CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu GIÁO án MT 2 CÁNH DIỀU học kì 2 (Trang 27 - 65)

Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết

Tiết 1 - Kiến thức: Nhận biết hình dạng của bánh sinh nhật và những chấm, nét trang trí.- Thực hành: Tạo hình chiếc bánh sinh nhật và sử dụng chấm, nét trang trí trang trí tạo nhịp điệu.

Tiết 2 - Nhắc lại nội dung tiết 1

- Thực hành:Hoàn thành sản phẩm cá nhân, sắp xếp tạo sản phẩm nhóm (hoặc cả nhóm cùng tạo hình chiếc bánh sinh nhật và trang trí chấm, nét…)

Tiết 1

Nội dung Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài (khoảng 3’)

*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.

- Kiểm tra sĩ số HS, kiểm tra đồ dùng, chuẩn bị bài học.

- Khởi động, giới thiệu bài học: Tổ chức HS hoạt động nhóm thông qua trò chơi “Thợ làm bánh giỏi nhất”.

+ Phát mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 và yêu cầu HS vẽ hình, trang trí các loại bánh sinh nhật mà em biết.

+ Qui định luật chơi, thời gian chơi trò chơi.

+ Đánh giá kết quả: Nhóm nào vẽ được nhiều bánh sinh nhật, có hình thức trình bày đẹp sẽ chiến thắng.

+ Trao giải thưởng: Quà tặng hoặc tràng pháo tay,…

-Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi qua đó liên hệ vào nội dung bài dạy.

- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo

- Nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi.

- Báo cáo kết quả sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm mình,

nhóm bạn. Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 9’)

*Mục tiêu: Nhận biết được hình dạng của bánh sinh nhật và những chấm, nét trang trí.

Sử dụng hình ảnh 3 chiếc bánh trong SGK (Tr.60)

- Tổ chức HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi: + Hình dạng của mỗi chiếc bánh?

+ Hình ảnh, chi tiết nào được lặp lại trên mỗi chiếc bánh? + Chiếc bánh nào có chi tiết thể hiện rõ nhất tính nhịp điệu? - Nhận xét nội dung trả lời của HS; phân tích, giới thiệu rõ hơn về hình dạng của từng chiếc bánh và các chi tiết trang trí lặp lại tạo nhịp điệu.

- Trực quan thêm một số hình ảnh bánh sinh nhật khác hoặc chiếc bánh sinh nhật thật để HS thấy được sự đa dạng của bánh sinh nhật.

- Gợi nhắc HS:

+ Bánh sinh nhật có nhiều hình dạng khác nhau

+ Cùng với màu sắc tươi vui, hình trang trí có nhịp điệu sẽ tạo nên chiếc bánh sinh nhật hấp dẫn.

- Quan sát

- Trao đổi, thảo luận nhóm 2 - 4, trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ xung câu trả lời của bạn/nhóm bạn - Lắng nghe và ghi nhớ

Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo (khoảng 15’)

*Mục tiêu: Tạo hình được chiếc bánh sinh nhật và sử dụng chấm, nét trang trí trang trí tạo

nhịp điệu.

a.Hướng dẫn HS cách tạo hình và trang trí bánh sinh nhật

- Giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình minh họa cách tạo hình và trang trí bánh sinh nhật ở SGK (tr.61); thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Vật liệu chính để tạo nên sản phẩm? + Hình khối của mỗi chiếc bánh?

- Quan sát

- Thảo luận nhóm 4- 6 HS - Trả lời câu hỏi

+ Cách trang trí chấm, nét ở trên mỗi chiếc bánh?

+ Để tạo nên chiếc bánh sinh nhật em sẽ thực hiện những phần nào trước, thực hiện phần nào sau?

- Nhận xét, đánh giá câu trả lời, bổ xung của HS.

- Thực hành trực tiếp hoặc trình chiếu các bước tạo sản phẩm chiếc bánh sinh nhật (thực hiện cho cả 2 cách) kết hợp thuyết trình. Thao tác chậm những chi tiết khó và phức tạp để HS hiểu rõ hơn.

