Một số yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi tại tỉnh bắc giang​ (Trang 37)

Bảng 3.1. Liên quan giữa tiền sử gia đình với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Tiền sử gia đình Bệnh Không bệnh OR, 95%CI, p SL % SL % Gia đình có ngƣời bị mắc ĐTĐ 68 63,0 40 37,0 OR = 4,64 (2,99 - 7,19) p<0,001 Gia đình không có ngƣời bị

mắc ĐTĐ

132 26,8 360 73,2

Bảng 3.1. cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử gia đình với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời trong gia đình có ngƣời bị mắc ĐTĐ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 4,6 lần ngƣời trong gia đình không có ngƣời bị mắc ĐTĐ (CI: 2,99 - 7,19, p<0,001).

Bảng 3.2. Liên quan giữa tăng huyết áp với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Tăng huyết áp Có bệnh Không bệnh OR, 95%CI, p SL % SL % Có 60 68,2 28 31,8 OR=5,69 (3,49 -9,28) p<0,001 Không 140 27,3 372 72,7

Bảng 3.2. cho thấy có mối liên quan giữa THA với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời THA có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 5,69 lần ngƣời không bị THA (CI: 3,49 - 9,28, p<0,001).

Bảng 3.3. Liên quan giữa tuổi với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Nhóm tuổi Có bệnh Không bệnh OR, 95%CI, p SL % SL % ≥ 60(1) 73 61,3 46 38,7 OR(1,3) =14,11(6,46-30,82) ; p(1,3) <0,001 OR(1,2)=3,83(1,86-7,88); p(1,2) <0,001 40-59(2) 118 30,1 274 69,9 30-39(3) 9 10,1 80 89,9

Bảng 3.3. cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời độ tuổi ≥60 có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 14,11 lần ngƣời độ tuổi 30 - 39 (CI: 6,46 - 30,82, p<0,001). Những ngƣời độ tuổi ≥ 60 có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 3,83 lần ngƣời độ tuổi 40 - 59 (CI: 1,86 - 7,88; p<0,001).

Bảng 3.4. Liên quan giữa chỉ số BMI với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ BMI Có bệnh Không bệnh OR, 95%CI, p SL % SL % Thừa cân 124 53,5 108 46,5 OR = 4,4 (3,1-6,3) p<0,001 Trung bình/gầy 76 20,6 292 79,4

Bảng 3.4. cho thấy có mối liên quan giữa BMI với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời có BMI cao (Thừa cân) có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 4,4 lần ngƣời BMI thấp (Trung bình/gầy) (CI: 3,1 - 6,3); p<0,001.

3.3. Một số yếu tố liên quan với bệnh đái tháo đƣờng

Bảng 3.5. Liên quan giữa kinh tế hộ gia đình với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ

Kinh tế

Có bệnh Không bệnh OR, 95% CI, p SL % SL %

Đủ ăn 194 35,14 358 64,86 OR=3,79 (CI: 1,5- 9,0)

p<0,05

Nghèo 6 12,5 42 87,5

Bảng 3.5. cho thấy có mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những hộ gia đình đủ ăn trở lên có nguy cơ mắc ĐTĐ hơn hộ nghèo 3,79 lần (CI: 1,5 - 9,0; p<0,05).

Bảng 3.6. Liên quan giữa ăn thịt mỡ với bệnh đái tháo đƣờng

Bệnh ĐTĐ Tần xuất ăn thịt mỡ Có bệnh Không OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 183 35,2 337 64,8 OR=2,01 (1,14 - 3,54) p<0,05 Không thƣờng xuyên 17 21,3 63 78,7

Bảng 3.6. cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố ăn uống với bệnh ĐTĐ nhƣ sau: Những ngƣời ăn thịt mỡ thƣờng xuyên nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 2,01 lần so với những ngƣời ít ăn thịt mỡ OR = 2,01(CI :1,14 - 3,54; p<0,05).

