Phân bố nội dung chính của mỗi tiết học
Tiết 1 - Tìm hiểu đặc điểm một số con vật được tạo từ thế dáng bàn tay.
- Thực hành: Tạo hình con vật theo ý thích từ thế dáng bàn tay; có thể trang trí chấm, nét, màu sắc.
Tiết 2 - Nhắc lại nội dung tiết 1
- Thực hành: Tạo sản phẩm có hình các con vật tạo từ thế dáng bàn tay và trang trí chấm, nét theo ý thích.
Tiết 1
Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu
của HS
Thiết bị, ĐDDH Hoạt động 1. Ổn định lớp, giới thiệu bài học (khoảng 3 phút)
- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập của HS.
- Tổ chức HS nghe nhạc và hát phụ hoa theo cảm nhận: Bài hát “Múa cho mẹ xem” (nhạc và lời của Xuân Giao) - Liên hệ nội dung lời bài hát với công việc hằng ngày cần dùng đến đôi tay và giới thiệu bài học.
- Nghe nhạc, hát, phụ họa theo lời bài hát. - Suy nghĩ, trả lời, câu hỏi của GV - Lắng nghe. -Máy chiếu - Bài hát “Múa cho mẹ xem”
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 8’) - Giới thiệu video nghệ thuật tạo bóng từ đôi bàn tay, yêu cầu HS: Quan sát; Nêu tên một số hình ảnh được tạo từ bóng bàn tay.
- Hướng dẫn HS thực hiện một số thế dáng bàn tay, kết
- Quan sát
- Suy nghĩ, nêu hình ảnh được tạo từ bóng
Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu
của HS Thiết bị,ĐDDH
hợp minh họa, gợi mở Hs tưởng tượng hình ảnh phù hợp với mỗi thế dáng, như: bàn tay nằm ngang, thẳng đứng, nghiêng, chụm, xòe, xoay chuyển… và chuyển động bàn
tay, các ngón tay.
- Gợi nhắc HS: Từ hình ảnh đôi bàn tay, chúng ta có
thể tưởng tượng được rất nhiều hình ảnh thú vị như con vật, bông hoa, cây…
- Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trong SGK/tr 28, 29, yêu cầu thảo luận:
+ Kể tên con vật (rùa, vịt, chó, thỏ)
+ Nêu thế dáng bàn tay tương ứng với mỗi con vật. + Nêu cách tạo hình con vật (rùa, vịt, chó, thỏ) từ các thế dáng bàn tay.
KL: Có thể tạo hình ảnh yêu thích theo tưởng tượng từ
các thế dáng khác nhau của bàn tay.
- Tạo thế dáng khác nhau của bàn tay. - Nêu hình ảnh theo tưởng tượng từ bàn tay - Lắng nghe
- Thảo luận: Cặp nhóm
- Video
- SGK/máy chiếu
Hoạt động 3. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tạp trao đổi, chia sẻ (khoảng 17’)
a. Hướng dẫn HS cách tạo hình con vật từ thế dáng bàn tay
- Hướng dẫn Hs quan sát hình minh họa trong SGK/Tr29; 30 và giao nhiệm vụ: Thảo luận, nêu tên con vật và cách tạo hình.
- Giới thiệu đại diện nhóm HS trả lời, nhận xét, bổ sung - Nhận xét trả lời của HS; hướng dẫn, thị phạm minh họa các bước thực hành tạo hình mỗi con vật (con ốc sên, con cá, con hươu cao cổ) dựa trên hình minh họa trong SGK; kết hợp phân tích và nêu câu hỏi tương tác với HS.
- Gợi mở HS: Sau khi tạo được hình ảnh yêu thích, có thể cắt dán vào giấy có màu hoặc giấy trắng; có thể trang trí thêm chấm, nét, màu theo ý thích cho hình con vật.
- Giới thiệu một số hình ảnh sưu tầm (cây, mặt trời…); gợi mở HS chia sẻ ý tưởng ban đầu về thực hành.
- Quan sát
- Thảo luận: Cặp nhóm - Nêu tên con vật, cách tạo hình.
- Một số Hs tương tác với Gv
- Chia sẻ ý tưởng tạo hình từ hình bàn tay. - Hình ảnh SGK trang 29, 30 - Một số hình ảnh sưu tầm
b. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ
- Giới thiệu thời lượng của bài học và nhiệm vụ thực hành ở tiết 1. Bố trí HS ngồi theo nhóm
- Yêu cầu HS: Thực hành cá nhân kết hợp trao đổi, thảo luận trong nhóm
- Giao bài tập cho HS: Em hãy vận dụng thế dáng của
bàn tay để tạo hình con vật theo ý thích và sử dụng chấm, nét, màu sắc để trang trí.
