Bài thơ tiếp tục mạch đề tài vịnh nhân vật lịch sử, nhân vật tài hoa bạc

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 7 docx (Trang 27 - 34)

I. Mục tiêu cần đạt

2. Bài thơ tiếp tục mạch đề tài vịnh nhân vật lịch sử, nhân vật tài hoa bạc

mệnh vốn đ−ợc Nguyễn Du rất quan tâm. Từ số phận của một kì nữ, nhà thơ giãi bày tâm sự sâu kín của bản thân tr−ớc ng−ời bạn đọc t−ơng lai. ý thức

nghệ sĩ hoà quyện với tấm lòng nhân ái sâu sắc đã góp phần tạo nên vẻ đẹp

3. Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc thơ thất ngôn bát cú đ−ờng luật; phân tích bài thơ theo bố cục đề, thực, luận, kết, b−ớc đầu so sánh đối chiếu phân tích bài thơ theo bố cục đề, thực, luận, kết, b−ớc đầu so sánh đối chiếu với bản phiên âm chữ Hán.

II. Nội dung vμ tiến trình dạy học trên lớp

Hoạt động 1

Giới thiệu bài thơ

− GV yêu cầu HS đọc và suy nghĩ thêm nội dung Tiểu dẫn và chú thích 1 để hiểu rõ hơn về chuyện nàng Tiểu Thanh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Định hớng bổ sung:

a) Đây là một bài thơ chữ Hán hay, ý tứ rất sâu sắc nh−ng khó hiểu. Hoàn cảnh sáng tác của nó, cho đến nay vẫn còn nhiều điều ch−a rõ. Chẳng hạn: Bài thơ đ−ợc sáng tác trong hoàn cảnh cụ thể nào? Khi trên đ−ờng đi sứ hay khi ở Việt Nam, ở Thăng Long hay ở Huế? Nếu viết ở Trung Quốc thì sao lại đ−a vào tập thơ Thanh Hiên mà không đ−a vào tập Bắc hành tạp

lục? Còn nếu viết ở Việt Nam thì Tây Hồ trong câu đầu là hồ nào? Rồi

chuyện hai câu thơ cuối cùng, có ý kiến cho rằng đó là hai câu khẩu chiếm (di ngôn) mà Nguyễn Du đọc tr−ớc khi qua đời? Và ba trăm năm lẻ là tính từ bao giờ? Vì Phùng Tiểu Thanh vốn sống ở đời Minh (1594 − 1612) so với Nguyễn Du (1765 − 1820), tính cách nào cũng không ra con số ấy?!... Lại còn chuyện

thất niêm ở câu 1 và câu 8 nữa...(1)

− Trong tình hình t− liệu hiện nay, chúng ta đành chấp nhận theo một cách hiểu tạm cho là có lí nhất, có thể đ−ợc xem nh− gần với sự thật nhất mà thôi!

− Nghĩa là chúng ta tạm giả định: Nguyễn Du viết bài thơ này ở Việt Nam, khi ông đang làm quan với nhà Nguyễn. Nhà thơ ngồi viết bên cửa sổ, cảm hứng khi đọc tập truyện kí ghi chép về cuộc đời nàng Tiểu Thanh (Chứ không phải là đọc tập thơ − phần d− cảo của Tiểu Thanh!).

− Hai câu thơ cuối cùng cũng có thể là thơ khẩu chiếm, nh−ng nó vẫn thống nhất với mạch cảm xúc của toàn bài, không phải là thơ ghép nối từ hai bài khác nhau.

− Chuyện thất niêm là có, nh−ng không phải là do nhà thơ kém mà ng−ợc lại, ông không hề bị luật lệ trói buộc, khi cần vẫn có thể v−ợt ra ngoài khuôn khổ.

− Còn con số 300 năm lẻ, có lẽ chỉ nên xem là một con số −ớc phỏng, −ớc lệ về thời gian t−ơng lai dài lâu mà thôi!

