- Cỡ mẫu: Toàn bộ công nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, đảm bảo đủ số lượng được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [10], trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái năm 2005 [26], với sai số mong muốn không quá 5% và với độ tin cậy 95%. n = [Z21 - /2 2 d Pq ] + 1 Trong đó:
n: số lượng công nhân tối thiểu cần nghiên cứu
Z1 - /2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, với α = 0,05 → Z1 – α/2 = 1,96. p = 0,7 ( Năm 2005, trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái, tỷ lệ bệnh tai - mũi - họng ở đối tượng công nhân sản xuất xi măng xấp xỉ 70%. Do yếu tố nguy cơ nghề nghiệp của đối tượng công nhân sản xuất xi măng là bụi nên biểu hiện bệnh tật ở đường hô hấp là điển hình nhất).
q= 1- p = 0,3
d: độ sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thực của quần thể, chọn d = 0,05.
Với các thông số đã được xác định thì cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu mô tả là 323 đối tượng. Để đảm bảo cỡ mẫu và hạn chế sai số chọn toàn bộ cán bộ công nhân viên CTCP Xi măng La Hiên khám đủ 3 chuyên khoa: hô hấp, tai mũi họng, da liễu. Kết quả chọn được 832 người.
- Tiêu chuẩn loại trừ: các công nhân xin chuyển công tác giữa các nhóm nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu.
Dựa vào đặc điểm nghề nghiệp, chúng tôi chia đối tượng ra làm 3 nhóm nghiên cứu:
+ Nhóm I: bao gồm công nhân làm việc ở khu vực I. Nhóm này có 336 công nhân.
+ Nhóm II: bao gồm công nhân làm việc ở khu vực II. Nhóm này có 255 công nhân.
+ Nhóm III: bao gồm cán bộ công nhân viên làm việc ở các phòng, ban hành chính. Nhóm này có 241 người.