Cấu trúc không chính thức

Một phần của tài liệu ĐÈ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ TRONG QUẢN LÝ (Trang 37 - 41)

Là những nhóm tồn tại trong tập thể không bằng con đường chính thức. Nói cách khác, sự hình thành chúng không dựa trên cơ sở quy định của cấp trên. Cấu trúc không chính thức được hình thành thông qua quan hệ giao tiếp trực tiếp giữa cá nhân trong tập thể trong quá trình làm việc, do sự gần gũi với nhau về quan niệm sống, về sở thích cá nhân lý tưởng nghề nghiệp, tính cách…Như vậy, cấu trúc không chính thức được tạo nên trên cơ sở quan hệ tình cảm giữa các cá nhân trong qua trình hoạt động.

Trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, bên cạnh cơ cấu chính thức, các nhà lãnh đạo quản lý cần dành sự quan tâm tới cơ cấu không chính thức. Ngừơi ta phân biệt hai loại cơ cấu không chính thức .

- Cơ cấu không chính thức để mở: Đây là nhóm có mục tiêu hoạt động tích cực trong cơ quan, tổ chức, hoạt đông của các nhóm này giúp tập thể thêm đa dạng, phong phú có ảnh hưởng tới hoạt động chung của tập thể.

- Cơ cấu không chính thức khép kín: Là những nhóm có mục tiêu hoạt động ngược lại với mục tiêiu của tổ chức, mang tính chất mờ ám, chống đối lãnh đạo, ngăn ngừa những nhóm không chính thức này là nhiệm vụ cần thiết và không dễ dàng của các nhà quản lý

3.Các giai đoạn phát triển của tập thể các tổ chức cơ quan Nhà nước

Các tổ chức cơ quan nhà nước cũng như bất kỳ một tập thể lao động nào, đều được hình thành theo một quy luật nhất định, trải qua các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn thứ nhất:

Tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới tập trung lại , chưa ai biết ai, chưa có mối quan hệ qua lại. Sau đó mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể bắt đầu nảy sinh trên cơ sở công việc. Mỗi người đầu cố gắng khẳng định vai trò và khả năng của mình trong tập thể. Kỷ luật tập thể bắt đấu được hình thành. Trong giai đoạn này rất dễ nẩy sinh xung đột trong tập thể. Trong tổ chức, cơ quan có thể có những phần tử tiêu cực, họ mang vào tập thể những thói hư tập xấu, vô ý thức tổ chức, kỷ luật.

Nhiệm vụ người lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn này là ổn định tổ chức đề cao kỷ luật lao động. Phong cách lãnh đạo thích hợp trong giai đoạn này là phong cách chuyên chế, sử dụng phương pháp mệnh lệnh để điều hành công việc.

Giai đoạn thứ hai:

Mối quan hệ liên cá nhân đã trở nên chặt chẽ hơn. Kỷ luật lao động đã được củng củng cố vững chắc hơn. Trong giai đoạn này đã xuất hiện những hạt nhân tích cực, trở thành chỗ dựa của người quản lý. Người quản lý cần chuyển từng phần chức năng thích hợp cho cho những nguời này, phát huy vai trò của họ trong hoạt động của tổ chức.

Giai đoạn này có sự phân hoá nhóm. Tập thể phân hoá thành những nhóm khác nhau do yêu cầu của người lãnh đạo .

+ Nhóm tích cực :

+ Nhóm thụ động lành mạnh + Nhóm thụ động tiêu cực + Nhóm iêu cực chống đối.

Trong giai đoạn này, thái độ đối với nhiệm vụ tập thể là chỉ số xác định các phân nhóm. Nhóm cốt cán đóng vai trò ngày càng lớn trong việc hình thành những dư luận xã hội của tập thể , trong việc ủng hộ những hoạt động của ngườ lãnh đạo, thúc đẩy tập thể phát triển.Người lãnh đạo phải biết cách dựa vào đội ngũ cán bộ, ủng hộ những yêu cầu của họ và tạo điều kiệnthuận lợi cho nhóm thụ động lành mạnh chuyển hoá thành nhóm tích cực . Với nhóm tiêu cực thì phải đấu tranh mạnh mẽ họ phải chuyểnhoá từ tâm trạng đối lập sang trang thái hoà đồng.

Tóm lại ở giai đoạn này người lãnh đạo phải có cách xử sự khác nhau tuỳ theo mỗi thành viên thuộc ở phân nhóm nào, Trên cơ sở đó sẽ giúp cho tập thể chuyển hoá sang giai đoạn phát triển mới

Phong cách quản lý tổ chức thích hợp trong giai đoạn này là sự kết hợp giữa hai phong cách lãnh đạo: phong cách chuyên chế và phong cách dân chủ.

Giai đoạn thứ ba:

Tổ chức cơ quan đã có trình độ phát triển cao. Ý thức trách nhiệm trong từng thành viên đã được nâng cao. Mỗi thành viên trong tập thể đều nhận thức rõ nhiệm vụ của tổ chức. Kỷ luật tập thể ngày càng được củng cố. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tâp thể trở nên bền vững hơn. Trong giai đoạn này người lãnh đạo chuyển sang phong cách lãnh đạo dân chủ.

