Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tệt ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên​ (Trang 25)

Tháng 10 năm 2012 - tháng 8 năm 2013.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả với thiết kế cắt ngang

2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu

2.4.2.1. Mẫu nghiên cứu môi trường

- Lấy mẫu tại tất cả các phân xưởng sản xuất trực tiếp và các phòng ban hành chính. Tổng số: 66 mẫu vi khí hậu, 51 mẫu bụi.

+ Khu vực sản xuất trực tiếp: gồm 7 phân xưởng sản xuất.

Trong đó 3 phân xưởng: Lò quay, Cấp liệu, Thành phẩm có 2 dây chuyền sản xuất 250.000 tấn/năm và 700.000 tấn/năm lấy mẫu theo từng dây chuyền, tại các vị trí làm việc của công nhân. 4 phân xưởng: Khai thác, Vận tải, Vận

hành, Cơ điện làm việc không theo dây chuyền, lấy mẫu ở 4 vị trí khác nhau trong phân xưởng và 1 vị trí ở trung tâm của phân xưởng.

STT Phân xƣởng Mẫu vi khí hậu Mẫu bụi

1 Lò quay 13 6 2 Cấp liệu 15 8 3 Thành phẩm 5 5 4 Khai thác 5 5 5 Vận tải 5 5 6 Vận hành 5 5 7 Cơ điện 5 5

+ Với 12 phòng, ban hành chính: do đặc điểm các phòng có diện tích nhỏ, hẹp mỗi phòng ban lấy 01 mẫu vi khí hậu và 01 mẫu bụi.

+ Ngoài ra lấy 01 mẫu vi khí hậu ngoài trời.

Dựa vào đặc tính công việc chia các vị trí lao động của CTCPXM La Hiên thành 3 khu vực:

+ Khu vực I: gồm 3 phân xưởng Lò quay, Cấp liệu, Thành phẩm

+ Khu vực II: gồm 4 phân xưởng Khai thác, Vận tải, Vận hành, Cơ điện + Khu vực III: gồm 12 phòng ban làm công việc hành chính

2.4.2.2. Mẫu nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật

- Cỡ mẫu: Toàn bộ công nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, đảm bảo đủ số lượng được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [10], trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái năm 2005 [26], với sai số mong muốn không quá 5% và với độ tin cậy 95%. n = [Z21 - /2 2 d Pq ] + 1 Trong đó:

n: số lượng công nhân tối thiểu cần nghiên cứu

Z1 - /2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, với α = 0,05 → Z1 – α/2 = 1,96. p = 0,7 ( Năm 2005, trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái, tỷ lệ bệnh tai - mũi - họng ở đối tượng công nhân sản xuất xi măng xấp xỉ 70%. Do yếu tố nguy cơ nghề nghiệp của đối tượng công nhân sản xuất xi măng là bụi nên biểu hiện bệnh tật ở đường hô hấp là điển hình nhất).

q= 1- p = 0,3

d: độ sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thực của quần thể, chọn d = 0,05.

Với các thông số đã được xác định thì cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu mô tả là 323 đối tượng. Để đảm bảo cỡ mẫu và hạn chế sai số chọn toàn bộ cán bộ công nhân viên CTCP Xi măng La Hiên khám đủ 3 chuyên khoa: hô hấp, tai mũi họng, da liễu. Kết quả chọn được 832 người.

- Tiêu chuẩn loại trừ: các công nhân xin chuyển công tác giữa các nhóm nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu.

Dựa vào đặc điểm nghề nghiệp, chúng tôi chia đối tượng ra làm 3 nhóm nghiên cứu:

+ Nhóm I: bao gồm công nhân làm việc ở khu vực I. Nhóm này có 336 công nhân.

+ Nhóm II: bao gồm công nhân làm việc ở khu vực II. Nhóm này có 255 công nhân.

+ Nhóm III: bao gồm cán bộ công nhân viên làm việc ở các phòng, ban hành chính. Nhóm này có 241 người.

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Chỉ số môi trường lao động

- Các yếu tố vi khí hậu:

Độ ẩm không khí đơn vị tính %. Tốc độ gió đơn vị tính m/s.

