Đặc điểm tâm lý cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước a)Thái độ công chức

Một phần của tài liệu ĐÈ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ TRONG QUẢN LÝ (Trang 28 - 36)

a)Thái độ công chức

Khái niệm

Thái độ công chức là trạng thái tinh thần của công chức trước khi hoàn thành một hành vi đối với mốt sự kiện nào đó xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước.

Khi xem xét thái độ công chức người ta thường xem xét trên hai khía cạnh, đó là: Tinh thần công sở và tinh thần tập thể.

Tinh thần công sở

Đó là tình cảm, tinh thần gắn bó của người công chức đối với công sở mà họ đang công tác, Tinh thần công sở được biểu hiện qua công thức: “Chúng tôi, thuộc cơ quan…” Nó thể hiện sự gắn bó của công chức đối với cơ quan, gắn bó với truyền thống, với con người trong đó, đồng thời họ sẽ thể hiện sự phản đối đối với những gì làm tổn thương (ảnh hưởng xấu) đến cơ quan mình.

Tinh thần công sở nếu phát triển quá mức và chỉ biết đến cơ quan mình sẽ dẫn đến tư tưởng cục bộ. Còn kém phát triển dẫn đến thái độ thờ ơ, thiếu gắn bó.

Tinh thần tập thể.

Tập thể ở đây bao gồm toàn thể những công chức được tuyển dụng theo cùng một phương thức và cùng thực hiện những công việc tương tự. Những công chức này tạo nên một đội ngũ có tình cảm thuộc nhóm mình, tin tưởng vào cùng một giá trị, tính trách nhiệm trong công việc và lợi ích như nhau. Những yếu tố này tác động lên tâm lý người công chức và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý công chức.

Bản chất của thái độ.

Là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh đối với một giá trị. Thể hiện sự sẵn sàng phản ứng với khách thể lien quan.

Được tổ chức thông qua kinh nghiệm trước đó. Có ảnh hưởng điều khiển và tác động tới hành vi

Đối tượng của thái độ có thể là tất cả những gì tồn tại trong thế giới vật chất và tinh thần mà chúng ta đang sống.

Chức năng của thái độ bao gồm; thích nghi, kiến thức; biểu hiện; tự bảo vệ.

Các thành tố của thái độ bao gồm; nhận thức, tình cảm, hành vi.

Thái độ hành vi.

Thái độ quy định hành vi; sự cảm nhận bên trong sẽ quy định hành vi bên ngoài.

Thái độ quy định hành vi khi; các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ được giảm tới mức tối thiểu; khi thái độ xác định hay cụ thể cho một hành vi nhất định nào đó; nếu khi hành động, chúng ta ý thức được hành động của mình.

Hành vi quy định thái độ.

Khi mà quan hệ thái độ - hành vi là quan hệ hai chiều, hành vi có tác động rất lớn trong việc hình thành, thay đổi thái độ.

Sự hành thành thái độ.

Thái độ hình thành trong quá trình thỏa mãn nhu cầu; bởi các thông tin; giao tiếp nhóm, tập thể là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình hình thành; tình cảm cá nhân ảnh hưởng tới thái độ; nhân cách.

Phụ thuộc vào các đặc tính của hệ thống thái độ của hệ thống giao tiếp nhóm và đặc điểm nhân cách; thông tin tác đông tới thay đổi thái đô.

Hành vi ứng xử người công chức.

Hành vi ứng xử công chức được hiểu là hành động công chức được thể hiện trong mỗi tình huống cụ thể

Hành vi ứng xử của công chức thể hiện qua giao tiếp

Hành vi không lời - như cử chỉ, biểu lộ xúc cảm, ánh mắt, động tác của cơ thể.

Một câu hỏi luôn luôn đặt ra là điều gì thúc đẩy một công chức hành động theo các này hay cách khác. Đó là trong mọi tình huống, công chức hành động do động cơ thúc đẩy- Đó là mục tiêu

Có hai loại mục tiêu tạo nên động cơ thúc đẩy công chức giao tiếp và làm việc đó là:

* Mục tiêu cá nhân ( hay động cơ cá nhân) gồm: - An toàn

- Thu nhập - Quyền lực - Uy tín - Danh vọng

Các mục tiêu hoạt động hoặc động cơ kể trên của cá nhân không đại diện cho cơ cấu mục tiêu của cơ quan hành chính nhưng nó quyết định hành vi của một công chức vì nó liên quan tới vị trí của họ trong một cơ quan

* Mục tiêu của tổ chức hành chính:

- Xây dựng nền hành chính dân chủ trong sạch, - Cung cấp dịch vụ công cho dân đảm bảo chất lượng - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho mọi công dân.