− Chuyện nàng Phùng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn, 16 tuổi lấy lẽ ng−ời họ Phùng, bị vợ cả ghét ghen, phải tránh ra ở Cô Sơn, rồi đau buồn, làm thơ, vẽ chân dung mình, sinh bệnh và chết giữa tuổi 18, để lại bức chân dung linh động và 12 bài thơ còn sót lại sau khi bị vợ cả tàn bạo đốt dở dang. Thật là

hồng nhan bạc mệnh, nghìn năm đau lòng! Mộ nàng hiện còn trên Cô Sơn,

Triết Giang.

b) Cũng có thể vào bài một cách đơn giản, gọn nhẹ hơn:

Th−ơng tiếc tài hoa, nhất là th−ơng tiếc những kì nữ bạc mệnh nổi danh trong lịch sử và văn ch−ơng Trung Hoa trung đại là đề tài phổ biến và hấp dẫn các nhà thơ Việt Nam. Nguyễn Du, ngoài Truyện Kiều bất hủ còn không ít bài thơ chữ Hán đặc sắc viết về thể tài này mà Đọc truyện Tiểu Thanh là một tr−ờng hợp tiêu biểu.

Hoạt động 1

H−ớng dẫn đọc, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục

1. Đọc

GV đọc bản phiên âm chữ Hán bằng giọng điệu phù hợp: chậm, buồn,

sâu lắng. − 4 HS đọc bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. − GV nhận xét cách đọc của HS − HS đọc các chú thích về từ khó trong SGK. GV l−u ý các từ: ngã (khách), tận (hết) hay tẫn(1)... 2. Bố cục

a) Đề: Khơi nguồn cảm hứng về chuyện nàng Tiểu Thanh. b) Thực: Cảm − luận về sắc đẹp và tài năng của Tiểu Thanh. c) Luận: Cảm luận về phong vận kì oan bất khả giải.

d) Kết: Băn khoăn về bản thân trong t−ơng lai sau 300 năm lẻ.

(1) Lời PGS Nguyễn Khắc Phi nói tại Hội nghị Tập huấn GV cốt cán THCS các tỉnh phía Bắc chuẩn bị triển khai dạy học đại trà ch−ơng trình và SGK Ngữ văn lớp 6, Hà Nội, tháng

Tóm lại:

− 6 câu đầu chủ yếu nói về Tiểu Thanh. − 2 câu cuối chủ yếu nói về Nguyễn Du.

Từ ng−ời cùng hội cùng thuyền, ng−ời tri kỉ mà nghĩ ngợi về bản thân, về

cái tôi nghệ sĩ trong lòng bạn đọc hiện tại và t−ơng lai.

Hoạt động 3

H−ớng dẫn tìm hiểu chi tiết bài thơ theo bố cục đề, thực, luận, kết

1. Đề

Tây hồ hoa uyển tẫn (tận) thành kh−, Độc điếu song tiền nhất chỉ th−. (Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.)

GV hỏi: Em hiểu ý hai câu thơ này nói gì? ý cụ thể từng câu? Nói lại bằng văn xuôi.

+ HS tìm cách diễn ý thơ thành văn xuôi giản dị.

+ GV hỏi: Nh−ng có phải nhà thơ chỉ định tả cảnh Hồ Tây thành gò hoang hay không? Vì sao?

− HS suy luận trả lời.

Định hớng:

− Nghĩa đen của câu thơ: Tây Hồ xinh đẹp nay thành hoang phế, vắng vẻ, lạnh lùng.

− Nghĩa rộng: theo thời gian, cảnh vật đổi thay theo h−ớng đáng buồn. Nếu hiểu rõ từ tẫn thì còn có nghĩa: mặc kệ, hay là sự bất lực của con ng−ời tr−ớc dòng chảy của thời gian bất tận vô cùng và vô tình.

− Câu 2, đi vào cụ thể cảm hứng của bài thơ bắt nguồn từ việc đọc tập

truyện kí về nàng Tiểu Thanh bên cửa sổ.

L−u ý từ độc điếu dịch thành thổn thức không những không sai mà còn hay vì từ láy thuần Việt không chỉ tả đ−ợc cái xúc động cụ thể của nhà thơ mà vẫn nói đ−ợc cái cô đơn và đau đớn đang cần chia sẻ, dù chỉ là trên trang sách.

2. Thực

(Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn ch−ơng không mệnh đốt còn v−ơng...)

− HS diễn ý 2 câu thơ thành văn xuôi theo bản dịch nghĩa. − GV hỏi:

+ Phần d là cái gì? Giải thích?

