MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 64 - 92)

QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.1. Một số nguyên nhân khách quan

2.3.1.1. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cùng với sự phát triển của thủ đô Hà Nội được coi là một trong hai thành phố lớn nhất của cả nước, với một cơ chế quản lý mới thông thoáng và phù hớp với quy luật phát triển của cả nước trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng thủ đô bước sang một giai đoạn mới. Trong đó quận Hai Bà Trưng làm một trong số những quận nội thành của Hà Nội có địa bàn rộng, dân cư tập trung đông đúc lại là quận đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, năng động và đa dạng. Với ưu thế là một trong những quận nội thành lớn của thủ đô nên quận Hai Bà Trưng được coi là nơi cửa ngõ tiếp thu những luồng tư tưởng văn hóa mới với những trang thiết bị máy móc hiện đại và thông qua những trang thiết bị máy móc tiên tiến đó con người sớm tiếp cận, sử dụng và tiếp thu những kiến thức mới, có thể trao đổi với nhau mọi lúc, mọi nơi.

87

dài, mục đích hôn nhân không đạt được,chưa để từ đó làm cơ sở căn cứ cho ly hôn. Qua đó, cũng thấy được cách thức giải quyết ở các cấp tòa án cũng chưa thực sự thống nhất, bởi vậy, qua những vụ việc này, các cấp tòa án cần thực hiện tổng kết kinh nghiệm xét xử, để từ đó có thể thống nhất trong cách thức giải quyết, bảo đảm những phán quyết được tuyên được dễ dàng thi hành trên thực tế.

Có thể nói, nguyên nhân kinh tế dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng trở nên phổ biến tuy nhiên để làm giảm tình trạng ly hôn xuất phát từ nguyên nhân này, cần phải có những chính sách quan tâm tạo việc làm ổn định cho các hộ gia đình nhất là các hộ gia đình nghèo ở các phường trong địa bàn quận như cho vay vốn đầu tư phát triển để các hộ tự tạo việc làm, phát triển kinh doanh, nâng cao thu nhập… nhằm xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo. Bởi khi đời sống kinh tế gia đình khá giả thì những mâu thuẫn gia đình do kinh tế sẽ giảm đi rất nhiều.

2.3.2.4. Một bên tham gia các tệ nạn xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thì các tệ nạn xã hội cũng phát sinh ngày một nhiều. Tệ nạn xã hội là hiện tượng bao gồm những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, có nhiều loại tệ nạn nhưng rượu chè, cờ bạc, nghiện hút là các tệ nạn xã hội mà phần lớn các gia đình có chồng hoặc vợ rơi vào tình trạng này đều phải tiếp nhận sự bất ổn về

nhiều mặt trong gia đình "rượu vào thì lời ra", các hành vi, quan hệ ứng xử

nói chung của kẻ nghiện rượu dễ trở lên mất thăng bằng thiếu tế nhị và nặng nề thô bạo. Có những trường hợp khi uống rượu vào là quậy phá, chửi bới đánh đập hành hung vợ hoặc tìm mọi nguyên cớ để gây sự với người trong gia đình… Có trường hợp gia đình kiệt quệ về kinh tế cũng vì chồng rượu chè, cờ

bạc… nó trực tiếp tàn phá đời sống gia đình, làm cho gia đình: "tán gia bại

88

đình cuối cùng cũng dẫn tới kết cục đưa nhau ra tòa ly hôn. Nhìn chung, hiện nay tình trạng rượu chè cờ bạc không chỉ ở quận Hai Bà Trưng nói riêng và ở một số thành phố và một số vùng quê đang có tính chất phổ biến và gây tác hại nghiêm trọng đến nếp sống của gia đình. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một trong các tệ nạn gây ảnh hưởng xấu tác động trực tiếp đến hạnh phúc gia đình đó chính là hiện tượng nghiện hút ngày càng gia tăng, chiếm tỷ lệ cao nhất ở quận Hai Bà Trưng trong tổng số 29 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Năm 2010, số vụ án ma túy TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý là 274/541 vụ án hình sự.