Câu 11: Xung đột tâm lý là gì? Có những loại xung đột nào xảy ra trong tổ chức cơ quan nhà nước? Nguyên nhân?

1.Xung đột tâm lý

Xung đột là vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thề các tổ chức, cơ quan. Đó là hiện tượng tâm lý vốn có giữa con người với con người trong tập thể.

Xung đột tập thể là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảy sinh giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể. Đây là một vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể tổ chức, đó là hiện tượng tâm lý vốn có của con người.

Các loại xung đột

Xung đột có thể có hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể

Xung đột giữa các cá nhân

Nguyên nhân xung đột giữa các cá nhân rất khác nhau: sự không tương hợp về tâm lý, hiểu nhầm nhau, bất đồng quan điểm, thiếu sự hiểu biết thiếu tin cậy lẫn nhau.Hoặc giữa các thành viên tích cực với thành viên tiêu cực, giữa người bảo thủ với người người đổi mới, giữa người tiên tiến và người lạc hậu

Diễn biến của các cuộc xung đột: có thể diễn ra theo những cách chủ yếu sau đây:

+Tiến triển một cách lô gích theo chiếu hướng đi lên. Hai bên không chịu chấp nhận đề nghị của nhau, làm cho xung đột ngày càng tiến triển.

+ Tiến triển một cách mạnh mẽ, hết sức dữ dội. Hành động của hai bên đều quyết liệt, hết sức dữ dội, không thể điều khiển được

+ Tiến triển bùng nổ. Cuộc xung đột kiểu này cò sức mạnh rất lớn và kết thúc nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau:

+Giải quyết triệt để dập tắt xung đột. Người này thắng lợi, người kia thất bại, hoặc bằng sự thoả hiệp nhượng bộ lẫn nhau.

+Thoái trào, chuyển qua trạng thái âm ỷ. Hai bên đều trở nên mệt mỏi, và có nguy cơ trở lại bất cứ luc nào

+Kết thúc giả. người trong cuộc có ảo tưởng về kết thúc tốt đẹp của xung đột do một lý do nào đó .

Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể.

Là xung đôt giữa thành viên trong nhóm với tập thể cũng có thể là xung đột liên cá nhân lãnh đạo với nhóm tập thể.

Nguyên nhân: Có thể là nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm cá nhân, cũng cò thể là những nguyên nhân từ phía tập thể

Trong loại xung đột này có loại xung đột giữa người lãnh đạo với tập thể. Nguyên nhân người lãnh đạo không đủ phẩm chất và năng lực, không đủ uy tín, cũng có thể bị suy thoái nhân cách.

Câu 12: Nêu một hiện tượng xung đột tập thể và nêu đề xuất biện pháp giải quyết?

1.Định nghĩa.

Xung đột là vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thề các tổ chức, cơ quan. Đó là hiện tượng tâm lý vốn có giữa con người với con người trong tập thể.

Xung đột tập thể là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảy sinh giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể. Đây là một vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể tổ chức, đó là hiện tượng tâm lý vốn có của con người.

2.Các loại xung đột

Xung đột có thể có hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể

Xung đột giữa các cá nhân

Nguyên nhân xung đột giữa các cá nhân rất khác nhau: sự không tương hợp về tâm lý, hiểu nhầm nhau, bất đồng quan điểm, thiếu sự hiểu biết thiếu tin cậy lẫn nhau.Hoặc giữa các thành viên tích cực với thành viên tiêu cực, giữa người bảo thủ với người người đổi mới, giữa người tiên tiến và người lạc hậu

Diễn biến của các cuộc xung đột: có thể diễn ra theo những cách chủ yếu sau đây:

+Tiến triển một cách lô gích theo chiếu hướng đi lên. Hai bên không chịu chấp nhận đề nghị của nhau, làm cho xung đột ngày càng tiến triển.

+ Tiến triển một cách mạnh mẽ, hết sức dữ dội. Hành động của hai bên đều quyết liệt, hết sức dữ dội, không thể điều khiển được

+ Tiến triển bùng nổ. Cuộc xung đột kiểu này cò sức mạnh rất lớn và kết thúc nhanh.

Các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau:

+Giải quyết triệt để dập tắt xung đột. Người này thắng lợi, người kia thất bại, hoặc bằng sự thoả hiệp nhượng bộ lẫn nhau.

+Thoái trào, chuyển qua trạng thái âm ỷ. Hai bên đều trở nên mệt mỏi, và có nguy cơ trở lại bất cứ luc nào

+Kết thúc giả. người trong cuộc có ảo tưởng về kết thúc tốt đẹp của xung đột do một lý do nào đó .

Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể.

Là xung đôt giữa thành viên trong nhóm với tập thể cũng có thể là xung đột liên cá nhân lãnh đạo với nhóm tập thể.

Nguyên nhân: Có thể là nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm cá nhân, cũng cò thể là những nguyên nhân từ phía tập thể

Trong loại xung đột này có loại xung đột giữa người lãnh đạo với tập thể. Nguyên nhân người lãnh đạo không đủ phẩm chất và năng lực, không đủ uy tín, cũng có thể bị suy thoái nhân cách.

Một phần của tài liệu ĐÈ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ TRONG QUẢN LÝ (Trang 37 - 41)