- Đo bụi trọng lượng: Bụi toàn phần, bụi hô hấp (đơn vị tính: mg/m3)

2.5.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

- Tuổi đời của người lao động được chia ra làm 4 nhóm tuổi: + Nhóm < 30 tuổi

+ Nhóm 30 - 39 tuổi + Nhóm 40 - 49 tuổi + Nhóm ≥ 50 tuổi

- Tuổi nghề: được xác định từ thời điểm vào làm việc tại công ty cho đến thời điểm lấy số liệu (tháng 3/2013), được chia làm 4 nhóm:

+ Nhóm < 5 năm + Nhóm 5 - 9 năm + Nhóm 10 - 19 năm + Nhóm ≥ 20 năm - Giới tính: Nam, nữ

2.5.3. Chỉ số sức khỏe, bệnh tật của công nhân

- Sức khỏe của người lao động theo cách phân loại sức khỏe: loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V của Bộ Y tế [6]. Trong đó:

+ Loại I: Khỏe + Loại II: Khá

+ Loại III: Trung bình + Loại IV: Yếu

+ Loại V: Rất yếu

- Các bệnh thường gặp:

+ Bệnh mũi - họng: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng cấp và mạn tính...

+ Bệnh ngoài da: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm da dị ứng, nấm da, sẩn ngứa, chàm...

+ Bệnh hô hấp: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, ung thư phổi...Không bao gồm bệnh bụi phổi.

2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu

2.6.1. Số liệu về môi trường

- Vị trí lấy mẫu:

+ Lấy mẫu tại tất cả các phân xưởng sản xuất trực tiếp và các phòng ban hành chính theo vị trí làm việc của người lao động.

+ Đặt máy ngang tầm hô hấp của người lao động.

- Thời điểm lấy mẫu: lấy mẫu trong quá trình người lao động đang làm việc.

- Kỹ thuật đo: đo theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao Động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế [31].

- Đánh giá: theo quy định của Bộ Y tế về vệ sinh ban hành kèm theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 [7].

2.6.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

- Thu thập thông tin chung về đối tượng nghiên cứu bao gồm: tuổi đời, tuổi nghề, giới dựa trên số liệu sẵn có trong hồ sơ do trạm y tế của CTCPXM La Hiên cung cấp.

2.6.3. Số liệu về sức khỏe, bệnh tật

- Tổ chức khám sức khỏe cho 100% cán bộ công nhân viên của công ty thu thập số liệu về bệnh tật: mũi họng, ngoài da, hô hấp.

- Chẩn đoán bệnh: áp dụng cách phân loại và tiêu chuẩn về lâm sàng của ICD - 10 (International satistical Classification of Diseases and related health problems - Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe phiên bản thứ 10) [5] và quy định của Bộ Y tế năm 2002 [6].

2.7. Vật liệu nghiên cứu

- Đo vi khí hậu: sử dụng máy đo nhiệt độ, độ ẩm EXTECH 250 CỦA Trung Quốc; máy đo vận tốc gió ANEMOMETRER - RS 212 AM - 4201 của Anh.

- Đo bụi bằng máy MICRODUST Pro - CASELLA của Anh.

- Xác định hàm lượng SiO2 trong bụi hô hấp, sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại biến đổi Fourie trên máy Shimadzu FT - IR 8400S - Nhật, kết quả biểu thị bằng hàm lượng SiO2 (%) trong bụi hô hấp.

- Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu của Bộ y tế (Phụ lục 1)

- Các dụng cụ khám bệnh (cân bàn, ống nghe, huyết áp, và một số dụng cụ chuyên khoa).

2.8. Phƣơng pháp khống chế sai số

2.8.1. Sai số ngẫu nhiên

Hạn chế sai số ngẫu nhiên bằng cách chọn mẫu phù hợp.

2.8.2. Sai số hệ thống

- Sai số lựa chọn: hạn chế sai số lựa chọn bằng cách chọn đúng đối tượng. - Sai số thu thập thông tin: tập huấn kỹ cho các cán bộ điều tra và các kỹ thuật viên xét nghiệm, thống nhất cách lấy mẫu quy trình xét nghiệm, chuẩn hóa máy móc dụng cụ.

2.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên phần mềm vi tính SPSS 18.0.

2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho phép của Ban Giám đốc CTCPXM La Hiên. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người lao động, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.

- Trong suốt quá trình nghiên cứu không gây ra bất kỳ một hậu quả xấu nào cho các đối tượng nghiên cứu.