Bảng 3.7. Liên quan giữa ăn bơ, dầu, mỡ với bệnh đái tháo đƣờng

Bệnh ĐTĐ Tần xuất ăn bơ, dầu, mỡ Bệnh Không OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 66 20,6 254 79,4 OR=0,3 (0,2 - 0,4) p<0,001 Không thƣờng xuyên 134 47,9 146 52,1

Bảng 3.7. cho thấy mối liên quan những ngƣời ăn bơ dầu mỡ thƣờng xuyên ít nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ hơn những ngƣời ít ăn bơ, dầu mỡ 0,3 lần, (CI: 2,2 - 0,4; p<0,05).

Bảng 3.8. Liên quan giữa ăn thức ăn sào, rán với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Tần xuất ăn thức ăn sào, rán Có bệnh Không bệnh OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 105 39,8 159 60,2 OR=1,68(1,19 - 2,36) p<0,05 Không thƣờng xuyên 95 28,3 241 71,7

Bảng 3.8. cho thấy mối liên quan những ngƣời ăn thức ăn xào rán thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời không thƣờng xuyên ăn thức ăn xào rán 1,68 lần, (CI: 1,19 - 2,36; p<0,05).

Bảng 3.9. Liên quan giữa ăn trứng với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Tần xuất ăn trứng Có bệnh Không bệnh OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 125 54,8 103 45,2 OR=4,81 (3,34-6,91) p<0,001 Không thƣờng xuyên 75 20,2 297 79,8

Bảng 3.9. cho thấy mối liên quan những ngƣời ăn trứng thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời ăn trứng không thƣờng xuyên 4,81 lần, (CI:

Bảng 3.10. Liên quan giữa ăn đồ ngọt với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Ăn đồ ngọt Có bệnh Không bệnh OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 165 47,7 181 52,3 OR=5,70 (3,77-8,63) p<0,001 Không thƣờng xuyên 35 13,8 219 86,2

Bảng 3.10. cho thấy mối liên quan những ngƣời ăn đồ ngọt thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời ăn đồ ngọt không thƣờng xuyên 5,7 lần, (CI: 3,77 - 8,63; p<0,001).

Bảng 3.11. Liên quan giữa uống nƣớc ngọt với bệnh đái tháo đƣờng

Bệnh ĐTĐ Uống nƣớc ngọt Có bệnh Không bệnh OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 65 80,3 16 19,7 OR=11,56 (6,46-20,66) p<0,001 Không thƣờng xuyên 135 26,01 384 73,99

Bảng 3.11 cho thấy mối liên quan những ngƣời uống nƣớc ngọt thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời uống nƣớc ngọt không thƣờng xuyên 11,56 lần, (CI: 6,46 - 20,66; p<0,001).

Bảng 3.12. Liên quan giữa uống sữa với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Uống sữa Có bệnh Không bệnh OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 16 76,2 5 23,8 OR=6,87(2,48-19,04) p<0,001 Không thƣờng xuyên 184 31,8 395 68,2

Bảng 3.12. cho thấy mối liên quan những ngƣời uống sữa thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời uống sữa không thƣờng xuyên 6,87 lần, (CI: 2,48 - 19,04; p<0,001).

Bảng 3.13. Liên quan giữa uống bia với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Uống bia Có bệnh Không bệnh OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 97 56,4 75 43,6 OR=4,08(2,81-5,93) p<0,001 Không thƣờng xuyên 103 24,1 325 75,9

Bảng 3.13 cho thấy mối liên quan những ngƣời uống bia thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời uống bia không thƣờng xuyên 4,08 lần (CI: 2,81 - 5,93; p<0,001).