- Năm 2011, số vụ án ma túy TAND quận Hai Bà Trưng thụ lý là 346/567 vụ án hình sự.

Mặc dù trong những năm gần đây, một số tụ điểm lớn về ma túy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đã được triệt phá như tụ điểm Thanh Nhàn, Thanh Lương, Bạch Mai, Trương Định… nhưng con số về tỷ lệ người mặc nghiện mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đó là hồi chuông báo động về tệ nạn ma túy dẫn đến con đường phạm tội ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của gia đình, ảnh hưởng đến giống nòi, gây mất trật tự an toàn xã hội. Theo Báo cáo tổng kết năm 2010 của TAND quận Hai Bà Trưng số vụ án ly hôn thụ lý về nguyên nhân do cờ bạc, rượu chè, nghiện hút là 41 vụ và năm 2011 là 66 vụ án. Có thể nói, tệ nạn xã hội không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đạo đức con người, ảnh hưởng đến trật tự xã hội mà nó còn làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Ví dụ: Chị Nguyễn My Pha và bị đơn là anh Đỗ Mạnh Hiệp ký kết hôn trên cơ sở tự nguyện đã đăng ký kết hôn, Sau khi kết hôn vợ chồng chung sống tại nhà của bố mẹ anh hiệp tại số 131, Phố Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng. Mâu thuẫn vợ chồng xảy ra từ năm 2009, Đến tháng 6 năm 2011 anh Hiệp bị bắt về tội sử dụng chất ma túy, và sau đó bị

89

TAND quận Đống Đa xử 24 tháng tù giam. Hiện anh Hiệp đang thụ hình tại phân trại I, Trại giam Ngọc Lý, tỉnh Bắc Giang. Đến nay tình cảm vợ chồng không còn, chị Pha đã làm đơn xin ly hôn.

Tại Bản án số 57/2011/HNGĐ-ST ngày 30/12/2011, TAND quận Hai Bà Trưng xét xử sơ thẩm công khai vụ án, theo đó chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của Chị Pha, cho chị Pha được ly hôn với anh Hiệp, bởi TAND xét thấy mâu thuẫn vợ chồng chị Pha, anh Hiệp xảy ra từ lâu, do tính tình không hợp, gia đình đã khuyên giải nhiều lần nhưng không có kết quả. Sau đó, anh Hiệp bị bắt về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Đến nay tình cảm vợ chồng không còn chị Pha xin ly hôn với anh Hiệp, anh Hiệp đồng ý ly hôn với chị Pha. Vì vậy, xử cho chị Pha được ly hôn với anh Hiệp là phù hợp với thực tế.

Qua đó có thể thấy được tác hại của tệ nạn xã hội, nó không những gây ảnh hưởng xấu xã hội mà ảnh hưởng lớn cuộc sống gia đình, rất nhiều gia đình tan vỡ do một bên tham gia vào các tệ nạn xã hội, cho nên để làm giảm tình trạng này, một mặt Nhà nước cần phải có biện pháp mạnh trong việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đồng thời cũng cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người tránh xa các tệ nạn xã hội.

2.3.2.5. Xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong những nguyên nhân thuộc nhóm nguyên nhân xuất phát từ bản thân người vợ, chồng thì việc bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Những trường hợp bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự là trường hợp khi vợ hoặc chồng trong cuộc sống có những hành vi làm trái với các quy định của pháp luật do lỗi cố ý hay vô ý, mức độ lỗi nặng nhẹ khác nhau, mà tùy từng trường hợp có thể bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng hành chính có thể bị cảnh cáo, phạt tiền cách chức, thuyên chuyển công tác, hạ bậc lương… hay trường hợp vi phạm xâm phạm các quan hệ được bộ luật hình sự bảo vệ và phải chịu các chế tài hình sự. Trong những trường hợp đó ít nhiều có ảnh

90

hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi gia đình như vấn đề kinh tế, khi bị xử lý về hành chính thông thường người vi phạm sẽ bị xử lý một khoản tiền theo mức độ vi phạm mà pháp luật quy định, khi đó nếu người chồng (vợ) có tài sản riêng sẽ dùng khoản tài sản này để bồi thường. Trong trường hợp không có hoặc không đủ thì tài sản chung của gia đình để bồi thường theo quy định pháp luật, nếu vợ hoặc chồng có sự thông cảm cho nhau thì mọi chuyện sẽ đơn giản, nhưng nếu không có sự thông cảm thì mâu thuẫn gia đình sẽ phát sinh.

