Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm

Một phần của tài liệu Giáo án kì 2 mĩ THUẬT 1 cánh diều (Trang 30 - 34)

II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN

b. Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm

- Giao nhiệm cho các nhóm: Tạo mô hình ngôi trường có một hoặc nhiều dãy lớp học, có một tầng hoặc nhiều tầng.

- Hướng dẫn các nhóm HS cách thực hiện:

+ Thảo luận, thống nhất kiểu dáng của mô hình ngôi trường. + Thảo luận, chọn một trong hai cách sau:

i) Các thành viên cùng tạo mô hình ngôi trường từ thùng giấy carton và phân công thành viên: tạo màu sơn, tạo mái, kẻ nét tạo các phòng học, cửa, trang trí… Có thể tạo nhiều dãy lớp học từ các thùng giấy. ii) Mỗi cá nhân tạo một/một số phòng học từ vỏ hộp giấy có kích thước nhỏ/vừa và sắp xếp thành ngôi trường.

- Gợi mở các nhóm HS chia sẻ lựa chọn cách thực hành. Khích lệ các nhóm thực hành, thảo luận.

- Gợi nhắc các nhóm: Thời lượng của bài học và nhiệm vụ thực hành ở tiết 1: Thảo luận thống nhất chọn vỏ hộp giấy có kích thước to/nhỏ và cách thực hành, thống nhất chọn màu sơn cho ngôi trường. các bước tiếp theo sẽ thực hiện ở tiết 2 của bài học.

- Quan sát HS thực hành, thảo luận. Trao đổi, gợi mở, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS. - HS ngồi theo nhóm 6 - Thực hành tạo sản phẩm cá nhân - Quan sát các bạn thựa hành

- Trao đổi, chia sẻ cùng bạn trong nhóm

Hoạt động 4: Tổ chức HS chia sẻ cảm nhận và liên hệ vận dụng, trải nghiệm (khoảng 5’) - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm trên bàn, tại nhóm học tập.

- Hướng dẫn HS di chuyển khỏi vị trí để quan sát các sản phẩm. - Gợi mở HS giới thiệu, ví dụ:

+ Nhóm em sẽ tạo mô hình ngôi trường bằng cách nào?

+ Em/nhóm em đã tạo được sản phẩm như thế nào, bằng vật liệu hình khối gì?

+ Em/nhóm em sẽ làm tiếp những gì ở tiết 2.

- Trưng bày theo nhóm

- Quan sát sản phẩm - Giới thiệu sản phẩm - Lắng nghe, có thể nêu ý kiến, đặt câu hỏi.

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS

- Tóm lược những chia sẻ của HS, nhận xét, kích lệ kết quả thực hành của HS. Nhắc HS bảo quản sản phẩm để thực hành tiếp ở tiết 2.

Hoạt động 5. Tổng kết tiết học và hướng dẫn chuẩn bị học tiết 2 (khoảng 1’) - Nhận xét sự chuẩn bị bài, ý thức học tập và sản phẩm của HS

- Gợi nhắc HS suy nghĩ hướng tiếp tục hoàn thành sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng phù hợp.

- Lắng nghe

- có thể chia sẻ ý tưởng hoàn thành tiếp SP

Tiết 2

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS Hoạt động 1. Ổn định lớp, giới thiệu tiết học (khoảng 2’)

- Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị học tập của HS - Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1

- Nhắc lại nội dung tiết 1 đã học và thực hành

Hoạt động 2: Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 7’) - Hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh trong SGK, tr.72 và giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận, trả lời các câu hỏi:

+ Giới hiệu màu sơn của mỗi mô hình ngôi trường

+ Phần mái của các mô hình ngôi trường giống như thế nào? + Các phòng học được tạo bằng cách nào?

+ Có thể trang trí thêm cho mô hình ngôi trường bằng những chi tiết, hình ảnh nào?

=> Nhận xét câu trả lời, chia sẻ, bổ sung của các nhóm HS. Giới thiệu rõ hơn cách tạo các phòng học và trang trí cho mô hình trường học ở mỗi hình ảnh.

- Yêu cầu HS đặt sản phẩm đã tạo được ở tiết 1 và giao nhiệm vụ: + Quan sát, suy nghĩ và xác định tạo phòng học/các phòng học và trang trí hoàn thành sản phẩm bằng cách nào (vẽ, cắt, xé, dán?) + Có thể gợi ý bạn cách hoàn thiện sản phẩm cá nhân hoặc phần việc cá nhân (chia tầng, chia phòng học, vị trí cửa chính, cửa sổ…) để hoàn thành mô hình trường học của nhóm từ vỏ thùng giấy (to).

- Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng hoàn thành sản phẩm.

- Tóm tắt những chia sẻ của HS, khích lệ Hs hoàn thiện sản phẩm

- Quan sát

- Thảo luận: nhóm được phân chia như tiết 1. - Trả lời câu hỏi

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 18’) - Gợi nhắc HS nhiệm vụ của tiết 2:

+ Nếu sử dụng vỏ hộp giấy có kích thước vừa và nhỏ: Hoàn thành sản phẩm cá nhân (màu sơn, mái, phòng học, cửa, trang trí theo ý thích), để tiết 3 cùng sắp xếp tạo mô hình trường học của nhóm.

+ Nếu sử dụng vỏ hộp giấy có kích thước lớn (thùng mì tôm):

- Tiếp tục hoàn thành sản phẩm đã tạo được ở tiết 1.

- Quan sát, trao đổi, nhận xét, chia sẻ

Hoàn thành mô hình (màu sơn, mái, chia tầng, phòng học, cửa, trang trí theo ý thích và tạo thêm sản phẩm để làm khu văn phòng, nhà ăn, sân trường… để tiết 3 sắp xếp tạo mô hình trường học của nhóm.

- Tổ chức các nhóm thực hành, gợi nhắc mỗi cá nhân quan sát các bạn trong nhóm để có thể học hỏi bạn hoặc góp ý với bạn.

- Quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, gợi mở và có thể hỗ trợ HS.

Hoạt động 4: Tổ chức HS chia sẻ cảm nhận và liên hệ vận dụng, trải nghiệm (khoảng 7’)

- Nhắc Hs thu dọn đồ dùng, công cụ…

- Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày, gợi mở giới thiệu:

+ Nhóm em đã tạo được những phòng học/dãy lớp học/khu nhà như thế nào?

+ Sản phẩm của nhóm đã tạo bằng cách nào?

+ Ngôi nhà/ngôi trường có đặc điểm gì (cao tầng/thấp tầng, màu sơn, số lớp học…).

+ Nhóm em sẽ tiếp tục làm gì để tạo mô hình trường học của nhóm?

- Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận của HS. Gợi mở HS chia sẻ cách bảo quản sản phẩm để tiếp tục hoàn thiện và trưng bày ở tiết 3.

- Nhắc HS suy nghĩ hướng tiếp tục thực hành ở tiết 3 và chuẩn bị đồ dùng phù hợp để thực hành, hoàn thành sản phẩm nhóm.

- Thu dọn đồ dùng, công cụ…

- Quan sát, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận

- Chia sẻ cách bảo quản đồ dùng học tập.

- Chia sẻ cách tiếp tục hoàn thành sản phẩm ở tiết 3

Hoạt động 5: Tổng kết tiết học và hướng dẫn HS chuẩn bị hoàn thiện sản phẩm ở tiết 3

(1’)

- Nhận xét ý thức, kết quả học tập.

- Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng, vật liệu.. để thực hành tiết 3

- Lắng nghe .

Tiết 3

Hoạt động chủ yếu của GV HĐ chủ yếu của HS Hoạt động 1. Ổn định lớp, giới thiệu tiết học (khoảng 3’)

- Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị học tập của HS - Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1, 2

- Nhắc lại nội dung tiết 1, 2

Hoạt động 2: Tổ chức HS quan sát, nhận biết (khoảng 6’)

- Yêu cấu các nhóm HS đặt sản phẩm đã tạo được ở tiết 1, tiết 2 và quan sát, suy nghĩ cách sắp xếp tạo mô hình trường học của nhóm. - Giới thiệu một số hình ảnh trường học với các quy mô rộng, hẹp, nhiều nhà, ít nhà và nhiều khuôn viên khác nhau; gợi mở HS nhân ra: + Trường một dãy lớp học (điểm trường)

+ Trường có cổng trường, có một dãy lớp học và các phòng/khu nhà

- Đặt sản phẩm đã tạo được ở tiết 1, 2 tại vị trí của nhóm.

