MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ LY HÔN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 112 - 126)

Thực tế cho thấy xây dựng gia đình hạnh phúc, bền chặt là cả một quá trình đấu tranh bền bỉ, từ khi nam nữ yêu nhau, kết hôn cho đến suốt cả thời gian dài chung sống trong quan hệ vợ chồng. Hôn nhân được xác lập trên cơ sở tình yêu chân chính, không phải là tình yêu hời hợt, bồng bột, vội vã hay vụ lợi. Không chỉ nhìn hình thức bề ngoài mà bao gồm cả đạo đức, tư cách, cá tính của nhau. Hạnh phúc không chỉ là do số phận, may rủi mà chính là sự lựa chọn suy nghĩ kỹ càng từ khi xác lập tình yêu cho đến khi kết hôn và sau khi kết hôn. Trong quá trình đó thì việc xây dựng tình yêu hôn nhân lại càng quan trọng hơn. Sở dĩ hai con người, hai cá tính, nếp sống khác nhau nay cùng chung sống dưới một mái nhà cùng bộc lộ rõ những khuyết điểm, nhược điểm cá nhân, bước đầu va chạm là không tránh khỏi. Chính vì vậy mỗi cá nhân nên đề cao tinh thần trách nhiệm, nhường nhịn lẫn nhau, tự điều chỉnh cá tính

"Một điều nhịn, chín điều lành" đó là một trong các giải pháp để tránh cho mâu

115

3.3.1. Giải pháp trong lĩnh vực pháp luật

Thứ nhất, cần cụ thể hóa hơn nữa các quy định của pháp luật. Có thể

thấy Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời cùng với các văn bản pháp quy hướng dẫn như Nghị quyết số 35/2000/QH10, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP cùng với các ngành luật khác nhau như Bộ luật hình sự, BLDS… góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, ổn định trật tự các quan hệ, đặc biệt là các quan hệ trong lĩnh vực HN&GĐ. Tuy nhiên trong điều kiện xã hội hiện nay, yêu cầu đặt ra là cần có sự can thiệp tích cực và mạnh mẽ hơn nữa của pháp luật HN&GĐ nói chung và các ngành luật khác để bảo vệ hơn nữa các quan hệ HN&GĐ như nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng mà pháp luật quy định và có những biện pháp xử lý kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm như quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự "tội vi phạm chế độ một vợ một chồng". Thực tế cho thấy hiện nay có rất nhiều trường hợp ngoại tình, quan hệ vợ chồng ngoài hôn nhân đang lan tràn hoặc có vợ, có chồng vẫn cố tình sống chung như vợ chồng với người khác nhưng chưa có trường hợp nào được Tòa án đưa ra xét xử mà chỉ khi nào có hành vi vi phạm này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như đánh ghen, gây thương tích nặng mới bị đưa ra xét xử, qua đó gây ra tâm lý coi thường pháp luật trong quần chúng nhân dân.

Thứ hai, qua nghiên cứu tình trạng thực tiễn ly hôn tại địa bàn quận

Hai Bà Trưng cho thấy một trong những cơ sở dẫn tới ly hôn là nguyên nhân kinh tế. Kinh tế gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc và sự ổn định của gia đình trong xã hội. Cho nên việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách pháp luật nhất là Luật HN&GĐ để có thể vận dụng một cách có hiệu quả trong đời sống, hạn chế bớt những hậu quả mà ly hôn đem lại là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là chính sách trợ giúp những gia đình sau ly hôn cũng là biện pháp ở tầm vĩ mô.