Các bước thực hành sản phẩm chiếc bánh sinh nhật + Bước 1. Chọn đất nặn có màu tươi sáng

+ Bước 2. Tạo hình chiếc bánh (khối hình trụ, vuông, tam giác,...). và các hình hoặc chi tiết dùng để trang trí như hình tròn, chấm, nét,... Có thể tạo hình chiếc bánh nhiều tầng, mỗi tầng 1 màu.

+ Bước 3. Trang trí chấm nét lặp lại có nhịp điệu. Trang trí trên mặt bánh hoặc xung quanh thân chiếc bánh. Có thể trang trí thêm hình, chi tiết khác theo ý thích.

-Nhắc HS

+ Chọn màu đất tươi sáng để tạo hình chiếc bánh sinh nhật.

+ Có thể tạo chiếc bánh sinh nhật có hình khối trụ hoặc khối hộp

chữ nhât, khối tam giác theo ý thích.

+ Sử dụng chấm, nét trang trí lặp lại có nhịp điệu làm đẹp cho chiếc bánh sinh nhật.

+ Có thể trang trí chấm, nét trên mặt chiếc bánh hoặc trang trí ở xung quanh thân chiếc bánh.

- Quan sát GV thực hiện các bước.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

b. Tổ chức HS thực hành và tập trao đổi, chia sẻ

- Bố trí HS theo nhóm 4 – 6 HS

- Giao bài tập: Em sử dụng đất nặn và sáng tạo chiếc bánh sinh nhật có trang trí chấm, nét lặp lại tạo nhịp điệu theo ý thích.

- Ngồi theo vị trí nhóm. -Thực hành sản phẩm cá nhân.

- Gợi mở HS:

+ Chọn màu sắc đất nặn và hình dáng cho chiếc bánh. + Tạo thân chiếc bánh trước, tạo chi tiết trang trí sau.

+ Trang trí các chi tiết chấm, nét lặp lại có nhịp điệu. Trang trí trên mặt trên của bánh hoặc xung quanh thân bánh.

- Nhắc HS:

+ Thời lượng dành cho nhiệm vụ thực hành tạo sản phẩm.

+ Tham khảo hình minh họa sản phẩm bánh sinh nhật (tr.61, SGK)

+ Trong quá trình thực hành quan sát các bạn trong nhóm, phát hiện điều có thể học tập từ bạn, có thể chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, tham khảo cách thực hành của bạn,…

- Quan sát HS thực hành và trao đổi, gợi mở hoặc thi phạm trực tiếp trên sản phẩm HS khi cần thiết.

- Quan sát, nêu ý kiến, trao đổi, nhận xét về sản phẩm đang thực hành của mình, bạn hoặc nhờ GV giải đáp, trợ giúp.

Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’) *Mục tiêu: HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận của mình về sản phẩm bánh sinh nhật có

trang trí chấm nét tạo nhịp điệu.

- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận: + Hình dáng chiếc bánh sinh nhật của em? + Chiếc bánh có màu sắc, chi tiết nào nổi bật?

+ Em trang trí chấm nét lặp lại ở phần nào của chiếc bánh? + Em đã tạo nên chiếc bánh sinh nhật của mình bằng cách nào? + Em có muốn mình là người thợ làm bánh giỏi không?

+ Em sẽ làm bánh sinh nhật để tặng ai?

- Tóm tắt nội dung các ý kiến chia sẻ, nhận xét, đánh giá của HS.

- Trưng bày sản phẩm - Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn. - Lắng nghe

- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, thảo luận; nhắc HS bảo quản sản phẩm đã tạo được để tiết sau thực hành tạo sản phẩm của nhóm.

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng, hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 (khoảng 3’)

*Mục tiêu: Giúp HS mở rộng ý tưởng vận dụng sáng tạo thêm một số sản phẩm bánh sinh

nhật khác.

- Tóm tắt nội dung chính của tiết học. Nhận xét giờ học

- Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng vận dụng sản phẩm bánh sinh nhật vào trong cuộc sống.

- Nhắc HS bảo quản đất nặn, đồ dùng, sản phẩm đã tạo được để tiết học sau (tiết 2) sẽ thực hành tiếp.

- Nhắc HS dọn vệ sinh sạch sẽ nơi mình và nhóm thực hành.

- Lắng nghe

- Chia sẻ ý tưởng thực hành ghép, dán trang trí sản phẩm phương tiện giao thông của nhóm. - Vệ sinh nơi mình thực hành.

