Tình hình tiêm phòng vắc xin cho chó tại Bệnh xá Thúy

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mang chó đến khám, phòng và điều trị bệnh tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 33)

Trong quá trình thực tập tại Bệnh xá Thú y, em đã tham gia vào công việc tư vấn cho khách mang chó đến tiêm phòng, thực hiện tiêm phòng cho chó, theo dõi số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin, kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin tại Bệnh xá Thú y Tháng Tổng số chó đến tiêm phòng (con)

Vắc xin Dại Vắc xin 5 bệnh Vắc xin 7 bệnh Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 7/2020 7 1 14,29 2 28,57 4 57,14 8/2020 4 0 0 2 50,00 2 50,00 9/2020 10 1 10,00 1 10,00 8 80,00 10/2020 8 2 25,00 3 37,50 3 37,50 11/2020 12 0 0 5 41,67 7 58,3 12/2020 9 3 33,33 0 0 6 66,67 Tổng số 50 7 14,00 13 26,00 30 60,00

Kết quả bảng 4.3. cho thấy, chó được đưa đến Bệnh xá tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc xin chính đó là vắc xin dại, vắc xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh

Care virut, bệnh viêm ruột do Parvo virut, bệnh viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh như vắc xin 5 bệnh thêm bệnh do xoắn khuẩn Leptospira và bệnh viêm ruột do Coronavirus). Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 50 con. Trong đó, số chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin 7 bệnh là cao nhất (30/50 con), tiếp đến vắc xin 5 bệnh (13/50) và thấp nhất là vắc xin dại (7/50 con).

Theo quy định của luật thú y (2016) “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại một năm một lần” vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật. Phạm Ngọc Quế (2002) [13] cho biết: bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa. Vì vậy, trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.

4.4. Kết quả theo dõi chẩn đoán và điều trị bệnh ở chó được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y

4.4.1. Tình hình chó mắc bệnh được đưa đến khám chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y Thú y

Bảng 4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh cho chó tại Bệnh xá Thú y

Nhóm bệnh Tên bệnh Số chó mắc bệnh (con) Số chó biểu hiện (con) Tỷ lệ

(%) Biểu hiện lâm sàng

Bệnh ngoài da

Ghẻ Demodex

67

15 22,39 Rụng lông, da đóng vảy và tiết dịch

Ghẻ Sarcoptes 18 26,87 Ngứa rụng lông, đóng vảy có mùi hôi

Nấm 19 28,36 Rụng lông và ngứa

Viêm da dị ứng 15 22,39 Nổi mẩn đỏ và ngứa

Tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa

168

72 42,86 Giảm hoặc bỏ ăn, nôn mửa, đi ngoài,

mệt mỏi Nhiễm khuẩn

đường ruột 43 25,60

Chán ăn, bỏ ăn, nôn mửa, sốt, phân lỏng mùi hôi tanh, có màu xanh đậm, nâu hoặc đen

Bệnh do

Parvo virut 53 31,56

Chán ăn, nôn, sốt kéo dài, thân nhiệt giảm, ỉa chảy nặng, phân màu hồng hoặc đỏ tươi

Hô hấp

Viêm xoang mũi 88

31 35,22 Hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, mũi

tiết thanh dịch và chảy máu Viêm khí quản,

phế quản 28 31,81 Mệt mỏi, bỏ ăn, ho ngắn và sâu

Viêm phổi 29 32,95 Khó thở, thở nhanh và nông. Thở thể

bụng, phồng môi để thở

Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh phổ biến nhất đối với loài chó. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con chó mà còn có thể lây lan sang người tiếp xúc với chó khiến họ bị nhiễm bệnh. Bệnh ngoài da ở chó là loại bệnh rất phức tạp và khó điều trị. Bệnh tuy không nguy hiểm hay có tính chất tử vong cao như những loại bệnh khác, nhưng bệnh về da ở chó để lại nhiều di chứng không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng tới ngoại hình, tác động đến đời sống con vật và môi trường sống của con người.

Phương pháp xác định bệnh: Bệnh ngoài da ở chó thường có các triệu chứng lâm sàng. Một vùng da chủ yếu phần cổ, chân, các kẽ móng, mũi, mặt, vùng đầu hoặc tai bị đỏ tấy. Da chó bị sưng hoặc có mủ, trở nên sần sùi, đóng vảy. Lúc bắt đầu sẽ bị rụng lông, bị hói lông ở vùng nhiễm nấm là lúc bệnh phát nặng. Da bắt đầu bị loét sùi và có mùi hôi. Chó trở nên rất ngứa ngáy khó chịu, kêu rên hoặc trở nên hung dữ, bồn chồn.