- Thảo luận ý tưởng sắp xếp sản phẩm nhóm và chia sẻ.

khác trong trường, cây xanh

+ Trường có cổng trường, nhiều dãy lớp học và các phòng khác, cây xanh…

- Tóm tắt những chia sẻ của HS, giới thiệu rõ hơn quy mô và cảnh quan của một số ngôi trường; gợi mở các nhóm HS trao đổi, chia sẻ ý tưởng sắp xếp các sản phẩm đã tạo được để tạo mô hình trường học của nhóm.

- Kích lệ các nhóm HS hoàn thành sản phẩm.

- Quan sát

Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ (khoảng 16’) - Giao nhiệm vụ:

+ Sắp xếp sản phẩm đã tạo được thành mô hình trường học của nhóm theo ý thích

+ Thảo luận, thống nhất đặt tên mô hình (trường học thân thiện, trường học mơ ước, ngôi trường em yêu…).

+ Thảo luận, thống nhất vẽ hoặc cắt, xé dán tạo thêm hình ảnh, chi tiết để trang trí cho mô hình (tạo cây xanh, cổng trường, phòng bảo vệ, sân trường, vườn trường…).

- Tổ chức các nhóm HS hoàn thiện sản phẩm và quan sát, trao đổi, nêu vấn đề, gợi mở các nhóm HS thực hiện tốt hơn.

- Các thành viên cùng sắp xếp sản phẩm đã tạo được thành mô hình trường học theo ý thích.

- Bổ sung thêm hình ảnh, chi tiết để trang trí, tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm nhóm. - Đặt tên cho sản phẩm

Hoạt động 4: Tổ chức HS chia sẻ cảm nhận và liên hệ vận dụng, trải nghiệm (khoảng 7’) - Nhắc Hs thu dọn đồ dùng, công cụ…

- Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày, gợi mở giới thiệu: + Tên sản phẩm

+ Những hình khối nào được sử dụng để tạo sản phẩm của em, mô hình

trường học của nhóm?

+ Hình ảnh, chi tiết nào thích nhất ở mô hình trường học của nhóm em,

nhóm bạn. Em thích nhất mô hình trường học của nhóm nào?

+ Mô hình trường học của nhóm nào giống với trường học của chúng ta đang học?...

- Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận của HS, gợi mở các nhóm chia sẻ có thể trưng bày sản phẩm ở đâu (trong lớp/trường/gia đình); kết hợp bồi dưỡng ở HS ý thức làm đẹp trường, lớp và yêu quý bạn bè, thầy cô…

- Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mục Vận dụng và gợi mở HS nhận ra: Có thể tạo thêm sản phẩm bằng cách vẽ, cắt, dán hoặc nặn… - Gợi mở HS chia sẻ có thể sử dụng sản phẩm nhóm/cá nhân để trưng bày/đặt ở đâu (lớp/trường/gia đình).

- Thu dọn đồ dùng, công cụ…

- Quan sát, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm - Nêu những điều cần làm để ngôi trường luôn sạch, đẹp. - Quan sát mục Vận dụng, có thể chia sẻ thêm ý tưởng tạo sản phẩm

- Tóm tắt nội dung chính của bài học - Nhận xét ý thức, kết quả học tập...

- Nhắc HS đọc và chuẩn bị bài 17 theo hướng dẫn trong SGK.

- Lắng nghe

Bài 17: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 2 (2 Tiết) I. MỤC TIÊU

1. Năng lực mĩ thuật

Bài học góp phần giúp HS củng cố, ôn tập lại một số nội dung đã học, cụ thể như sau: - Nêu được các hình, khối dạng cơ bản và liên hệ với xung quanh.

- Nêu được một số cách tạo hình, khối cơ bản; sử dụng hình, khối, vật liệu sẵn có để tạo nên sản phẩm và trang trí theo ý thích bằng chấm, nét, màu sắc.

- Biết cùng bạn trưng bày sản phẩm và trao đổi, chia sẻ cảm nhận.

2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù thông qua: Trao đổi, thảo luận về nội dung bài học; lựa chọn sản phẩm yêu thích để trưng bày, giới thiệu; liên hệ bài học/sản phẩm với đời sống…

3. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: Tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè tạo ra; biết bảo quản sản phẩm, đồ dùng học tập và có ý thức sưu tầm vật liệu sẵn có để phục vụ học tập.

Một phần của tài liệu Giáo án kì 2 mĩ THUẬT 1 cánh diều (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w