Tiết 2

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Khởi động, giới thiệu bài (khoảng 3’)

*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại nội dung đã học ở tiết 1 và biết được nội dung sẽ học ở tiết 2. - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng HS.

- Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học. - Tóm tắt chia sẻ của HS

- Giới thiệu nội dung tiết 2:

+ Hoàn thành nốt sản phẩm cá nhân (nếu chưa xong)

+ Sắp xếp sản phẩm cá nhân, trang trí thêm một số chi tiết tạo sản phẩm nhóm.

- Lớp trưởng/Tổ trưởng báo cáo.

- Nhắc lại nôi dung đã học ở tiết 1

- Lắng nghe và ghi nhớ

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

*Mục tiêu:HS hiểu trình bày được các bước tạo sản phẩm nhóm theo ý thích. - Nhắc HS để sản phẩm cá nhân lên bàn nơi HS ngồi.

- Tổ chức HS quan sát trực tiếp hoặc trình chiếu một số hình ảnh sản phẩm nhóm về bánh sinh nhật. Một số hình ảnh sản phẩm nhóm cho HS quan sát, thảo luận:

+ Sản phẩm 3D, chủ đề Cửa hàng bánh sinh nhật (Một số bánh sinh nhật làm từ đất nặn bày đặt trên bàn, phía sau là bức tranh nền vẽ hoa, nến,..phía trên viết chữ Cửa hàng bánh sinh nhật Thu Hương.

+ Sản phẩm 3D, chủ đề Chúc mừng sinh nhật (Bánh sinh nhật làm từ đất nặn bày đặt cao, thấp ở trung tâm bàn, xung quanh có nến và hoa, một số gói quà tặng. Nến các màu làm từ đất nặn, vẽ hình bó hoa, hình hộp quà tặng, phía trên có băng giấy viết chữ Chúc mừng sinh nhật vui vẻ. …

- Giao nhiệm vụ HS quan sát, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Em chỉ ra những hình ảnh, chi tiết có trên sản phẩm? + Hình ảnh nào là trung tâm nhất của sản phẩm? + Nhìn vào sản phẩm em liên hệ đến hoạt động nào? - Nhận xét, đánh giá, bổ xung câu trả lời của HS.

- Thao tác trực tiếp hoặc trình chiếu cách sắp xếp, trang trí tạo sản phẩm nhóm (trực quan/thị phạm kết hợp đàm thoại, gợi mở kích thích HS chú ý quan sát)

- Các bước tạo sản phẩm nhóm:

B1. Chọn nội dung chủ đề cho sản phẩm

B2. Tạo hình ảnh chính (bánh sinh nhật đã tạo được ở tiết 1), hình ảnh phụ, chi tiết khác,… (hình nến, hoa, bóng bay viết chữ,…) B3. Sắp xếp, trang trí hình ảnh chính (ở trung tâm), hình ảnh phụ và một số chi tiết cần thiết (ở xung quanh)

- Quan sát

- Thảo luận nhóm 6-8 HS - Trả lời câu hỏi

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. - HS quan sát, tương tác với GV.

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

- Nhắc HS:

+ Lưu ý chọn màu sắc trang trí, kích thước lớn nhỏ giữa hình ảnh

chính với hình ảnh phụ và các chi tiết khác nhằm làm nổi bật chủ đề của sản phẩm nhóm.

+ Xếp dán, liên kết các hình ảnh chắc chắn để có thể di chuyển được sản phẩm nhóm.

Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm (khoảng 15’)

*Mục tiêu: Hoàn thành, sắp xếp các sản phẩm cá nhân tạo được sản phẩm bánh sinh nhật

của nhóm.

- Giao nhiệm vụ cho HS: Từ các sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm theo ý thích.

- Nhắc HS:

+ Nhóm thảo luận tìm chủ đề, tạo thêm hình ảnh, chi tiết, cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ, chi tiết tạo sản phẩm.

+ Phân công thành viên trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ. + Thời lượng dành cho thực hành tạo sản phẩm nhóm.

- Quan sát các nhóm HS thực hành, trao đổi; kết hợp sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở và hướng dẫn, hỗ trợ HS.