116

Thứ ba, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật HN&GĐ

cũng như các ngành Luật khác khi ban hành đều có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của các vùng Miền khác nhau, nhất là trình độ văn hóa, phong tục tập quán khác nhau nên việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình ở hầu hết các địa phương thiếu kiện toàn và chặt chẽ chưa đạt được hiệu quả và vẫn còn nhiều vi phạm các quy định của Luật HN&GĐ. Vấn đề cụ thể hóa một số quy định của Luật còn chậm ở các địa phương hoặc đã được cụ thể hóa nhưng thực tế người dân chưa có điều kiện hoặc không có điều kiện để nắm bắt. Từ đó đặt ra vai trò của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các kênh truyền hình, các phương tiện phát thanh như đài, báo…và một trong những vai trò quan trọng không thể nhắc tới là vai trò của các trung tâm tư vấn trong việc tư vấn về quan hệ HN&GĐ cũng như việc tuyên truyền luật hôn nhân gia đình trực tiếp. Mặc dù việc tuyên truyền phổ biến pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật còn hoạt động trong phạm vi hẹp nhưng nó mang lại giá trị thiết thực, do đó nên chăng nhà nước cũng có những chính sách quan tâm hơn nữa trong việc chú trọng phát triển sâu rộng loại hình này cũng như chú trọng trong việc trang bị những kiến thức cơ bản cho đội ngũ cán bộ tư vấn về pháp luật HN&GĐ.

Thứ tư, cần đưa yếu tố lỗi là một trong những điều kiện để ly hôn mà

trước đó pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định. Việc luật hóa quy định này sẽ góp phần giảm thiểu được trường hợp người chồng hoặc người vợ tùy tiện ly hôn, lợi dụng quyền tự do ly hôn để thực hiện ý đồ không trong sáng hay việc quy định yếu tố lỗi trong việc phân chia tài sản tức là khi phân chia tài sản chung không phải chia theo nguyên tắc chia đôi hay sự phân chia dựa trên sự đóng góp của hai phía mà còn phải căn cứ vào lỗi khi ly hôn. Điều luật này sẽ góp phần giảm bớt phần nào hành vi lợi dụng ly hôn để trục lợi và không đánh đồng giữa người có lỗi và không có lỗi trong ly hôn.

117

Thứ năm, thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên

môn cho đội ngũ Thẩm phán thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn của Thẩm phán trong việc xét xử. Qua các án xét xử hiện nay cho thấy tỷ lệ các bản án sơ thẩm bị kháo cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm còn cao. Qua đó chứng tỏ trình độ của Thẩm phán vẫn còn hạn chế, số vụ án bị sửa và hủy vẫn cao do đó đặt ra yêu cầu phải nâng cao trình độ của các Thẩm phán và Hội thẩm. Ngoài ra trong mỗi Tòa án cũng cần phải thiết lập thêm một nhóm chuyên viên có trình độ cao về tâm lý xã hội học, có kinh nghiệm hoạt động xã hội đóng vai trò tư vấn cho các Tòa án làm công tác hòa giải cho các cặp vợ chồng khi ly hôn.

Thứ sáu, Bộ tư pháp, TANDTC nên triển khai thành lập một Tòa

chuyên trách xét xử các vụ án HN&GĐ, độc lập với Tòa dân sự. Vì hiện nay, như đã phân tích ở các phần trên, các vụ việc HN&GĐ ngày một gia tăng về số lượng và ngày càng có tính chất phức tạp. Do vậy việc thành lập Tòa chuyên trách về HN&GĐ là vấn đề cấp thiết.

3.3.2. Giải pháp về mặt xã hội

Trước hết phải nói đến vai trò của gia đình, dòng họ, bạn bè, cộng đồng xã hội. Ngay từ khi tìm hiểu đến khi kết hôn, chính sự giúp đỡ của cha mẹ, họ hàng trong việc đưa ra những lời khuyên, ý kiến tham khảo trong việc chọn vợ, chọn chồng cho con cái mình như tìm hiểu tính nết, tư cách đạo đức, mà các mối quan hệ xã hội của cô dâu, chú rể tương lai đã góp phần giúp con cái họ có sự lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn người bạn đời của mình. Chính vì vậy mà trước kia quan niệm về hôn nhân của các bậc làm cha làm

mẹ trước hết phải tìm nơi "môn đăng hộ đối" tiếp sau đó là "Công, dung,

ngôn, hạnh" đối với con dâu. Nếu chọn con rể thì phải "khỏe mạnh, có chữ nghĩa, đạo đức tốt, làm ăn giỏi".

Mặc dù trong thời đại mới, bối cảnh xã hội hiện nay quan niệm trên có thể không đúng song thực tế trong cuộc sống gia đình ngày nay vẫn còn tồn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (Trang 112 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)