Dấu hiệu chó mắc bệnh nấm: Nấm ngoài da thường tạo nên các vùng hình tròn, có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể. Thông thường, các vùng bệnh xuất hiện trên đầu, bàn chân, tai và chân trước của chó. Những vùng tròn thường bị viêm, các mảng có vảy và lông xung quanh bị rụng. Chó con dưới 1 tuổi là đối tượng dễ mắc nhất và nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng qua những đối tượng gần gũi, gồm cả động vật và con người.

Dấu hiệu chó mắc Demodex: hiện tượng rụng lông, da nhờn, sừng hóa da. Bệnh có thể có ở chó vài ngày sau khi sinh. Tỷ lệ nhiễm cao dần do tiếp xúc mẹ truyền sang con. Dấu hiệu thường thấy như: da ửng đỏ, có vảy, lỡ loét quanh chân, không có lông xung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể chó.

Nếu ở dạng cục bộ thì vùng tổn thương thường gặp là trên mặt, hai mí mắt, chân trước của chó. Tổn thương cục bộ thường ở trạng thái nhẹ thường không phát triển thành dạng viêm có mủ kế phát.Nếu ở dạng toàn thân thì da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh.

Trong quá trình thực tập tại Bệnh xá Thú y em đã tiến hành theo dõi số lượng chó mắc bệnh ngoài da được đưa đến khám. Từ tháng 7/2020 đến tháng 1/2021 bệnh xá đã tiếp nhận theo dõi và điều trị cho 67 con chó bị mắc các bệnh ngoài da.

Trong đó có 19 con chó bị mắc bệnh nấm chiếm tỷ lệ cao nhất (28,36%), 15 con chó bị mắc bệnh viêm da dị ứng do bọ chét chiếm (22,39%) trong tổng số con mắc bệnh. Nguyên nhân gây ra các bệnh về da ở chó có thể kể đến bao gồm:

Nấm Microsporum canis gây ra bệnh nấm, vảy nến ở chó. Loại nấm

Khi chó bị mắc bệnh nấm da, thường có biểu hiện ngứa ngáy, rụng lông, các phần cổ, kẽ móng, mũi, mặt, vùng đầu hoặc tai bị đỏ tấy, da sưng có mủ, da sần sùi đóng vảy khiến chó kêu rên hoặc hung dữ, bồn chồn.

Bệnh viêm da ở chó là do nhiễm khuẩn, viêm mủ da, bệnh xuất phát từ các chủng vi khuẩn, vi trùng như Staphylococcus, Streptococcus... những vi khuẩn này thường nằm sâu trong da, hút chất dinh dưỡng khiến chó ngứa ngáy khó chịu. Bệnh viêm da ở chó thường có biểu hiện như sau: xuất hiện tổn thương ở các vùng đầu, chân, quanh mắt, mặt và hậu môn, chó có triệu chứng ngứa ngáy, gãi nhiều, cào cấu, cắn và gây tổn thương các vùng này. Chó bị rụng lông, lở loét các vùng viêm da, xuất hiện mụn mủ.

Các bệnh ngoài da ở chó thường xuất phát từ các yếu tố như môi trường sống và chế độ ăn uống. Để phòng tránh bệnh ngoài da ở chó, chủ nuôi chó nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của thú cưng, thường xuyên tắm cho chó bằng các loại dầu tắm chuyên dụng dành cho chó, và định kỳ diệt ve, bọ chét cho chó.

Bên cạnh bệnh ngoài da, thì chó thường mắc các bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời chó sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết.

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, trong tổng số 168 con chó mắc bệnh có 72 ca bệnh rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (42,86%) sau đó là 53 ca bệnh viêm ruột do Parvo virut (31,56%). Đối với bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó rất dễ mắc phải có thể do thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn ôi thiu, giun sán, thay đổi thời tiết khiến chó bị stress làm sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại nhân lên và gây bệnh. Triệu chứng chủ yếu của bệnh rối loạn tiêu hóa là chó giảm ăn, bỏ ăn, nôn mửa, đi ngoài, mệt mỏi.