- Các đối tượng nghiên cứu đều được nhóm nghiên cứu thông báo và giải thích đầy đủ về mục đích, yêu cầu và nội dung nghiên cứu để họ hiểu và tự nguyện tham gia.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trƣờng

Bảng 3.1. Kết quả đo nhiệt độ nơi làm việc

Khu vực đo Nhiệt độ (oC) SL mẫu T0 trung bình T0 Min T0 Max TCCP 3733/2002 Khu vực I 33 26,15 24,10 28,20 16 - 30 Khu vực II 20 25,58 24,80 26,10 Khu vực III 12 25,10 24,80 28,10 Ngoài trời 25,6 * Nhận xét:

- Nhiệt độ nơi làm việc của CTCPXM La Hiên đạt TCCP. Nhiệt độ trung bình ở khu vực I cao nhất (26,15oC) sau đó đến khu vực II với nhiệt độ 25,58oC, thấp nhất là khu vực III có nhiệt độ 25,10oC. Sự chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời (25,60C) là không đáng kể, nằm trong giới hạn cho phép (30

C - 50C).

Bảng 3.2. Kết quả đo độ ẩm nơi làm việc

Khu vực Độ ẩm (%) SL mẫu Độ ẩm trung bình (%) TCCP 3733/2002 Khu vực I 33 72,48 ≤ 80 Khu vực II 20 72,48 Khu vực III 12 71,79 Ngoài trời 79,1 * Nhận xét:

- Độ ẩm nơi làm việc của cả 3 khu vực đều đạt TCCP và khu vực I và II có độ ẩm cao nhất (72,48%), thấp nhất là khu vực III có độ ẩm 71,79%. So với độ ẩm ngoài trời (79,1%) thì ở cả 3 khu vực đều có độ ẩm thấp hơn.

Bảng 3.3. Kết quả đo vận tốc gió nơi làm việc Khu vực đo Vận tốc gió (m/s) SL mẫu Mẫu ngoài TCCP V gió trung bình V gió Min V gió Max TCCP 3733/2002 SL % Khu vực I 33 23 69,7 0,38 0,20 1,50 0,5 - 1,5 Khu vực II 20 3 15,0 0,50 0,20 1,20 Khu vực III 12 0 0 0,55 0,30 0,70 0,2 - 1,5 Ngoài trời 0,55 * Nhận xét:

- Khu vực I có 69,7% mẫu đo có vận tốc gió thấp, không đạt TCCP (0,5 - 1,5 m/s), khu vực II có 15,0% mẫu đo không đạt TCCP, khu vực III tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP. Khu vực I có vận tốc gió trung bình thấp nhất (0,38 m/s), sau đó đến khu vực II (0,50 m/s), khu vực III có vận tốc gió trung bình cao nhất (0,55 m/s). So với ngoài trời thì vận tốc gió khu vực I thấp hơn, 2 khu vực còn lại tương đương với vận tốc gió ngoài trời.

Bảng 3.4. Kết quả đo yếu tố bụi nơi làm việc

Khu vực đo Bụi

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

TCCP 3733/2002 SL mẫu Mẫu vượt TCCP SL mẫu Mẫu vượt TCCP SL mẫu Mẫu vượt TCCP SL % SL % SL % Toàn phần 19 5 26,3 20 2 10,0 12 0 0 ≤ 6 Hô hấp 19 5 26,3 20 2 10,0 12 0 0 ≤ 4 SiO2 tự do < 20% < 20% < 20%

* Nhận xét:

- Số lượng mẫu bụi vượt TCCP ở khu vực I chiếm tỷ lệ cao nhất (26,3%) sau đó đến khu vực II (10,0%). Ở khu vực III không có mẫu nào vượt TCCP (0%). Kết quả đo hàm lượng silic trong bụi ở cả 3 khu vực đều dưới 20%.

Bảng 3.5. Hàm lượng bụi trong môi trường lao động

Bụi Khu vực đo Bụi toàn phần (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3) SiO2 tự do (%) Khu vực I 5,33 ± 4,86 2,98 ± 2,71 5,23 ± 1,06 Khu vực II 4,70 ± 4,34 2,72 ± 2,26 4,43 ± 0,55 Khu vực III 4,07 ± 1,24 2,19 ± 1,05 4,01 ± 0,17 TCCP 3733/2002 ≤ 6 ≤ 4 * Nhận xét:

- Nồng độ bụi toàn phần đạt TCCP ở cả 3 khu vực. Trong đó nồng độ bụi cao nhất ở khu vực I (5,33 mg/m3), sau đó đến khu vực II (4,70 mg/m3

), thấp nhất là khu vực III (4,07 mg/m3).