Bảng 3.14. Liên quan giữa uống rƣợu với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Uống rƣợu Có bệnh Không bệnh OR, 95% CI, p SL % SL % Thƣờng xuyên 78 63,4 45 36,6 OR=5,04(3,31-7,68) p<0,001 Không thƣờng xuyên 122 25,6 355 74,4

Bảng 3.14. cho thấy mối liên quan những ngƣời uống rƣợu thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời uống rƣợu không

Bảng 3. 15. Liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh ĐTĐ Nghề nghiệp Có bệnh Không bệnh OR, 95%CI, p SL % SL % Cán bộ viên chức (1) 33 50,8 32 49,2 OR(1,3) = 2,4(1,4 - 4,1) p(1.3)<0,001 Kinh doanh (2) 40 36,7 69 63,3 Làm ruộng (3) 127 29,8 299 70,2 OR(1,2) =1,8(0,95 - 3,3) p(1,2) >0,05

Bảng 3.15. cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: CBVC có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn 2,4 lần ngƣời làm ruộng (CI: 1,4 - 4,1, p<0,001). Những ngƣời kinh doanh có nguy cơ mắc ĐTĐ cao tƣơng đƣơng với cán bộ viên chức với p>0,05.

Bảng 3.16. Liên quan giữa phƣơng tiện truyền thông với bệnh đái tháo đƣờng

Bệnh PTTT

Bệnh Không bệnh OR, 95%CI, p SL % SL %

Không có 38 73,1 14 26,9 OR = 6,46 (3,4 - 12,2)

p< 0,05

Có 162 29,6 386 70,4

Bảng 3.16. cho thấy có mối liên quan giữa PTTT với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những hộ không có PTTT có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 6,46 hộ có PTTT (CI: 3,4 -12,2) p<0,05

Bảng 3.17. Liên quan giữa yếu tố giới với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh Giới Bệnh Không bệnh OR, 95%CI, p SL % SL % Nữ 134 37,6 222 62,4 OR =1,6 (1,1 - 2,3) p<0,05 Nam 66 27,1 178 72,9

Bảng 3.17. cho thấy có mối liên quan giữa giới tính với bệnh đái tháo nữ giới có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 1,6 lần nam giới (CI: 1,1 - 2,3, p<0,05).

Bảng 3.18. Liên quan giữa trình độ học vấn với bệnh đái tháo đƣờng Bệnh

TĐHV

Bệnh Không bệnh OR, 95%CI, p

SL % SL % ≤ Tiểu học(1) 44 64,7 24 35,3 OR(1,2) = 3,69 (2,14 - 6,36) p(1,2) <0,05 OR(1,3) = 7,0 (3,75 - 13,09) p<0,001 THCS(2) 122 33,2 246 66,8 ≥ THPT(3) 34 20,7 130 79,3

Bảng 3.18. cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời có trình độ ≤ Tiểu học(1)

có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn gấp 7,0 lần ngƣời trình độ học vấn ≥ THPT(3)

(CI: 3,75 - 13,09, p<0,001). Những ngƣời có trình độ ≤ Tiểu học có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn gấp 3,69 lần ngƣời trình độ học vấn THCS(2)

(CI: 2,14 - 6,36, p<0,05).

Chƣơng 4. BÀN LUẬN

Trên nguyên tắc, những kết luận có giá trị về một dân số chỉ có thể khi khảo sát hoàn toàn dân số đó. Tuy nhiên, trong thực tiễn thƣờng không thể hoặc không cần thiết phải tiến hành toàn bộ. Những phƣơng pháp thống kê sẽ cho phép rút ra những kết luận cho quần thể với một độ tin cậy nhất định nếu thực hiện trên mẫu có kích cỡ đủ lớn và đại diện cho quần thể đó.