+ Nguyễn Du đứng về phía ai để ca ngợi sắc, tài của Tiểu Thanh? + Em hiểu thế nào về từ hận và luỵ? Ai hận? Hận ai? Ai luỵ? Luỵ ai? − HS thảo luận, trả lời.

Định hớng:

− Câu trên nói về nhan sắc khác th−ờng, hơn ng−ời nh− có thần của nàng Tiểu Thanh. Chi phấn là hình ảnh ẩn dụ quen thuộc để nói về sắc đẹp của ng−ời phụ nữ x−a. Sắc đẹp là báu vật của tự nhiên. Ng−ời mang nó đã chết rồi. Chết trẻ càng làm cho ng−ời đời tiếc th−ơng...

− Câu d−ới nói về tài văn ch−ơng thơ, hoạ của nàng Tiểu Thanh. Phần d

là phần di cảo gồm 12 bài thơ và 1 bức chân dung của nàng còn để lại, còn cứu đ−ợc sau trận ghen tuông tàn độc, định đốt bỏ của ng−ời vợ cả độc ác.

Thế là văn ch−ơng không có số mệnh mà vẫn để lại liên luỵ, th−ơng tiếc cho ng−ời đời sau khi chết, sau khi đốt.

− Ai hận? Tiểu Thanh và Nguyễn Du cùng hận. Hận ai? Hận vợ cả, hận chàng Phùng, hận trời đất, duyên phận hẩm hiu. Ai luỵ? Tiểu Thanh và Nguyễn Du cùng luỵ. Luỵ ai? Luỵ chính cái tài, chính cái tình của văn ch−- ơng, của ng−ời nghệ sĩ sáng tạo ra văn ch−ơng!

Tóm lại, đó là số phận oan trái của sắc tài kì nữ khiến trời đất ghen.

− HS đọc những câu thơ tả Thuý Kiều đã học ở lớp 9 cũng cùng ý này.

3. Luận

Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự c−. (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong l−u khách tự mang.)

GV hỏi: Khách là ai? Hai câu này, nhất là câu thơ thứ 6 cho ta thấy

thêm điều gì trong tình cảm của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh? − HS bàn luận, phát biểu tự do.

− Câu trên muốn rút ra một quy luật khái quát:

Những mối oan khuất của con ng−ời x−a nay làm sao hết? Làm sao tránh đ−ợc? Làm sao có thể hỏi trời, hỏi đất để mong tìm lời giải đáp cho đ−ợc?

Câu thơ thể hiện sự bất lực, bế tắc không tìm thấy câu trả lời cho những oan khuất của con ng−ời đã và đang gặp phải trong cuộc sống. Con ng−ời, hoá ra chỉ là trò chơi, là con rối trong tay số phận, định mệnh vô tình và ngặt nghèo:

Một câu hỏi lớn không lời đáp, Cho đến bây giờ mặt vẫn chau!

(Huy Cận)

− Câu d−ới, một mặt khẳng định nỗi oan khuất lớn lao, lạ lùng của nàng Tiểu Thanh − một kiếp hồng nhan đa truân, mặt khác lại cho rằng ta (ngã), Nguyễn Du cũng cùng một hội, một thuyền với ng−ời bị oan. Nghĩa là ta cũng bị oan khuất: Cùng một lứa bên trời lận đận... (Bạch C− Dị, Tì bà hành).

− Câu thơ không chỉ trực tiếp bày tỏ thái độ đồng cảm của nhà thơ đối với Tiểu Thanh mà còn báo hiệu cái tôi sắp sửa đ−ợc tâm sự trực tiếp.

− Dịch là khách cho hợp luật thơ nh−ng lại làm mờ cái tôi trực tiếp hiếm hoi ấy trong thơ cổ.

4. Kết

Bất tri tam bách d− niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Nh−. (Ba trăm năm nữa ta không biết, Thiên hạ ai ng−ời khóc Tố Nh−?

(Vũ Tam Tậpdịch)

Ba trăm năm nữa mơ màng,

Có ai thiên hạ khóc chàng Tố Nh−?

(Xuân Diệudịch))

− GV hỏi: Nguyễn Du lo lắng, băn khoăn điều gì? Vì sao ông lại có suy nghĩ ấy? Điều băn khoăn ấy có chính đáng không và đã đ−ợc ng−ời đời sau trả lời nh− thế nào?

