PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DH CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu GIÁO án mĩ THUẬT 1 CÁNH DIỀU học kì 1 (Trang 36 - 39)

3.1. Phương pháp: Quan sát, trực quan, liên hệ thực tế, gợi mở, thực hành, thảo luận...

3.2. Kĩ thuật: Động não, bể cá...

3.3. Hình thức: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Phân bố nội dung chính của mỗi tiết học

Tiết 1 - Nhận biết một số vật liệu có thể sử dụng để tạo hình và trang trí bằng chấm, nét, màu sắc

- Thực hành: Tạo sản phẩm từ vật liệu sẵn có và trang trí chấm, nét, màu sắc theo ý thích

Tiết 2 - Nhắc lại nội dung tiết 1

- Thực hành: Sử dụng sản phẩm tiết 1 và hoàn thành sản phẩm nhóm

Tiết 1

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1. Ổn định lớp, giới thiệu bài (khoảng 4’) - Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS

- Tổ chức các nhóm HS thực hiện hoạt động: “Vẽ theo nhạc” + Nội dung: Nghe nhạc và vẽ chấm, nét theo ý thích.

+ Kết quả: Bức tranh của mỗi nhóm gồm các chấm, nét + Sử dụng kết quả: Liên nội dung bài học.

- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo

- Thực hiện “Vẽ theo nhạc”

- Lắng nghe

Hoạt động 1: Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 6 phút)

a. Sử dụng hình ảnh giới thiệu trong SGK, Tr.34 và sản phẩm sưu tầm

- Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh một số đồ vật ở trang 34, SGK và giao nhiệm vụ: Thảo luận; Kể tên mỗi đồ vật, tên kiểu nét và màu sắc của chấm, nét trang trí trên đồ vật.

- Giới thiệu nhóm HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Tóm tắt ý kiến của HS, giới thiệu rõ hơn về mỗi đồ vật: Con cá, ví, quả bóng, mặt nạ.

- Quan sát hình: con cá, chiếc ví, quả bóng, mặt nạ (tr.34, sgk).

- Thảo luận: nhóm 5-6 HS - Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

- Giới thiệu một số sản phẩm sưu tầm có trang trí chấm, nét - Gợi mở HS tìm đồ vật ở xung quanh có trang trí chấm, nét. - Gợi nhắc HS: Có thể trang trí, làm đẹp cho những đồ vật yêu

thích bằng chấm, nét theo những cách khác nhau.

- Giới thiệu đồ vật có trang trí chấm, nét

b. Sử dụng hình ảnh vật liệu trong SGK, Tr.33 và vật liệu sưu tầm

- Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: + Giới thiệu tên các vật liệu trong hình ảnh

+ Giới thiệu tên các vật liệu sưu tâm của cô, của em/nhóm em - Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng lựa chọn vật liệu để thực hành - Kích thích HS tìm hiểu tạo sản phẩm và trang trí chấm, nét

- Quan sát

- Kể tên các vật liệu - Chia sẻ lựa chọn để thực hành

Hoạt động 3. Tổ chức Hs thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 18’)

a. Hướng dẫn HS cách thực hành

- Hướng dẫn Hs quan sát hình minh họa cách tạo hình và trang trí trong SGK, tr.34, 35 và giao nhiệm vụ:

+ Thảo luận

+ Nêu tên vật liệu tạo sản phẩm

+ Nêu cách tạo hình mỗi sản phẩm và kiểu nét, màu sắc của chấm, nét trang trí trên mỗi sản phẩm.

- Nhận xét câu trả lời, nhận xét của HS; hướng dẫn, thị phạm minh họa cách tạo: con cá, chiếc ô và trang trí chấm, nét, màu sắc dựa vào hình minh họa trong SGK; kết hợp nêu câu hỏi tương tác với HS.

Lưu ý HS: Có thể dùng giấy hoặc bìa giấy để thay cho đĩa giấy và sử dụng để tạo các hình sản phẩm theo ý thích và trang trí.

- Gợi nhắc Hs quan sát các hình trong SGK, tr36, 37; gợi mở HS nêu tên các vật liệu sử dụng để trang trí, tạo sản phẩm.

- Giới thiệu một số sản phẩm sưu tầm, gợi mở HS nhận ra hình dạng và chấm, nét trang trí khác nhau ở các sản phẩm.

=> Tóm tắt: Có thể trang trí bằng chấm, nét, màu sắc khác nhau hoặc giống nhau trên sản phẩm.

- Quan sát hình trong SGK, tr.34, 35

- Thảo luận: 2-3 HS

- Trả lời câu hỏi, nhận xét/bổ sung câu trả lời của bạn. - Một số HS tham gia thị phạm cùng GV. - Lắng nghe - Nêu sự khác nhau về hình dạng và trang trí chấm, nét khác nhau ở các sản phẩm sưu tầm

b. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ

- Giới thiệu thời lượng dành cho bài học và nêu yêu cầu thực hành ở tiết 1

- Bố trí HS ngồi theo nhóm yêu cầu Hs thực hành cá nhân và quan sát bạn, trao đổi cùng bạn trong nhóm.