- Gợi nhắc HS:
+ Tham khảo các bước thực hành trong SGK
- HS ngồi theo nhóm: 6 HS
- Lắng nghe nhiệm vụ, có thể nêu ý kiến
- HS thực hành cá nhân, tập trao đổi, chia sẻ trong nhóm
- Vở thực hành - Đồ dùng học tập
Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu
của HS Thiết bị,ĐDDH
+ Lựa chọn vị trí đặt bàn tay phù hợp với khổ giấy: Hướng dẫn HS làm thử và gợi mở HS chia sẻ sự phù hợp
của thế dáng bàn tay với khổ giấy/trang vở.
+ Trao đổi trong thực hành, Ví dụ: Tên hình ảnh tạo
được của bạn là gì? Hình ảnh bạn tạo được có những màu gì?Bạn thích hình ảnh tạo được của bạn nào…
- Quan sát HS thực hành, sử dụng tình huống có vấn đề, kích thích HS chia sẻ, trao đổi và có thể hỗ trợ HS một số thao tác thực hành.
- Gợi mở HS có thể bổ sung thêm chi tiết theo ý thích như: vẽ thêm mặt trời, mây, sóng nước, cây, nhà…, để sản phẩm thêm sinh động.
- HS thực hiện làm thử theo hướng dẫn của GV
- Chia sẻ theo cảm nhận sự phù hợp của thế dáng bàn trên khổ giấy/trang vở.
- Lắng nghe nội dung trao đổi
- Có thể chia sẻ mong muốn bổ sung thêm chi tiết.
Sản phẩm đang thực hành của cá nhân
Hoạt động 4. Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận (khoảng 5’) - Nhắc HS thu dọn đồ dùng, công cụ…
- Hướng dẫn HS trưng bày, gợi mở HS chia sẻ cảm nhận.
- Nhận xét kết quả học tập, khích lệ, động viên HS.
Trưng bày, trao đổi, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận.
Sản phẩm cá nhân
Hoạt động 5. Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2 (2’) - Nhắc lại nội dung chính của tiết học.
- Nhận xét kết quả học tập của HS (cá nhân/nhóm). - Kích thích HS chia sẻ sản phẩm có thể dùng làm gì (bức tranh, đồ chơi…) hoặc tạo thêm sản phẩm khác? - Gợi mở nội dung tiết 2 và hướng dẫn HS chuẩn bị
- Lắng ghe
- Có thể nêu ý kiến, bổ sung
Tiết 2
Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ
yếu của HS Thiết bị,ĐDDH Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu tiết học (2 phút)
- Gợi mở HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1 - Giới thiệu nội dung tiết học.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Tổ chức HS ngồi theo nhóm
- Nhắc nội dung tiết 1 của bài học - Ngồi theo nhóm: 5-6 HS
Hoạt động 2: Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 5’)
- Giới thiệu một số sản phẩm sáng tạo từ thế dáng của bàn tay, yêu cầu thảo luận:
+ Nêu tên chủ đề ở mỗi sản phẩm theo cảm nhận + Kể tên hình ảnh có ở mỗi sản phẩm
+ Gợi mở HS liên hệ sản phẩm cá nhân ở tiết 1 và hình ảnh minh họa trong SGK với mỗi chủ đề.
- Gợi nhắc HS:
+ Có thể tạo sản phẩm về chủ đề: con vật, thiện nhiên,
- Quan sát. - Thảo luận nhóm: 5-6 HS. - Sản phẩm một số chủ đề: Con vật, đại dương, thiện nhiên, gia đình…
- Sản phẩm tiết học trước
Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ
yếu của HS Thiết bị,ĐDDH
gia đình... từ hình của thế dáng bàn tay.
+ Có thể tạo nhiều hình ảnh giống nhau hoặc khác nhau trên sản phẩm bằng cách vẽ hoặc vẽ kết hợp cắt/xé, dán.
