Những lo âu, trăn trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca nguyễn anh nông (Trang 65 - 68)

7. Đóng góp của luận văn

2.3.2. Những lo âu, trăn trở

Viết trường ca Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn và trường ca Lập Thành, Nguyễn Anh Nông không chỉ nói về niềm vui bình dị của gia đình Đỗ Khơi khi hai đứa con trai lần lượt chào đời mà còn nói đến những âu lo, trăn trở về hành trình lớn lên của đứa trẻ.

Nguyễn Anh Nông không hề giấu giếm những vất vả, lo toan thường nhật của những bậc làm cha, làm mẹ khi một đứa trẻ ra đời: nào là bận rộn chuyện quần áo, tã lót, nào là lo cái ăn, giấc ngủ, ốm đau, tiền nong,...Nhà thơ gọi đó là bổn phận LÀM NGƯỜI:

Những tã lót giăng giăng phơi phóng

Những đứa con đùm bọc chở che- nóng - lạnh - hắt hơi sổ mũi - bố mẹ chúng bạc mặt tiền nong - tối tăm lọ mọ - lếch tha lếch thếch - nhăn nha nhăn nhở - gánh trên vai bổn phận LÀM NGƯỜI.

(Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn)

Nhìn từ chính cuộc đời của mình, hơn ai hết cả Đỗ Khơi, Kim Oanh đều thấu hiểu những khó khăn và sự khắc nghiệt của cuộc sống. Những bất trắc luôn bủa vây, rình rập và không ngừng đeo bám con người. Với những bậc cha mẹ, việc chăm sóc con cái vừa là tình thương yêu, vừa là bổn phận. Cùng với sự yêu chiều, giáo dục nghiêm khắc, cha mẹ không tránh khỏi tâm lí nơm nớp âu lo trong từng bước đi của đứa con trên hành trình hướng về tương lai.

Nói về nỗi lo toan của người lớn trong việc chăm sóc, dạy bảo con cái, Nguyễn Anh Nông đã đặt những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư trong sự tương phản với nỗi lo thường nhật của cha mẹ:

Ngày mai, ngày nay cơm áo thế nào Những người già lo xa lắm chuyện Những đứa con túi rỗng vẫn vô tư

(Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn)

Nguyễn Anh Nông thật tinh tế khi miêu tả ngày đứa trẻ chào đời. Trong tiếng khóc “oa oa” đầu tiên của đứa bé, nhà thơ không chỉ nhìn thấy niềm hạnh phúc của cha mẹ, người thân mà còn thấy được cả những dự cảm âu lo:

Mặt đất hồn nhiên học bài học vỡ lòng từ tiếng khóc oa oa.

Học đấy nhưng hành được bao nhiêu? Khi mà những thảm họa thiên nhiên, thảm họa con người vẫn xảy ra thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi và đang vây quanh hành trình lớn lên của đứa trẻ:

Mây gió ơi, chớ xám sì a - xít

Động đất sóng thần ơi, chớ phá tan hoang nát bấy lòng người Chớ gieo rắc kinh hoàng nỗi hoang mang phóng xạ - một niềm đau rớm máu cõi nhân sinh.

Và thảm họa luôn xảy ra làm lòng người bất an. Con người đã tìm đến cõi tâm linh, thành kính cúi đầu trước trời đất, tổ tiên cầu mong cho con cháu được bảo vệ, chở che:

Con cháu cúi đầu kính dâng Tiên Tổ- Thần Công- Thổ Địa- Ngọc

Hoàng- Thượng Đế linh thiêng? Hãy về thụ lộc, đoái thương con cháu xóm làng, non nước - mưa thuận gió hòa - mở lòng độ lượng - phù hộ độ trì - chở che chồi non lộc biếc, gốc gác- dịu dàng ấp ủ, chăm sóc, vun xới, nâng niu trăn trở cõi dương gian.

(Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn)

Từ cuộc sống bận rộn, lo toan “sấp ngửa hai bàn tay”của mình, người lớn không tránh khỏi nỗi lo về số phận, định mệnh cuộc đời: Sấp ngửa hai bàn tay/

Đường số phận nổi chìm chằng chịt/ Định mệnh nào trời đất vần xoay?

Cùng với những nỗi lo âu là niềm trăn trở khôn nguôi của người lớn khi nghĩ về tương lai của con cháu:

Năm 2020 ta là ai? Năm 3000 ta ở đâu?

Năm một triệu con cháu ta có còn là động vật cao cấp? Ai biết được điều gì sẽ tới, mặc dù ta vẫn trông vẫn

Nuôi dạy con cái, cha mẹ nào không trông chờ, kì vọng vào tương lai tươi sáng của con? Nhưng ai biết được điều gì sẽ xảy ra khi mà những sóng gió cuộc đời vẫn bủa vây xung quanh những đứa trẻ?

Như vậy, qua việc miêu tả những âu lo, trăn trở của những bậc sinh thành về hành trình tương lai của con cái, nhà thơ Nguyễn Anh Nông đã cho người đọc thấy được tình thương yêu của cha mẹ dành cho con cái lớn lao đến mức nào!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca nguyễn anh nông (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)