Đối tƣợng đƣợc chọn trong nghiên cứu từ 30 tuổi trở lên vì nhóm đối tƣợng này đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới cho là ngƣời trƣởng thành, ngƣời già cần đƣợc đặc biệt theo dõi và chăm sóc sức khỏe và tuổi từ 45 trở lên là một trong những nguy cơ ĐTĐ. Hơn nữa theo tác giả Trần Hữu Dàng (1996), tỷ lệ phát hiện ĐTĐ sau tuổi 40 là 93,75% [14]. Với thiết kế nghiên cứu, cách chọn mẫu, cỡ mẫu đã thực hiện đƣợc, mẫu nghiên cứu của chúng tôi có cơ cấu mẫu tƣơng đồng giữa hai nhóm bệnh và nhóm chứng, tƣơng đồng với cơ cấu quần thể, đại diện đƣợc cho quần thể nghiên cứu nên kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu này có thể suy luận cho quần thể.

Qua nghiên cứu mô tả cắt ngang đƣợc tiến hành trên 10.000 đối tƣợng và kêt hợp với nghiên cứu bệnh chứng nhóm bệnh là 200 ngƣời bệnh, nhóm chứng 400 ngƣời cho các kết quả nhƣ sau:

4.1. Thực trạng bệnh đái tháo đƣờng tại tỉnh Bắc Giang

Kết quả nghiên cứu trên mẫu của chúng tôi với cỡ mẫu n = 10.0000 đối tƣợng ở độ tuổi trên 30 tuổi phát hiện tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng là 3,8% (Mục 3.1). Tỷ lệ này ở mức trung bình trong cả nƣớc [9].

Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình năm 2002-2003 tỷ lệ ĐTĐ ở Hà Nội khu vực ngoại thành là 3,5%, tỷ lệ RLDN đƣờng huyết là 7,3%, tuổi trung bình của ngƣời mắc ĐTĐ là 61,33 [7].

57/1400 chiếm tỷ lệ

4,1% và t 4,9% [30].

Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Lƣợng tại Bắc Kạn cho thấy: Tỷ lệ ĐTĐ của tỉnh Bắc Kạn là 3,3%, tỷ lệ rối loạn glucose máu lúc đói là 3,7 % (tỷ lệ rối loạn glucose máu là 7,0%) [22].

Theo nghiên cứu của chúng tôi số ngƣời mắc ĐTĐ mới phát hiện qua đợt khám sàng lọc là 3,8%, nhƣ vậy cao hơn của Tạ Văn Bình, tƣơng đƣơng với kết quả của Trịnh Thị Lƣợng và thấp hơn kết quả của Phạm Đức Thắng.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy:

- Lứa tuổi: Có xu hƣớng lứa tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc ĐTĐ càng cao Biểu đồ 3.1).

- Giới: Xu hƣớng nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn (Biểu đồ 3.2)

- Trình độ học vấn: Phân bố không rõ ràng, các mức độ trình độ có tỷ lệ bệnh gần tƣơng đƣơng (Biểu đồ 3.3).

- Về nghề nghiệp: Cán bộ công chức có xu hƣớng mắc bệnh nhiều hơn ngƣời nông dân.

- Về kinh tế: Ngƣời nghèo có xu hƣớng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn (Biểu đồ 3.5).

- Ngƣời thừa cân béo phì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn (Biểu đồ 3.6). - Những gƣời bị THA có khả năng mắc bệnh ĐTĐ cao hơn (Bảng 3.2). Các kết quả trên của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu khác [11]. Các yếu tố trên sẽ đƣợc bàn luận kỹ trong mục các yếu tố nguy cơ dƣới đây.

4.2. Yếu tố nguy cơ đái tháo đƣờng tại tỉnh Bắc Giang

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh đái tháo đƣờng thƣờng có liên quan đến tiền sử mắc bệnh ĐTĐ. Tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ mạnh của đái tháo đƣờng nhất là ĐTĐ týp 2. Ở độ tuổi trên 30 các bệnh nhân ĐTĐ có tiền

ĐTĐ có thể liên quan hoặc không liên quan đến lý do di truyền vì các thành viên trong gia đình thƣờng có chung những tác động của môi trƣờng, đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ( Bảng 3.1) cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử gia đình với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời trong gia đình có ngƣời bị mắc ĐTĐ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 4,6 lần ngƣời trong gia đình không có ngƣời bị mắc ĐTĐ (CI: 2,99 - 7,19, p<0,001).