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm và tập trao đổi, chia sẻ
(khoảng 20’)
a. Hướng dẫn HS cách tạo sản phẩm nhóm
- Giới thiệu một số cách thực hành, kết hợp hướng dẫn một số thao tác chính:
Cách 1: Sử dụng sản phẩm cá nhân ở tiết 1
(1) Mỗi cá nhân dùng sản phẩm đã tạo được và cắt, dán trên khổ giấy A3
(2) Các thành viên thảo luận, thống nhất vẽ thêm chấm, nét hoặc hình ảnh cho bức tranh của nhóm
Cách 2: Sử dụng hình thức vẽ trực tiếp trên khổ giấy
A3
(1) Mỗi cá nhân tạo thế dáng bàn tay và vẽ, tưởng tượng (2) hình ảnh theo chủ đề; có thể vẽ thêm chấm, nét, màu sắc theo ý thích.
(3) Các thành viên thảo luận, vẽ thêm chi tiết và cùng vẽ màu cho bức tranh của nhóm.
Cách 3: Sử dụng hình thức vẽ, kết hợp cắt/xé, dán
(1) Mỗi cá nhân tạo thế dáng bàn tay và vẽ, tưởng tượng hình ảnh theo chủ đề trên khổ giấy cá nhân.
(2) Vẽ nét, chấm, màu sắc theo ý thích ở sản phẩm cá nhân.
(3) Cắt hoặc xé hình ảnh vừa tạo được và dán trên khổ giấy A3 của nhóm.
Lưu ý HS: Có thể thay đổi thứ tự bước (2) và bước (3).
(4) Các thành viên thảo luận, có thể vẽ hoặc cắt, dán thêm chi tiết/hình ảnh khác và cùng vẽ màu cho bức tranh
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh và chia sẻ ý tưởng ban đầu về thực hành.
- Quan sát Gv hướng dẫn, thị phạm
- Có thể nêu ý kiến
- Thảo luận, chia sẻ ý tưởng thực hành
- Hình minh họa - Giấy, màu, bút chì…
- Hồ dán, kéo…
b. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm và tập trao đổi, chia sẻ
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS:
+ Thảo luận: Lựa chọn chủ đề, chọn cách thực hành + Thực hành: Tạo sản phẩm nhóm theo chủ đề và cách thực hành đã chọn.
+ Trao đổi, chia sẻ trong thực hành: Tên chủ đề/tên sản phẩm của nhóm? Kể tên một số màu sắc ở sản phẩm?... - Quan sát các nhóm HS thực hành, thảo luận và gợi mở;
có thể hỗ trợ, hướng dẫn tại mỗi nhóm
- Thực hành, thảo luận nhóm: 6 HS - Tập trao đổi trong thực hành theo gợi mở của GV
- Giấy A3, giấy mầu, màu vẽ - Sản phẩm tiêt 1, kéo, hồ dán…
Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ
yếu của HS Thiết bị,ĐDDH Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ, cảm nhận (khoảng 5’)
- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm, quan sát; chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm.
- Gợi mở nội dung các nhóm trao đổi; khích lệ HS giới thiệu cách tạo sản phẩm nhóm và nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm bạn.
- Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận.
- Trưng bày, quan sát, chia sẻ cảm nhận.
Sản phẩm nhóm
Hoạt động 5: Củng cố, tổng kết bài học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn chuẩn bị bài 7 (3’) - Tóm tắt nội dung chính của bài học.
- Nhận xét kết quả học tập; Tuyên dương, khích lệ HS (cá nhân/nhóm) trong các hoạt động học tập.
- Nhắc HS vệ sinh lớp học, cách lưu giữ sản phẩm
- Gợi mở HS vận dụng, mở rộng: Có thể sử dụng sản
phẩm để trang trí lớp học hoặc ở nhà, góc học tập… và có thể tạo thêm sản phẩm khác từ hình bàn tay.
- Lắng nghe
- Chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống
- Có thể chia sẻ mong muốn tạo thêm sản phẩm.
Hình ảnh mục Vận dụng, sgk
Bài 7: TRANG TRÍ BẰNG CHẤM VÀ NÉT (2 tiết) I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau: - Nhận biết và nếu được một số hình thức trang trí bằng chấm, nét.
- Tạo được hình sản phẩm và sử dụng chấm, nét để trang trí theo ý thích; bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ chơi, đồ dùng...
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, âm nhạc... thông qua một số biểu hiện: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học
tập; tự lựa chọn vật liệu, công cụ, họa phẩm…để tạo hình và trang trí, hát bài hát liên quan đến bài học...
1.3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS,...thông qua một số biểu hiện và hoạt động cụ thể sau:
Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập; biết nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế; tôn trọng sự lựa chọn cách trang trí và tạo hình sản phẩm của bạn; biết bảo quản sản phẩm của mình...