III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH
3.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hiện đại hoá hoạt động ngành
ngành BHXH.
Việt Nam trên bước đường thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cần nhanh chóng tích cực đổi mới hiện đại hoá
mọi mặt công tác trong đó đặc biệt đáng quan tâm là công tác đào
cải tiến và đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực theo các hướng sau:
- Phương châm trong công tác cán bộ là giảm nhẹ về số lượng nhưng nâng cao về chiến lược để làm việc có hiệu quả hơn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ khi số lượng đối tượng BHXH tăng
lên nhiều. Và để theo kịp được sự phát triển chung của toàn xã hội, ngoài các phương tiện hiện đại, các phương pháp quản lý tiên tiến cần được áp dụng đồng bộ thì ngoại ngữ, tin học cũng là việc
cần thiết cho mỗi cán bộ công chức nhằm làm chủ các phương tiện
và mở cửa "kho tàng tri thức" của nhân loại nói chung, về BHXH
nói riêng. Do đó trên bước đường hiện đại hoá, công tác đào tạo
bổ sung, đào tạo nâng cao chắc chắn sẽ có vai trò ngày càng cần
thiết. Đặc biệt là đào tạo các chuyên gia giỏi về tin học, nhất là về
phần mềm; các chuyên gia về chính sách BHXH; các chuyên gia về pháp lý; các chuyên gia về tính toán BHXH; các cán bộ kiểm
tra. Từ đó nhằm nâng cao trình độ cả về chuyên môn và chính trị
cho cán bộ đảng viên; rèn luyện phẩm chất đạo đức người công
chức để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự yêu ngành, yêu nghề, có
trách nhiệm với công việc được giao và vì sự nghiệp chung của
BHXH.
- Công tác tuyển dụng cán bộ cần xem xét đến trình độ, học
vấn và đặc biệt là những kiến thức đó phải phù hợp với công tác được giao. Ngoài ra, để có thể thu hút những người có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn giỏi giúp họ yên tâm công tác thì BHXH cũng nên kiến nghị với Nhà nước có những chế độ đãi ngộ và sự hỗ trợ giáo dục đào tạo thoả đáng hơn.