− HS suy luận, liên hệ, phát biểu.

Định hớng:

số −ớc lệ), Nguyễn Du chợt lo lắng, băn khoăn cho số phận t−ơng lai của chính bản thân mình. Nhà thơ h−ớng về ng−ời đọc t−ơng lai xa hơn ba thế kỉ mà hỏi, mà nhắn:

− Có ai trong mai hậu th−ơng khóc, đồng cảm với ông nh− ông đã từng đồng cảm, khóc th−ơng nàng Tiểu Thanh?

− Nỗi băn khoăn, lo lắng hết sức đặc thù của một trái tim nghệ sĩ đích thực, chân chính, lo cho ng−ời đọc các thế hệ sau không hiểu nổi ông cha.

− Sau Nguyễn Du mấy chục năm, L. Tônxtôi cũng chỉ mong hơn

hai chục năm sau khi ông qua đời vẫn có ng−ời đọc ông, là ông đã mãn nguyện lắm!

* Hẳn hai vị cũng ch−a dám tin chắc sức sống trong chính các tác phẩm của mình lâu bền đ−ợc đến đâu?

− Với Nguyễn Du, sự lo lắng ấy là thừa, vì ch−a đến 300 năm, cả dân tộc Việt Nam khóc ông qua tiếng khóc, tiếng ca của Tố Hữu:

Tố Nh− ơi, lệ chảy quanh thân Kiều! Tiếng thơ ai động đất trời,

Nghe nh− non n−ớc vọng lời nghìn thu, Nghìn năm th−ơng nhớ Nguyễn Du,

Tiếng th−ơng nh− tiếng mẹ ru những ngày...

− Hay trong tiếng ca của Huy Cận, Chế Lan Viên nhớ Nguyễn Du những năm đánh Mĩ ở thế kỉ XX:

Ba trăm năm tình ch−a đầy nửa, Cả cuộc đời nay hiểu Nguyễn Du.

(Huy Cận)

Nguyễn Du viết Kiều đất n−ớc hoá thành văn.

(Chế Lan Viên)

GV hỏi: Tại sao nhà thơ không x−ng tên thật Nguyễn Du mà lại x−ng

bút hiệu Tố Nh− ở câu cuối, từ cuối bài?

− HS thử tìm cách lí giải.

Định hớng:

− Đó là vì nhà thơ đang muốn nói với ng−ời đọc, nhắn gửi ng−ời đọc t−ơng lai với t− cách một nhà thơ, một nghệ sĩ, một cái tôi cá nhân, cái tôi bản thể.

− Hai câu thơ hé mở ra một thế giới con ng−ời mà từ tr−ớc đến giờ không ai để ý. Té ra đằng sau Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều, Nguyễn Du ông quan, còn có Tố Nh− thân mật, riêng tây hơn, xúc cảm hơn... Nguyễn Du không hề nói đến Tố Nh−, bỗng nhiên nhân câu chuyện Tiểu Thanh lại tự hỏi một câu vớ vẩn... Tố Nh− − một tấm lòng vẫn giấu che, bỗng lộ ra trong một phút giây, chệch nhẹ bức mành... Tự x−ng cái tên tự của mình, lòng tài tử lúc ấy thân mật biết mấy. Chàng muốn nói đến mình, đến cái cá nhân, cái tôi của mình chứ không nói đến tác giả hay ông quan...

Tố Nh− cần có nhiều ng−ời khóc lắm chứ!... Khóc đây là th−ơng cảm cùng nhau, thấu hiểu cho nhau, quý hoá lấy nhau. Khóc đây ch−a hẳn vì thảm sầu, mà vì một nụ c−ời cũng có. Khóc đây ch−a hẳn là khóc vì, mà còn là

khóc với...

Lời kêu gọi của một trang tài tình, nghe êm ái, ngậm ngùi nh− một tiếng chim cô lẻ dội giữa trời thu khuya...

Đó là tiếng giữa đời, tiếng họp bạn, tiếng hi vọng, câu tự hỏi và câu tự trả lời, những suy nghĩ bời bời xót xa tự khóc mình(1).

Hoạt động 4

H−ớng dẫn Tổng kết

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 7 docx (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)