Qua theo dõi ở các tháng em thấy, các tháng trong năm chó đều có thể nhiễm bệnh đường tiêu hoá, tuy nhiên chó nhiễm bệnh nhiều vào tháng 9 và tháng 10 vì đây là thời điểm thời tiết chuyển giao mùa, nắng mưa thất thường do vậy chó rất dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hoá nói chung. Vì vậy ở thời

điểm này chủ nuôi cần chú trọng hơn đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng chó để phòng tránh chó nhiễm bệnh. Qua tìm hiểu chó đến khám chữa bệnh em thấy, thông thường chó bị bệnh đường tiêu hoá là do thức ăn thừa bị ôi thiu, nhiều mỡ, có vật lạ hoặc cho ăn quá nhiều.

Tiếp theo là bệnh đường hô hấp xảy ra ở chó. Các bệnh đường hô hấp chó hay gặp là bệnh viêm xoang mũi, viêm khí quản, phế quản, viêm phổi…

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đường hô hấp ở chó do: bị nhiễm cùng một lúc một số loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như liên cầu

(Streptococcus), tụ cầu (Staphylycoccus aureus), do kế phát của 1 số bệnh

nhiễm trùng như Care, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng hoặc do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp. Kết quả bảng 4.4 cho thấy, trong số 88 con chó bị mắc bệnh đường hô hấp, thì bệnh viêm xoang mũi chiếm số lượng cao nhất là 31 ca (35,22%), sau đó là bệnh viêm phổi có 29 ca (32,95%).

Qua theo dõi 6 tháng từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021, em thấy tháng có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cao nhất là tháng 9. Vì vậy chủ nuôi chó cần tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh ho cũi chó, phó cúm cho chó trước thời điểm này và hạn chế cho chó tắm (uống) nước lạnh vào mùa Đông để tránh trường hợp chó bị cảm lạnh. Cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý để giảm thiểu tình trạng mắc bệnh ở chó.

Chính vì vậy, để bảo vệ thú cưng và chính bản thân mình, chủ nuôi chó nên tìm hiểu về những bệnh ngoài ra để sớm phát hiện và mang cún đến cơ sở thú y gần nhất, có cách chữa bệnh cho chó.

Phương pháp xác định khỏi bệnh ngoài da: Để điều trị được căn bệnh viêm da ở chó, đầu tiên bạn cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh cho chó. Vạch lông kiểm tra kỹ lông chó xem có phát hiện các loại ký sinh trùng ẩn trong lông chó như ve rận, bọ chét, … để tiêu diệt các loại ký sinh trùng hút máu ra khỏi cơ thể của chó.

Trường hợp kiểm tra không thấy các loại ngoại ký sinh ẩn trong lông chó nhưng da chó vẫn sần sùi. Bạn cần cạo hết vùng lông bị viêm nhiễm. Sau đó, dùng bông thấm thuốc sát trùng (Iod, Cồn 700, Oxy già) để lau sạch mủ. Chú ý chỉ lau từng đám da nhỏ bị viêm nhiễm. Không nên đổ thuốc sát trùng lên khắp vùng da vì có thể làm mủ lan ra rộng hơn. Da chó có thể bị nóng, bỏng, ngộ độc thuốc sát trùng. Gồm kháng sinh (cephalexin) kháng viêm (prednisolon) và kháng nấm (ketoconazo).

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh cho chó tại Bệnh xá Thú y

4.4.2.1. Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y

Sau khi được chẩn đoán bệnh và lấy mẫu xét nghiệm, 67 con chó đã được sử dụng phác đồ điều trị bệnh ngoài da. Kết quả điều trị một số bệnh ngoài ra cho chó tại Bệnh xá Thú y được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó tại bệnh xá Thú y

Tên bệnh Thuốc điều trị Liều lượng/cách dùng

Số con được điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Ghẻ Demodex Bravecto Cho uống: - 112,5 mg/2 - 2,5kg TT - 250 mg/4,5 - 10kg TT - 500 mg/ 10 40kg TT - 1400 mg/ >40kg TT 15 15 100 Ghẻ Sarcoptes Advocate Nhỏ gáy: - 0,4 ml/ <4kg TT - 1 ml/ 4 - 10kg TT - 2,5 ml/ 10 - 25kg TT - 4 ml/ 25 - 40kg TT 18 18 100 Nấm Prednisolon Cephalexin Ketoconazol Cho uống: - 5 mg/10kg TT - 500 mg/10kg TT - 200 mg/10 kg TT 19 19 100 Viêm da dị ứng Amoxicillin Dexamethasone Tiêm bắp: - 1 ml/10kg TT - 1 ml/20kg TT 15 15 100