Tinh thần công chức:

Tinh thần công chức là một khái niệm tổng hợp. Tinh thần được thể hiện bằng sự thoả mãn hay bất mãn mà một công chức cảm thấy đối với hoàn cảnh và điều kiện mình đang sống và làm việc. Nếu thoả mãn thì người đó sẽ hăng say

nhiệt tình trong công tác, nếu bất mãn người đó sẽ thụ động thậm chí đôi lúc có thái độ tiêu cực trong công tác.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần thái độ làm việc của công chức như: tính chất công việc, tiền lương, thưởng, thái độ của cấp trên, đống nghiệp, thái độ của đối tượng phục vụ.

Những yếu tố trên có ảnh huởng tích cực hoặc tiêu cực đến công chức. Tuy nhiên sự ổn định của công việc, tiền lương, và chế độ hưu bổng của chế độ công vụ chúc nghiệp của nền hành chính nước ta luôn ảnh hưởng tinh thần tới tinh thần công chức.

Câu 9: Bằng lý luận và thực tiễn anh (chị) hãy nêu những hạn chế của công chức trong giai đoạn hiện nay?

1.Đặc điểm và đặc điểm riêng của tâm lý người cán bộ công chức. Đặc điểm chung.

Thái độ công chức

Khái niệm

Thái độ công chức là trạng thái tinh thần của công chức trước khi hoàn thành một hành vi đối với mốt sự kiện nào đó xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước.

Khi xem xét thái độ công chức người ta thường xem xét trên hai khía cạnh, đó là: Tinh thần công sở và tinh thần tập thể.

a)Tinh thần công sở

Đó là tình cảm, tinh thần gắn bó của người công chức đối với công sở mà họ đang công tác, Tinh thần công sở được biểu hiện qua công thức: “Chúng tôi, thuộc cơ quan…” Nó thể hiện sự gắn bó của công chức đối với cơ quan, gắn bó với truyền thống, với con người trong đó, đồng thời họ sẽ thể hiện sự phản đối đối với những gì làm tổn thương (ảnh hưởng xấu) đến cơ quan mình.

Tinh thần công sở nếu phát triển quá mức và chỉ biết đến cơ quan mình sẽ dẫn đến tư tưởng cục bộ. Còn kém phát triển dẫn đến thái độ thờ ơ, thiếu gắn bó.

b) Tinh thần tập thể.

Tập thể ở đây bao gồm toàn thể những công chức được tuyển dụng theo cùng một phương thức và cùng thực hiện những công việc tương tự. Những công chức này tạo nên một đội ngũ có tình cảm thuộc nhóm mình, tin tưởng vào cùng một giá trị, tính trách nhiệm trong công việc và lợi ích như nhau. Những yếu tố này tác

động lên tâm lý người công chức và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý công chức.

Bản chất của thái độ.

Là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh đối với một giá trị. Thể hiện sự sẵn sàng phản ứng với khách thể lien quan.

Được tổ chức thông qua kinh nghiệm trước đó. Có ảnh hưởng điều khiển và tác động tới hành vi

Đối tượng của thái độ có thể là tất cả những gì tồn tại trong thế giới vật chất và tinh thần mà chúng ta đang sống.

Chức năng của thái độ bao gồm; thích nghi, kiến thức; biểu hiện; tự bảo vệ.

Các thành tố của thái độ bao gồm; nhận thức, tình cảm, hành vi.

Thái độ hành vi.

Thái độ quy định hành vi; sự cảm nhận bên trong sẽ quy định hành vi bên ngoài.

Thái độ quy định hành vi khi; các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ được giảm tới mức tối thiểu; khi thái độ xác định hay cụ thể cho một hành vi nhất định nào đó; nếu khi hành động, chúng ta ý thức được hành động của mình.

