập mà tác giả dự định sẽ đưa vào mô hình hồi qui để giải thích cho thu nhập hoặc chi tiêu của hộ nghèo dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm về nghèo đói. Tuy nhiên trong quá trình hồi qui có thể thêm vào hay bớt ra một số biến cho phù hợp.
Ký hiệu Định nghĩa ĐVT Dấu kỳ vọng
CREDIT
Biến dumy về nhóm hộ, =0 nếu hộ thuộc nhóm so sánh (không vay vốn), =1 nếu hộ thuộc nhóm tham gia (có vay vốn).
T
Biến dumy về thời điểm khảo sát, = 0 nếu thời điểm khảo sát là năm 2004, = 1 nếu là năm 2006.
+
T*CREDIT
Biến tương tác giữa nhóm hộ và thời gian, hệ số ước lượng của biến này chính là tác động của tín dụng đối với thu nhập hoặc chi tiêu của hộ
+
HHSIZEQui mô hộ, bằng số nhân khẩu trong hộ Người -
DEPRATE
Tỷ lệ phụ thuộc của hộ, bằng số người ăn theo trên một lao động.
Người -
HEADAGE Tuổi của chủ hộ Tuổi -
HEADMALE
Giới tính của chủ hộ, =1 nếu chủ hộ là nam, =0 nếu chủ hộ là nữ
+
ETHNIC
Dân tộc của chủ hộ, =1 nếu là dân tộc Kinh hoặc dân tộc Hoa, =0 nếu là dân tộc khác
+
AVERHHEDU Trình độ giáo dục trung bình của hộ, bằng số năm đi học bình quân/1 người trong hộ
Năm +
NONFARMINCTỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập % +
LANDPERCADiện tích đất canh tác bình quân đầu người M2 +
NORTH
Miền Bắc, =1 nếu hộ thuộc miền Bắc, =0 nếu hộ thuộc miền khác
+/-
SOUTH
Miền Nam, =1 nếu hộ thuộc miền Nam, =0 nếu hộ thuộc miền khác