Bảng 4.5 cho thấy trong 15 con chó mắc bệnh ghẻ Demodex, chúng thường có triệu chứng ban đầu là rụng lông, da đóng vảy và tiết dịch, sau khi điều trị theo phác đồ của bệnh xá uống 1 viên Bravecto theo cân nặng của chó, tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn 100% và mọc lông trở lại sau 1 tháng. Kết quả theo dõi của chúng em phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Hồng Phúc và Nguyễn Văn Lương (2018) [12], dùng thuốc Bravecto điều trị cho chó mắc bệnh Demodex, kết quả 100% chó khỏi sau điều trị.

Trong 18 con chó mắc bệnh ghẻ do Sarcoptes với triệu chứng là ngứa rụng lông, đóng vẩy có mùi hôi, sau khi điều trị theo phác đồ của bệnh xá 1 liều nhỏ gáy tuỳ theo số cân nặng của chó, sau liệu trình 1 ngày cả 18 con được điều trị đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Trong 19 con mắc bệnh nấm với triệu trứng rụng lông, ngứa sau khi điều trị theo phác đồ, sau 9 - 10 ngày tùy theo cân nặng của từng con chó, cả 19 con chó được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Kết quả bảng 4.5 cho thấy phác đồ điều trị bệnh ngoài da ở Bệnh xá Thú y rất tốt, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%.

4.4.2.2. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá ở chó

Khi phát hiện chó có những biểu hiện nghi ngờ, chủ vật nuôi nên đưa chó đến các cơ sở thú y để được làm các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán bệnh. Việc điều trị sớm đối với những con chó bị bệnh về đường tiêu hóa là cần thiết bởi những bệnh tiêu hóa không nguy hiểm có thể chữa trị nếu như phát hiện kịp thời (ngoại trừ đối với nguyên nhân gây nên bệnh do virut).

Phương pháp điều trị bệnh đường tiêu hóa tại Bệnh xá Thú y có sự kết hợp giữa kháng sinh đặc trị viêm đường tiêu hóa cùng thuốc trợ sức trợ lực cho chó được đưa đến khám. Bên cạnh đó liệu pháp truyền dịch tĩnh mạnh (nếu cần thiết) cũng có thể được áp dụng và mang lại kết quả rất tốt.

Trong thời gian thực tập, bệnh xá tiếp nhận và điều trị cho 168 con chó mắc bệnh đường tiêu hoá được đưa đến khám và chữa bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Qua bảng 4.6 cho thấy với 168 chó được điều trị đã có 145 con khỏi đạt tỷ lệ 86,3%. Trong 72 con chó mắc hội chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, sau khi được điều trị theo phác đồ của bệnh xá liệu trình 3 - 5 ngày có 72/72 (100%) con khỏi bệnh. Trong 53 con mắc bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, sau khi được điều trị theo phác đồ của bệnh xá liệu trình 3 - 5 ngày có 40/43 (90,02%) con khỏi bệnh. Trong 66 con mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus, sau khi được điều trị theo phác đồ của bệnh xá liệu trình 5 - 7 ngày có 33/53 (62,26%) con khỏi bệnh.

Qua bảng 4.6 ta thấy, phác đồ điều trị bệnh đường tiêu hóa ở Bệnh xá cũng rất tốt. Chó sau khi được điều trị đã khỏe mạnh lanh lợi trở lại, ăn uống bình thường.

Bảng 4.6.Kết quả điều trị một số bệnh đường tiêu hóa cho chó

tại Bệnh xá Thú y

Chỉ tiêu Tên bệnh

Thuốc điều trị Liều lượng/

cách dùng Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Rối loạn tiêu hóa Glucose5% 30ml/1kg TT, IV 3 - 5 72 72 100 Lactate Ringer 30ml/1kg TT, IV Tylogen Spectylo 0,1ml/kg, IM 0,2ml/kg, IM Atropin 0,15ml/kg, SC B-complex ADE 0,2ml/kg, IM

Mem tiêu hóa Allbedazol Một gói 0,2ml/kg, PO Nhiễm khuẩn đường ruột

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mang chó đến khám, phòng và điều trị bệnh tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 33)