Hành vi quy định thái độ.

Khi mà quan hệ thái độ - hành vi là quan hệ hai chiều, hành vi có tác động rất lớn trong việc hình thành, thay đổi thái độ.

Sự hành thành thái độ.

Thái độ hình thành trong quá trình thỏa mãn nhu cầu; bởi các thông tin; giao tiếp nhóm, tập thể là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình hình thành; tình cảm cá nhân ảnh hưởng tới thái độ; nhân cách.

Sự thay đổi thái độ(cùng chiều và ngược chiều).

Phụ thuộc vào các đặc tính của hệ thống thái độ của hệ thống giao tiếp nhóm và đặc điểm nhân cách; thông tin tác đông tới thay đổi thái đô.

Hành vi ứng xử người công chức.

Hành vi ứng xử công chức được hiểu là hành động công chức được thể hiện trong mỗi tình huống cụ thể

Hành vi không lời - như cử chỉ, biểu lộ xúc cảm, ánh mắt, động tác của cơ thể.

Một câu hỏi luôn luôn đặt ra là điều gì thúc đẩy một công chức hành động theo các này hay cách khác. Đó là trong mọi tình huống, công chức hành động do động cơ thúc đẩy- Đó là mục tiêu

Có hai loại mục tiêu tạo nên động cơ thúc đẩy công chức giao tiếp và làm việc đó là:

* Mục tiêu cá nhân ( hay động cơ cá nhân) gồm: - An toàn

- Thu nhập - Quyền lực - Uy tín - Danh vọng

Các mục tiêu hoạt động hoặc động cơ kể trên của cá nhân không đại diện cho cơ cấu mục tiêu của cơ quan hành chính nhưng nó quyết định hành vi của một công chức vì nó liên quan tới vị trí của họ trong một cơ quan

* Mục tiêu của tổ chức hành chính:

- Xây dựng nền hành chính dân chủ trong sạch, - Cung cấp dịch vụ công cho dân đảm bảo chất lượng - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho mọi công dân.

Tinh thần công chức:

Tinh thần công chức là một khái niệm tổng hợp. Tinh thần được thể hiện bằng sự thoả mãn hay bất mãn mà một công chức cảm thấy đối với hoàn cảnh và điều kiện mình đang sống và làm việc. Nếu thoả mãn thì người đó sẽ hăng say nhiệt tình trong công tác, nếu bất mãn người đó sẽ thụ động thậm chí đôi lúc có thái độ tiêu cực trong công tác.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần thái độ làm việc của công chức như: tính chất công việc, tiền lương, thưởng, thái độ của cấp trên, đống nghiệp, thái độ của đối tượng phục vụ.

Những yếu tố trên có ảnh huởng tích cực hoặc tiêu cực đến công chức. Tuy nhiên sự ổn định của công việc, tiền lương, và chế độ hưu bổng của chế độ công

vụ chúc nghiệp của nền hành chính nước ta luôn ảnh hưởng tinh thần tới tinh thần công chức.

Đặc điểm riêng

- Tính chính trị tư tưởng của công chức: thể hiện khuynh hướng hoạt động lập trường tư tưởng chính trị người công chức là phục vụ cho nhân dân

- Về cái “tâm” và đạo đức công vụ : nói lên ý thức, hành vi đạo đức, tính cách người công chức

- Về hiểu biết của công chức: Sâu về chuyên môn và rộng về kiến thức xã hội.

- Về tinh thần trách nhiệm của công chức hảnh chính.

- Về uy tín của người công chức trong xã hội: được mọi người kính trọng vị nể :

- Về phương pháp làm việc: có sự phân công độc lập tương đối nhau.

- Về sản phẩm lao động là các quyết định hành chính.Ngoài ra còn đưa ra những dự báo về quy luật phát triển của hệ thống hành chính, cũa quản lý nhà nước trong tương lai.

- Về hiệu quả công việc: mang tính xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.

