Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm và sáng tạo với chủ đề mực dẫn điện​ (Trang 26 - 30)

8. Cấu trúc khóa luận

1.3.4. Kết quả điều tra

Tôi đã tiến hành phát phiếu phỏng vấn điều tra về việc tổ chức dạy học sáng tạo của giáo viên môn Vật lý kết hợp việc tìm hiểu thực trạng tham gia hoạt động trải nghiệm của HS ở 3 trƣờng là: trƣờng THPT Trƣờng THPT Bến Tre (Vĩnh phúc), THPT Xuân Hòa (Vĩnh phúc), THPT Kim Anh (Hà Nội) gồm:

 Số trƣờng điều tra: 3

 Số phiếu điều tra giáo viên: 15  Số giáo viên cho biết ý kiến: 15  Số phiếu điều tra học sinh: 134  Số học sinh cho biết ý kiến: 134  Kết quả điều tra xem ở phụ lục 3

Giáo viên

Qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc rằng có 5 GV (chiếm tỉ lệ 33,33

trong tổng số 15 giáo viên đƣợc điều tra đã từng thiết kế và tổ chức thƣờng xuyên; có 6 GV đã từng thiết kế và tổ chức nhƣng ít chiếm 40 . Trong khi đó có 4GV (chiếm 26,67 là chƣa từng tổ chức HĐ TNST. Nhƣ vậy việc tổ chức HĐ TNST ở trƣờng THPT chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu chƣa đƣợc áp dụng phổ biến.

Đa số GV cho rằng khi học các kiến thức về điện học sinh thƣờng nắm vững kiến thức ở mức độ có thể vận dụng các kiến thức, công thức vào làm bài tập, nhƣng để HS trình bày kiến thức đã học theo cách hiểu của mình và vận dụng các kiến thức về điện vào thực tế đời sống thì GV phải thiết kế thêm các hoạt động thực tiễn gần gũi để học sinh có nhiều cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào đời sống nhƣ: chế tạo các dụng cụ điện đơn giản, lắp mạch điện,…

Theo hầu hết ý kiến của GV những khó khăn, sai lầm HS có thể gặp phải khi học các kiến thức về điện là học sinh chỉ đƣợc tiếp thu kiến thức một chiều, nội dung chƣơng trình nặng kiến thức nhiều, học sinh không hiểu đƣợc bản chất,…

Các em còn gặp khó khăn là chƣa liên hệ chặt chẽ lí thuyết và thực tiễn nên còn gặp khó khăn trong việc thiết kế các phƣơng án thí nghiệm, do vậy nhiệm vụ của phần này chúng tôi đặt mục tiêu phát triển cho các em từ các thí nghiệm đơn giản.

Học sinh

Có 12 hình thức tổ chức HĐ TNST cho học sinh nhƣng trên thực tế các em chỉ đƣợc tham gia một số hình thức phổ biến: tham quan, dã ngoại; hội thi/cuộc thi; giao lƣu; câu lạc bộ; tổ chức trò chơi. Qua bảng ta thấy tham quan,dã ngoại chiếm 27,40 (37 HS) tham gia, hình thức hội thi/cuộc thi có 35 HS tham gia (chiếm 25,93 hoạt động giao lƣu có 20 HS tham gia (chiếm 14,81 , hình thức câu lạc bộ có 17 HS tham gia (chiếm 12,60 , hình thức tổ chức trò chơi có 26 HS tham gia (chiếm 19,26 . Nhƣ vậy các hình thức mà trƣờng phổ thông tổ chức hầu nhƣ đều liên quan đến hoạt động của Đoàn trƣờng mà ít thấy có bóng dáng của môn học.

Có 20 HS chƣa biết đến HĐ TNST, 30 HS đã biết nhƣng chƣa đƣợc học. Đa số học sinh đều rất hứng thú với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và mong muốn có nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo hơn khi học các môn học. Khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS gặp phải những khó khăn nhƣ: Không biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống (57,33 ; sự hiểu biết về kiến thức Vật lí còn nhiều hạn chế (35 ). Vì vậy chúng tôi cho rằng lí do ở đây là các em vẫn chƣa biết rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, việc dạy học còn chú trọng vào nội dung.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo tạo cho HS môi trƣờng học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học kiến thức trong nhà trƣờng nhƣng vẫn gắn với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội, điều này rất phù hợp với chủ chƣơng đổi mới chƣơng trình giáo dục và sách giáo khoa theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất của HS hiện nay.

Tiểu kết chƣơng

Trong chƣơng này khóa luận đã trình bày đƣợc những điều cơ bản sau: quan niệm, vị trí,vai trò, các hình thức tổ chức và quy trình thiết kế và triển khai HĐ TNST trong nhà trƣờng THPT. Ngoài ra khóa luận còn đƣa ra tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của học sinh khi thamgia HĐ TNST.

Từ việc phân tích cơ sở lí luận, chúng tôi nhận thấy ý nghĩa của hoạt động giáo dục đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ đó giáo viên có điều kiện vận dụng các hình thức, phƣơng pháp đánh giá để phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong học tập, phát huy năng lực tƣ duy sáng tạo của HS.

Tất cả những điều này sẽ đƣợc vân dụng để tổ chức HĐ TNST có sử dụng kiến thức Vật lí, nhằm góp phần phát huy năng lực sáng tạo. Nội dung này sẽ đƣợc trình bày kĩ hơn ở chƣơng 2 của khóa luận.

Chƣơng 2

XÂY DỰNG, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ: “MỰC DẪN ĐIỆN”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm và sáng tạo với chủ đề mực dẫn điện​ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)