- Gợi mở HS:

+ Có thể chọn vật liệu sẵn có để tạo hình, trang trí chấm, nét, màu sắc theo ý thích để tạo sản phẩm

+ Có thể sử dụng giấy/bìa giấy để cắt tạo hình ảnh yêu thích và trang trí chấm, nét, màu sắc giống nhau hoặc khác nhau.

+ Quan sát các bạn trong nhóm, có thể học tập bạn về cách tạo

- Lắng nghe

- Ngồi theo vị trí nhóm - Thực hành tạo sản phẩm cá nhân

- Quan sát, trao đổi, chia sẻ cùng bạn trong nhóm.

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

hình sản phẩm, cách trang trí và chia sẻ với bạn ý tưởng sáng tạo với bạn về ý tưởng, cách tạo sản phẩm của mình...

- Quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ, kết hợp trao đổi, gợi mở, liên hệ thực tế... giúp HS thực hành, thảo luận tốt hơn.

- Trao đổi, chia sẻ với GV

Hoạt động 3: Tổ chức HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm (khoảng 5 phút) - Nhắc HS thu dọn đồ dùng, công cụ học tập

- Hướng dẫn HS trưng bày tại vị trí các nhóm và di chuyển quan sát sản phẩm ở các nhóm.

- Gợi mở HS giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận:

+ Tên sản phẩm, cách tạo nên sản phẩm, các nét, chấm trang trí giống nhau hay khác nhau?...

+ Em thích sản phẩm của bạn nào, vì sao?

+ Em muốn vẽ thêm chấm, nét hoặc hình gì cho sản phẩm?... - Tóm tắt nhận xét, chia sẻ của HS.

- Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận, ý thức giữ vệ sinh…

- Thu dọn đồ dùng, công cụ

- Trưng bày, quan sát, trao đổi

- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2 (kh.2’) - Nhắc lại nội dung chính của tiết học.

- Nhận xét kết quả học tập của HS (cá nhân/nhóm).

- Nhắc HS lưu giữ sản phẩm để có thể dùng tiếp ở tiết 2. Kích thích HS chia sẻ có thể tạo thêm sản phẩm khác?

- Gợi mở nội dung tiết 2 và hướng dẫn HS chuẩn bị

- Lắng ghe

- Có thể nêu ý kiến, bổ sung

Tiết 2

Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu

của HS Hoạt động 1. Ổn định lớp, giới thiệu nội dung tiết học (2 phút)

- Gợi mở HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1 - Giới thiệu nội dung tiết học.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- Nhắc nội dung tiết 1 - Ngồi theo nhóm: 5-6 HS

Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 5’)

- Giới thiệu một số sản phẩm sáng tạo từ vật liệu sẵn có và trang trí chấm, nét, màu sắc. Yêu cầu HS thảo luận:

+ Tên chủ đề ở mỗi sản phẩm

+ Giới thiệu hình ảnh, chi tiết trên mỗi sản phẩm. + Chỉ ra các chấm, nét trang trí ở sản phẩm

+ Gợi mở HS liên hệ sản phẩm cá nhân ở tiết 1 và hình ảnh minh họa trong SGK với mỗi chủ đề.

- Gợi nhắc HS: Có thể tạo sản phẩm có hình khuôn mặt, hình con vật,

hình cây, mặt trời, mặt nạ… bằng vật liệu sẵn có và trang trí chấm,

- Quan sát.

- Thảo luận nhóm: 5- 6 HS.

Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu của HS

nét, màu sắc theo ý thích.

Hoạt động 3. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm và tập trao đổi, chia sẻ

(khoảng 18’)

a. Hướng dẫn HS cách tạo sản phẩm nhóm

- Căn cứ trên sản phẩm (2D, 3D) của cá nhân HS đã tạo được ở tiết 1 để tạo nhóm học tập

- Giới thiệu một số cách thực hành, kết hợp sử dung một số sản phẩm tiết 1 của HS để minh họa, gợi mở:

Cách 1: Sử dụng sản phẩm dạng 2D của cá nhân ở tiết 1

+ Thảo luận, thống nhất cách sắp xếp các sản phẩm trên khổ giấy (A3 hoặc rộng hơn).

+Thảo luận, thống nhất vẽ/cắt dán thêm hình ảnh; trang trí thêm chấm, nét cho sản phẩm của nhóm.

+ Đặt tên cho sản phẩm

Cách 2: Sử dụng sản phẩm dạng 3D của cá nhân ở tiết 1

+ Thảo luận, thống nhất cách sắp xếp các sản phẩm trên bảng/bìa giấy + Thảo luận, thống nhất tạo thêm hình ảnh và trang trí để tạo sẩn phẩm của nhóm hấp dẫn hơn.

+ Đặt tên cho sản phẩm

Một phần của tài liệu GIÁO án mĩ THUẬT 1 CÁNH DIỀU học kì 1 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w