Bên cạnh đó, trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị xứ lý trách nhiệm hình sự thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của gia đình bởi khi bị xử lý hình sự thì những người thân của họ cũng phải gánh chịu con mắt không thiện cảm của mọi người xung quanh, muốn rũ bỏ cái tiếng là gia đình có người bị pháp luật trừng trị, không muốn con cái mình chịu tiếng là có cha (mẹ) là người bị tù… Tất cả những lý do đó khiến họ nhanh chóng đi đến kết cục ly hôn, nhanh chóng quên đi tình nghĩa vợ chồng chỉ vì tính ích kỷ, vị kỷ của cá nhân.

Ví dụ: Chị Tống Bảo Phương và anh Đoàn Văn Tình kết hôn trên cơ

sở tình nguyện, có đăng ký kết hôn tại UBND phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống tại căn nhà hai vợ chồng thuê ở tổ 36 phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Cuộc sống gia đình diễn ra ấm êm, hạnh phúc. Ngày 19/3/2003, anh Tình bị bắt về hành vi giết người, sau đó bị TAND thành phố Hà Nội xử với mức án tù chung thân về tội giết người, hiện đang thụ hình tại trại giam Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đến nay chị Phương xác định tình cảm vợ chồng không còn và có đơn xin ly hôn, anh Tình cũng nhất trí ly hôn với chị Phương để giải phóng cho chị Phương vì mức án của anh quá dài.

Ngày 28/12/2009, TAND quận Hai Bà Trưng đã đưa vụ việc ra xét xử và quyết định tại Bản án số 43/2009/HNGĐ-ST, theo đó cho chị Tống Bảo Phương được ly hôn anh Đoàn Văn Tình.

91

Có thể nói rằng, trong cuộc sống không ai là không có những phút giây lầm lỡ có thể là do vô tình hay cố ý mà vi phạm pháp luật và phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật. Trong những trường hợp này thì người thân thích quan trọng nhất, hơn ai hết là những người vợ, người chồng của những người vi phạm pháp luật này là chỗ dựa tinh thần để người phạm tội yên tâm cải tạo, chấp hành tốt án để sớm trở lại với gia đình và xã hội. Bởi vậy, khi giải quyết việc ly hôn tòa án cần phải xem xét các yếu tố liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích của người vợ hoặc chồng cũng như tạo cơ hội để người chồng hoặc vợ phạm tội có cơ hội sửa sai, làm lại cuộc đời.

2.3.2.6. Bệnh tật, không có con

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, thì việc một bên bị bệnh, không có con hoặc do hai vợ chồng không có khả năng có con cũng là một trong những lý do được đương sự trình bày để xin ly hôn. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì tình trạng vô sinh của phụ nữ và đàn ông ngày càng gia tăng điều đó dẫn đến tình cảm vợ chồng bị rạn nứt. Điều đó cho thấy hạnh phúc của các gia đình sẽ được gắn chặt nhiều hơn đó chính là đứa trẻ, là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng, duy trì hạnh phúc gia đình. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều cặp vợ chồng khi đưa nhau ra tòa xin ly hôn nhưng vì chứng kiến cảnh những đứa con van xin, tiếng khóc của những đứa trẻ vô tội chúng không muốn rời xa cha hoặc mẹ chúng, không muốn chị em chia lìa mỗi đứa một nơi, chính điều đó đã làm thức tỉnh tính ích kỷ của bậc cha mẹ khiến họ hiểu ra rằng hạnh phúc gia đình quan trọng nhất là tiếng cười của những đứa trẻ và họ đã rút đơn xin ly hôn để về đoàn tụ gia đình.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng có rất nhiều cặp vợ chồng vì lý do sức khỏe của bên một bên, họ mắc phải một số bệnh nan y hay bệnh tâm thần thì bên kia cũng vẫn làm đơn xin ly hôn để sớm ổn định cuộc sống mới vì họ cho rằng mục đích cuộc hôn nhân giữa hai bên không đạt được.