Trần Thị Mai Hà (2004), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ ở ngƣời trên 30 tuổi tại thành phố Yên Bái cho thấy có tiền sử ngƣời nhà bị mắc đái tháo đƣờng là một yếu tố nguy cơ [16].

Theo nghiên cứu của Phạm Đức Thắng ở Tuyên Quang, tỷ lệ ngƣời đái tháo đƣờng có tiền sử ngƣời nhà mắc đái tháo đƣờng là 12,1% còn nhóm không có ngƣời nhà mắc đái tháo đƣờng thì tỷ lệ này là 4,8% [30]. Tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh sinh của đái tháo đƣờng nhất là ở typ 2, không lệ thuộc Insulin. Ngƣời có tiền sử gia đình có ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng gấp 4,6 lần so với những ngƣời không có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đƣờng điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và một số tác giả khác [14], [31], [33]. Nhƣ vậy, cần quan tâm đến các thành viên khác trong gia đình khi trong nhà đã có ngƣời mắc bệnh ĐTĐ để phát hiện bênh sớm là điều rất cần thiết.

Giá trị huyết áp liên hệ với mức độ đề kháng insulin và dung nạp glucose. Tuy nhiên, sự đề kháng insulin ảnh hƣởng đến huyết áp nhƣ thế nào thi đang còn nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi (tại bảng 3.2) cho thấy có mối liên quan giữa bệnh THA với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời mắc bệnh THA có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ gấp 5,69 lần ngƣời không bị THA (CI: 3,49 - 9,28, p<0,001).

Theo nghiên cứu của Vũ Huy Chiến và CS ở Thái Bình cũng đã thu đƣợc kết quả tƣơng tự nhƣ chúng tôi [12], ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tô Văn Hải ở Hà Nội và Vũ Thị Mùi ở thành phố Yên Bái, Phạm Đức Thắng ở Yên Sơn, Tuyên Quang [17], [24], [30]. Tăng huyết áp và ĐTĐ là hai bệnh ngày càng phổ biến ở những nƣớc phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hai bệnh này có thể độc lập hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ thƣờng song hành với nhau vì chúng có cùng những yếu tố nguy cơ nhƣ: Thừa cân, béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối đƣờng, lƣời vận động. THA làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngƣợc lại ĐTĐ cũng làm cho THA trở lên khó điều trị hơn, theo chƣơng trình THA quốc gia thì tỷ lệ THA ở ngƣời ĐTĐ tăng cao gấp 2 lần so với ngƣời không bị ĐTĐ. THA thƣờng do hậu quả của biến chứng thận THA có thể xuất hiện trƣớc khi bệnh nhân đƣợc chẩn đoán ĐTĐ hoặc có thể đồng thời xuất hiện với ĐTĐ. Hội chứng này là một nhóm biểu hiện bất thƣờng về lâm sàng gồm: THA- béo bụng (chu vi bụng nam >90 cm, nữ >80 cm), RLDN glucose. THA trong ĐTĐ làm cho tỷ lệ bệnh mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2-3 lần so với ngƣời không bị THA, gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu lớn nhỏ nhƣ: Tắc mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc... nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng những ngƣời THA có nguy cơ mắc ĐTĐ gấp 5,7 lần ngƣời không bị THA.

Nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2003) có kết quả tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm có tăng huyết áp cao gấp 2 lần nhóm không tăng huyết áp [2]. Tác giả Hoàng Kim Ƣớc (2005) cho kết quả tỷ lệ đái tháo đƣờng ở nhóm tăng huyết áp cao gấp 5,22 lần nhóm không tăng huyết áp [42].

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đƣờng mà cũng là hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi tại tỉnh bắc giang​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)