- Trao đổi, thảo luận và thực hành tạo sản phẩm nhóm.

- Nêu ý kiến khi cần GV hỗ trợ.

Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận (khoảng 6’) *Mục tiêu: HS trưng bày, chia sẻ được cảm nhận của mình về cách sắp xếp các sản phẩm

bánh sinh nhật, trang trí tạo sản phẩm nhóm.

- Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày sản phẩm. - Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận: + Chủ đề của sản phẩm?

+ Hình ảnh chính, phụ?

+ Hình ảnh, chi tiết nào nổi bật?

- Trưng bày sản phẩm - Đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận.

- Nhận xét, đánh giá phần chia sẻ cảm nhận và sản phẩm của nhóm mình,

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

+ Cách tạo nên sản phẩm của nhóm? + Nêu ý nghĩa của sản phẩm?

- Theo dõi HS chia sẻ cảm nhận.

- Tóm tắt nội dung giới thiệu của HS, nhận xét góp ý, đánh giá kết quả thực hành sản phẩm của các nhóm.

- Giáo dục HS ý thức, trách nhiệm, quan tâm, chăm sóc người thân, thầy cô, bạn,… Sử dụng sản phẩm bánh sinh nhật tặng người thân, bạn, thầy cô giáo.

nhóm bạn.

Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng, hướng dẫn chuẩn bị bài 14 (khoảng 4’) *Mục tiêu: Gợi mở HS chia sẻ sáng tạo sản phẩm bánh sinh nhật bằng cách khác như: vẽ, cắt

xé dán trang trí.

- Tóm tắt nội dung chính của tiết học, bài học - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.

- Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mục Vận dụng (tr.62) và gợi mở HS sáng tạo thêm sản phẩm bánh sinh nhật bằng hình thức khác như vẽ trang trí hoặc cắt xé dán trang trí....

- Gợi mở HS vận dụng sản phẩm nhóm như trang trí góc học tập. Làm bánh sinh nhật tặngj người thân, thầy cô, bạn,…

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 14, trang 64, 65, 66, 67 SGK. - Nhắc HS vệ sinh sạch sẽ xung quanh trước khi rời chỗ.

- Lắng nghe

- Quan sát mục Vận dụng và chia sẻ theo cảm nhận

CHỦ ĐỀ 7. CUỘC SỐNG VUI NHỘN

Bài 14. CON VẬT NUÔI QUEN THUỘC (2 tiết)

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau: - Nêu được tên, đặc điểm nổi bật của một số con vật nuôi quen thuộc

- Nhận biết được có nhiều hình thức thể hiện sản phẩm con vật nuôi

- Vận dụng lặp lại của hình hoặc khối để tạo được sản phẩm con vật nuôi theo ý thích.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung, năng lực đặc thù khác thông qua các biểu hiện cụ thể như:

- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chuẩn bị

được vật liệu, trao đổi, chia sẻ trong học tập.

- Năng lực tính toán: Vận dụng đơn vị đo dài ngắn, cao thấp,.. để tạo sản phẩm.

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: Chăm chỉ: Chuẩn bị một số vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo.

Trách nhiệm:Giữ vệ sinh cá nhân và lớp học, bảo quản sản phẩm của mình, của bạn. Nhân ái:Yêu thương, chăm sóc, bảo về con vật.

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

2.1. Học sinh: SGK, vở bài tập, giấy màu, giấy bìa, vỏ hộp giấy, bút chì, sợi dây chỉ, kéo,

băng dính hoặc hồ dán,…

2.2. Giáo viên: SGK, vỏ hộp giấy, giấy màu, giấy bìa, bút chì, kéo, băng dính hoặc hồ

dán,…; hình ảnh trực quan liên quan đến nội dung bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU

3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, vấn đáp, luyện tập,…

3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, tia chớp, khăn trải bàn…

3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Phân bố nội dung chính ở mỗi tiết

Tiết 1 - Kiến thức: Nhận biết hình dạng của một số con vật nuôi quen thuộc, liên hệvới các hình khối lặp lại. - Thực hành: Sử dụng vật liệu sẵn có để tạo hình con vật nuôi yêu thích.

Một phần của tài liệu GIÁO án MT 2 CÁNH DIỀU học kì 2 (Trang 27 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w