2. Hạn chế.

- Cơ cấu kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp, các mối quan hệ dựa trên nền sản xuất nhỏ vẫn còn, do vậy còn có những mặt hạn chế về tâm lý của một số bộ phận công chức như: tâm lý bình quân, cào bằng, ghét vượt trội, chưa thực sự coi trọng và phát huy hết tài năng của lớp trẻ, người lớn tuổi còn mặc cảm khi người ít tuổi hơn làm lãnh đạo, tự do tuỳ tiện thiếu tính kỷ luật không có thói quen nhìn xa, cục bộ địa phương, tâm lý ăn xổi, ít chú ý đến cái chung, cái toàn cục, thói quen trọng lệ hơn luật.

- Chế độ công vụ nước ta theo chế độ chức nghiệp nên cũng có ảnh hưởng đến tâm lý công chức như tâm lý ỷ lại, trông chờ, đùn đẩy công việc, thiếu ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, ý chí vươn lên yếu, dựa vào nhà nước để tìm cơ hội khác cho mình.

- Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên tâm lý của một số người công chức có những diễn biến về định hướng giá trị không lành mạnh, xu hướng thích làm giàu bất chấp cả những điều cấm của pháp luật, thích hưởng thụ thể hiện ở lối sống, nếp nghĩ và lối ứng xử khác người, ( ăn, mặc, ở đi lại, quan hệ đồng nghiệp

và xã hội …) dẫn tới sự thay đổi về quan niệm, lối sống chuẩn mực đạo đức, gia đình, nghề nghiệp, tư duy và thay đổi cả quan hệ về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Các chế độ, về tổ chức cán bộ, về tiền lương còn nhiều điều chưa phù hợp, chưa tạo ra động lực thúc đẩy công chức làm việc tích cực.

- Lương công chức là lợi thế ổn định về thu nhập so với các ngành nghề khác nhưng so với nhu cầu phát triển thì lương công chức nứớc ta vẫn còn chưa cao làm cho:

* Một số lợi dụng ngay quyền hạn, nhiệm vụ của mình để kiếm thêm thu nhập.

* Một số bộ phận khác không toàn tâm toàn ý phục vụ mà còn chân trong, chân ngoài nhằm tăng thêm thu nhập làm ảnh hưởng xấu đến uy tín bản thân và nền hành chính.

- Khi tiến hành công vụ, có một số công chức lạm quyền, tỏ ra hống hách, cửa quyền, gây khó khăn phiền hà cho nhân dân, việc dễ biến thành phức tạp, vi phạm quy chế dân chủ.

- Trình độ công chức không đáp ứng được nhiệm vụ được giao, do vậy khi giải quyết công việc không khoa học, tỏ ra quan liêu, dây dưa kéo dài, làm mất thời giờ của dân.

- Đáng sợ nhất là do đạo đức, trách nhiệm công vụ kém, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực cho nền hành chính.

Câu 10: Tập thể là gì? Tập thể phát triển theo mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn cần có phong các quản lý gì?

1.Khái niệm về tập thể

Để hiểu rõ khái niệm tập thể, cần phân biệt rõ khái niệm nhóm là một cộng đồng người được thống nhất với nhau trên cơ sở những một số dấu hiệu chung có quan hệ đến hoạt động gián tiếp hay trực tiếp nào đó.

Không phải bất cứ nhóm nào cũng là một tập thể, Khái niệm tập thể để chỉ một nhóm người ở một trình độ phát triển nhất định, nhóm là một khái niệm rộng hơn tập thể, tập thể là một khái niệm để chỉ ra một nhóm chính thức có trình độ phát triển cao

Tập thể là một nhóm người có tổ chức, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong hoạt động vì một mục đích chung, sự tồn tại và phát triển của tập thể dựa trên

cơ sở thoả mãn và kết hợp hài hoà giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích chung (lợi ích tập thể và lợi ích xã hội ). Những đặc điểm của cơ bản của tập thể là :

Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung Có tổ chức chặt chẽ, mục tiêu họat động mang ý nghĩa xã hội. Có sự quan tâm lợi ích cá nhân và lợi ích và lợi ích chung Tập thể có thể phân thành ba loại

+ Tập thể cơ sở: là tập thể nhỏ nhất trong đó không còn sự phân chia chính thức nào khác. Trong tập thể cơ sở mọi người giao tiếp với nhau một cách trực

Một phần của tài liệu ĐÈ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ TRONG QUẢN LÝ (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w