Dặn dò:2’ Học bà

Một phần của tài liệu GIÁO án địa 9 học kì II (Trang 47 - 51)

- Học bài

- Vẽ biểu đồ cơ sấu kinh tế của tỉnh theo số liệu đã học: Nông -lâm-ngư nghiệp chiếm 43,6%, công nghiệp-xây dựng 21,5%, dịch vụ 34,9%.

Qua biểu đồ nhận xét khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh. - Chuẩn bị bài 43 “ Địa lí tỉnh” (tt)

+ Vị trí, tình hình phát triển của các ngành: nông-lâm-ngư nghiệp; công nghiệp- xây dựng, dịch vụ. + Những dấu hiệu về tình hình giảm sút tài nguyên sinh vật và ô nhiễm môi trường của địa phương. + Biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.

---

TUẦN 34: Ngày soạn: 27/4/2014

TIẾT 50: Ngày dạy: 29/4/2014

ÔN TẬP HỌC KÌ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN: ĐỊA 9 MÔN: ĐỊA 9

Câu 1:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng?

* Thuận lợi: (2,5)đ

+ Địa hình thoải, có độ cao trung bình tạo mặt bằng thuận lợi cho xây dựng.

+ Đất xám badan và đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp để phát triển nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới

+ Biểm ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế; thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí thuận lợi khai thác dầu khí ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ biển, du lịch biển.

+ Có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch có ý nghĩa lớn về nguồn nước tưới và thủy điện. * Khó khăn(1,5đ)

+ Trên đất liền ít khoáng sản

+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp

+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị tăng.

Câu 2. Hiện nay Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển công nghiệp?

Trả lời:

- Có vị trí địa lí thuận lợi, là đầu mối giao thông đường thuy, đường bộ và đường hàng không.

- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú(dầu khí, hải sản …).

- Có nguồn nông sản phong phú, đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến ( cao su, cà phê, điều).

- Nguồn lao động dồi dào, lành nghề, năng động và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước và môi trường đầu tư ( trong và ngoài nước) thuận lợi. Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống ngân hàng, tài chính, thông tin liên lạc tốt.

Câu 3.Việc phát triển ngành nuôi trồng thuy sản ở đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời:

* Thuận lợi.

- Có vùng biển rộng, khí hậu ấm áp quanh năm. Diện tích mặt nước nuôi trồng lớn.

- Vùng rừng ven biển và vùng rừng ngập mặn cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho tôm. Hằng năm, lũ của sông Mê công đem lại nguồn thuy sản lớn.

- Sản phẩm của ngành trồng trọt, chủ yếu là lúa cộng với nguồn cá, tôm phong phú là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm cho địa phương.

---

- Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm.

- Ngành công nghiệp chế biến đang trên đà phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ hàng hóa đã và đang mở rộng ra cả nước và nhiều nước trên thế giới.

* Khó khăn:

- Việc tự phát phá rừng ngập mặn, tận dụng diện tích mặt nước để nuôi tôm, cá ở nhiều nơi đã dẫn đến môi trường bị ô nhiễm và bị hủy hoại.

- việc đầu tư đánh bắt xa bờ còn nhiều bất cập, công nghiệp chế biến còn hạn chế, thị trường tiêu thụ còn gây nhiều sức ép.

- Ảnh hưởng của thiên tai ( bão lụt …) tuy không nhiều như duyên hải miền Trung nhưng cũng gay tác hại lớn cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thuy sản.

Câu 4: nêu các đặc điểm nổi bậc trong sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long Gợi ýtrả lời:

- Là vùng trọng điểm trồng lúa lớn nhất Việt nam

- Bình quân lương thực đầu người cao nhất gấp 2,3 lần trung bình cả nước - Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất, với nhiều loài hoa quả nhiệt đới ( Kể tên) - Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh (tên các tỉnh)

- Nuôi trồng và đánh bắt thủ sản chiếm 50% sản lượng cả nước. (kể tên các tỉnh dẫn đầu) - Nghề rừng cũng giưa vị trí rất quan trọng

- Tài nguyên sinh vật ( tài nguyên rừng, thuy sản)

Câu 5. Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào cho việc phát triển du lịch biển – đảo, giao

thông vận tải biển?

Trả lời:

* Điều kiện phát triển du lịch.

- Từ Bắc tới Nam có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn, đặc biệt quần thể du lịch Hạ Long. * Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển.

- Gần nhiều tuyến đường quốc tế quan trọng.

- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển.

Câu 6. Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo? Phương hướng bảo vệ tài nguyên

và môi trường biển - đảo.

Trả lời.

* Lí do bảo vệ biển: Vì biển nuớc ta đang suy thoái về tài nguyên và ô nhiễm môi trường. * Phương hướng:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu, xa bờ.

- Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu 7: Nêu các giải pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất và phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng

Sông Cửu Long.

- Cần đầu tư cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cung cấp nước cho sinh hoạt, cho sản xuất trong mùa khô.

- Có những biện pháp chủ động sống chung với lũ: (kể một số biện pháp ), đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hàng năm đem lại.

---

- Cần có những biện pháp để sản phẩm của nông dân làm ra được tiêu thụ ổn định như (kể một số biện pháp).

Câu 8: Nêu vị trí địa địa lí của Tỉnh em đang sống. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh

tế xã hội của tỉnh.

Câu 9: Kể tên một số dân tộc đang sinh sống ở tỉnh em. Em thuộc dân tộc nào? Em hãy nêu những

gì biết được về một số phong tục tập quán của dân tộc mình.

Câu 10: Trình bày đặc điểm kết cấu dân số của Tỉnh em. Ảnh hưởng của kết cấu dân số tói sự phát

triển kinh tế xã hội.

Câu 11: Xem lại các bài tập vẽ biểu đồ đã học.

---

TUẦN 36: Ngày soạn: 6/5/2014

TIẾT 51: Ngày dạy: 8/5/2014

Bài 43: ĐỊA LÍ TỈNH – THÀNH PHỐ ( TIẾT 3) ( Quảng Ngãi: Kinh tế) ( Quảng Ngãi: Kinh tế)

A/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: 1/ Kiến thức:

- Biết được đặc điểm phát triển các ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Biết được vấn đề tài nguyên và môi trường của tỉnh Quảng Ngãi.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu và thu thập thông tin, đánh giá kiến thức địa lí qua quá trình quan sát, tìm hiểu thực tế.

3 Thái độ: Giáo dục tinh thần xây dựng quê hương, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường của địa phương.

B/ CHUẨN BỊ:

Bản đồ kinh tế tỉnh Quảng Ngãi

Một số tranh ảnh về kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu GIÁO án địa 9 học kì II (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w