- Nồng độ bụi hô hấp đạt TCCP ở cả 3 khu vực. Trong đó nồng độ bụi hô hấp ở khu vực I cao nhất (2,98 mg/m3), sau đó đến khu vực II (2,72 mg/m3

), thấp nhất là khu vực III (2,19 mg/m3).

3.2. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.6. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Nhóm nghề Chỉ số Nhóm I (SL=336) Nhóm II (SL=255) Nhóm III (SL=241) SL % SL % SL % Giới Nam 213 63,4 245 96,1 121 50,2 Nữ 123 36,6 10 3,9 120 49,8 Tuổi đời < 30 36 10,7 44 17,3 113 11,6 30 - 39 128 38,1 130 51,0 85 35,3 40 - 49 159 47,3 61 23,9 89 36,9 ≥ 50 13 3,9 20 7,8 39 16,2 Tuổi nghề (năm) < 5 11 3,3 21 8,2 11 4,6 5 - 9 83 24,7 127 49,8 70 29,0 10 - 19 235 69,9 104 40,8 152 63,1 ≥ 20 năm 2 2,1 3 1,2 8 3,3 * Nhận xét:

- Giới: Ở nhóm I và nhóm II tỷ lệ nam giới chiếm đa số (nhóm I: 63,4%, nhóm II: 96,1%). Nhóm III tỷ lệ nam/nữ tương đối đồng đều (nam: 50,2%, nữ 49,8%).

- Tuổi đời: tuổi đời từ 30 - 39 và 40 - 49 chiếm tỷ lệ chủ yếu trong 3 nhóm nghề. Tuổi đời ≥ 50 chiếm tỷ lệ thấp, trong đó nhóm I (3,9%), nhóm II (7,8%), nhóm III (16,2%), riêng nhóm III tuổi đời < 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các nhóm tuổi (11,6%).

- Tuổi nghề: ở cả 3 nhóm nghề, tuổi nghề từ 5 - 9 năm và 10 - 19 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, tuổi nghề ≥ 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong đó nhóm I (2,1%), nhóm II (1,2%), nhóm III (3,3%).

3.3. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan

Bảng 3.7. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề

Loại SK Nhóm nghề

Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V

SL % SL % SL % SL % SL % Nhóm I (SL = 336) 6 1,8 103 30,7 205 61,0 21 6,3 1 0,2 Nhóm II (SL = 255) 9 3,5 144 56,5 95 37,3 7 2,7 0 0 Nhóm III (SL = 241) 2 0,8 99 41,1 123 51,1 16 6,6 1 0,4 Tổng số (SL = 832) 17 2,0 346 41,6 423 50,8 44 5,3 2 0,2 32.5 60 41.9 61 37.3 51.1 6.5 2.7 7 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ %

Loại I + Loại II Loại III Loại IV + Loại V Loại SK

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Biểu đồ 3.1. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề

* Nhận xét:

- Sức khỏe loại III chiếm tỷ lệ cao nhất, sức khỏe loại IV, V chiếm tỷ lệ thấp nhất. Sức khỏe loại I, II nhóm nghề II chiếm tỷ lệ cao nhất (60,0%) trong khi nhóm nghề I chiếm tỷ lệ thấp nhất (32,5%). Sức khỏe loại IV, V ở nhóm nghề III chiếm tỷ lệ cao nhất (6,5%), nhóm nghề II chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,7%).

Bảng 3.8. Cơ cấu bệnh tật theo nhóm nghề

Bệnh Nhóm

nghề

Tai - mũi - họng Da liễu Hô hấp

Số mắc Tỷ lệ % Số mắc Tỷ lệ % Số mắc Tỷ lệ % Nhóm I (n = 336) 89 26,5 27 8,8 29 8,6 Nhóm II (n = 255) 53 20,8 11 4,3 2 0,8 Nhóm III (n = 241) 51 21,2 9 3,7 21 8,7 Tổng số (n = 832) 193 23,2 47 5,6 52 6,3 P p>0,05 p<0,05 p<0,01 * Nhận xét:

- Bệnh tai - mũi - họng: nhóm I chiếm tỷ lệ cao nhất (26,5%) sau đó đến nhóm III (21,2%), nhóm II chiếm tỷ lệ thấp nhất (20,8%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bệnh da liễu: bệnh có xu hướng tăng từ nhóm NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,7%, nhóm II: 4,3%, nhóm I: 8,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh hô hấp: nhóm III chiếm tỷ lệ cao nhất (8,7%) sau đó đến nhóm I (8,6%), nhóm II chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tệt ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)