- 5 Đóng góp của đề tài
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạtđộng marketing trong doanh nghiệp 21
nghiệp 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn, có ảnh hưởng và tác động không ít đến môi trường vi mô bao gồm:
- Môi trường kinh tế
Gồm 4 yếu tố quan trọng của nền kinh tế vĩ mô là: Tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát. Những yếu tố trên cho ta cái nhìn tổng quan nhất về nền kinh tế, là những nhân tố có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh
hưởng gián tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Cụ thể: tăng trưởng kinh tế làm tăng lợi nhuận doanh thu nhưng suy giảm kinh tế, thu hẹp sản xuất; mức lãi suất làm cho người tiêu dùng cân nhắc tới vấn đề chi tiêu; lạm phát làm cho nền kinh tế trở nên bất ổn định; sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các nhân tố kinh tế bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng nhất trong sự vận động và phát triển của thị trường thương mại, dịch vụ. Trong đó cần chú ý tới các nhân tố sau:
• Số lượng, chất lượng và sự phân bố của các nguồn lực xã hội.
• Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
• Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng của chúng vào
hoạtđộng sản xuất kinh doanh.
• Cơ chế quản lý kinh tế, tình hình cạnh tranh.
• Quan hệ kinh tế đối ngoại và xu hướng phát triển kinh tế trong khu vực.
• Chính sách đầu tư, thuế bảo hộ sản xuất, thuế nhập khẩu.
- Môi trường chính trị, pháp luật
Sự ổn định hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật, luật liên quan tới kinh doanh, các chính sách đối ngoại quan hệ với đoàn thể tổ chức, chính trị... đều có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của DN.
Môi trường pháp luật: Những cơ hội và nguy cơ xuất hiện từ các văn bản pháp luật của Nhà nước tới các hoạt động kinh doanh của DN và ngành (điều kiện kinh doanh, thuế, sự phát triển của ngành mũi nhọn, sự hội nhập kinh tế quốc tế...). Cụ thể:
• Hệ thống luật pháp, thể chế.
• Các chế độ chính sách từng thời kỳ đối với từng ngành nghề, hoạt động
kinh doanh trong nền kinh tế.
• Tình hình chính trị, an ninh, an toàn xã hội.
• Các biến động xã hội: Chiến tranh, sự kiện chính trị.
- Môi trường công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy công nghệ trên thế giới phát triển mạnh, công nghệ mới ra đời vừa là cơ hội nhưng cũng là nguy cơ và
thách thức đối với mỗi DN, tạo ra sản phẩm mới có sực cạnh tranh cao. DN cần có những mục tiêu chiến lược cụ thể để theo kịp với nền công nghệ mới.
- Môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, khai thác tài nguyên thiên nhiên mang lại nguồn lợi lớn cho con người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Vì vậy các DN cần có những biện pháp về bảo vệ môi trường, không lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xảy ra rủi ro cho con người: thời tiết, khí hậu...
Dân cư cũng là một yếu tố quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Yếu tố này được biểu hiệncụ thể là:
• Dân số và mật độ dân cư.
• Sự phân bố dân cư theo vùng, chất lượng của nguồn lao động trong dân
cư.
• Cơ cấu dân cư, đặc điểm về giai cấp xã hội.
• Thu nhập và khả năng thanh toán của dân cư các yếu tố về đặc điểm tiêu
dùng.
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các vấn đề về mức sống, phong cách sống, ước vọng về nghề nghiệp, tính tích cực về tiêu dùng, tỷ lệ tăng dân số, dịch chuyển dân cư, xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí… Tuy không ảnh hưởng mạnh mẽ và trực diện như các nhân tố kinh tế và dân cư, song các nhân tố văn hóa - xã hội cũng đóng vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường.
• Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua phong tục tập quán tín ngưỡng,
truyền thống văn hóa cộng đồng.
• Trình độ văn hóa, ý thức dân cư.
• Chính sách và kết quả đầu tư cho việc phát triển văn hóa xã hội các
phương tiện thông tin.
• Các sự kiện văn hóa xã hội.