Ví dụ: Anh Hoàng Anh Vũ và chị Ngô Thị Thúy Nga kết hôn trên cơ sở tự nguyện, đăng ký kết hôn ngày 02/3/1996 tại UBND phường Đồng Nhân, quận

92

Hai Bà Trưng, Hà Nội. Quá trình chung sống tình cảm vợ chồng bình thường, do cả hai vợ chồng đều không có công ăn việc làm, sống phụ thuộc vào gia đình nên cuộc sống khó khăn, thời gian này chị Nga thường xuyên bỏ nhà đi. Năm 1998 do điều kiện kinh tế anh Vũ phải đi xuất khẩu lao động tại Liên bang Nga cũng thời gian này chị Nga bị phát bệnh tâm thần. Đến tháng 8/2009, anh Vũ về nước và được biết chị Nga bị bệnh tâm thần, hiện đang điều trị tâm thần tại Trung tâm điều dưỡng bệnh tâm thần Ba Vì Hà Nội. Anh và gia đình đã lên thăm hỏi chị Nga nhưng chị Nga cũng không nhận biết được người thân. Hiện tình trạng bệnh của chị Nga vẫn không có chuyển biến gì và vẫn phải tiếp tục điều trị lâu dài. Do chị Nga bị bệnh tâm thần nên mục đích hôn nhân không

đạt được, anh đã đề nghị TAND quận Hai Bà Trưng cho ly hôn chị Nga.

Tại Bản án số 02/2011/HNGĐ-ST ngày 24/01/2011 của TAND quận Hai Bà Trưng xét xử sơ thẩm công khai giữa nguyên đơn là anh Hoàng Anh Vũ và bị đơn là chị Ngô Thị Thúy Nga (chị Nga bị mất năng lực hành vi dân sự - Người giám hộ cho Chị là anh Ngô Minh Đông). Theo đó, chấp nhận đơn xin ly hôn của anh Hoàng Anh Vũ, anh Vũ được ly hôn chị Nga. Tòa cho rằng trong hơn 10 năm qua, thực chất thời gian vợ chồng chung sống chỉ khoảng hơn 3 năm và trong thời gian này vào năm 1997 chị Nga đã có biểu hiện rối loạn tâm thần nên hôn nhân chỉ tồn tại về mặt hình thức, không có cuộc sống chung, không đạt được mục đích. Vì vậy, lý do xin ly hôn của anh Vũ hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế, phù hợp với lời xác nhận của gia đình chị Nga, vì vậy TAND đã chấp nhận đơn xin ly hôn của anh Hoàng Anh Vũ.

Trên thực tế có những vụ án ly hôn rất đơn giản với lý do một bên chưa muốn có con vì điều kiện học tập hoặc công việc trước mắt, họ sẵn sàng từ bỏ thai nhi trong bụng mình. Có những gia đình do bị vô sinh họ và không có con nên phải ly hôn để hai bên tìm đến hạnh phúc mới, biết đâu sẽ có con với người khác. Nhưng trên thực tế cũng có không ít những cặp vợ chồng vì nhiều lý do mà không thể có con hoặc chỉ sinh toàn con gái không có con trai,

93

gia đình, hạnh phúc bị tan vỡ chủ yếu do tính ích kỷ hoặc vì lòng sĩ diện của đàn ông do thua kém bạn bè và người chịu thiệt thòi không ai hết đó chị là người vợ, họ bị chồng đánh đập chửi bới thậm chí chồng đi ngoại tình họ cũng phải cam chịu. Mặc dù con cái là cầu nối giữa vợ chồng, là biểu hiện của

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 64 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)