Ngoài các yếu tố nguy cơ đã đƣợc xác định nhƣ trên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy còn có một số yếu tố liên quan khác đối với bệnh ĐTĐ nhƣ sau:
* Yếu tố về giới tính: Kết quả nghiên cứu tại bảng mối liên quan giữa giới tính với bệnh đái tháo đƣờng: Nữ giới có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 1,6 lần nữ giới (CI: 1,1 - 2,3, p<0,05) (Bảng 3.2).
(52,9 %) cao hơn so với nam giới (47,1%) [30]. Nhƣ vậy kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Phạm Đức Thắng.
Nhiều nghiên cứu trong nƣớc cũng cho kết quả tƣơng tự. Theo tác giả Trần Hữu Dàng (1996) nghiên cứu ở Huế, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của nữ cũng cao hơn nam: 2,21% so với 0,74%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê [14]. Nhìn chung theo những nghiên cứu gần đây, thì tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ nhất là ĐTĐ týp 2 nói riêng đã tăng lên một cách rõ rệt ở nữ giới. Điều này có thể giải thích có sự liên quan đến các yếu tố nguy cơ nhƣ béo phì ở nữ cũng nhƣ vân đề ảnh hƣởng hormone sinh dục nữ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.3 cũng cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những ngƣời có trình độ ≤ Tiểu học có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn gấp 7,0 lần ngƣời trình độ học vấn ≥THPT (CI: 3,75 - 13,09, p<0,001). Những ngƣời có trình độ ≤ Tiểu học có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn gấp 3,69 lần ngƣời trình độ học vấn THCS (CI: 2,14 - 6,36, p<0,05).
Tình trạng kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến sức khỏe đã đƣợc nhiều tác giả đề cập đến. Trình độ học vấn cũng có thể liên quan đến sức khỏe do mức độ hiểu biết về những khái niệm về phòng bệnh và chữa bệnh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng (Bảng 3.4): CBVC có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn 2,4 lần ngƣời làm ruộng (CI: 1,4 - 4,1, p<0,001). Những ngƣời kinh doanh có nguy cơ mắc ĐTĐ cao tƣơng đƣơng với cán bộ viên chức với p>0,05.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa PTTT với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những hộ không có PTTT có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 6,46 hộ có PTTT (CI: 3,4 – 12,2 p<0,05).
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình với bệnh đái tháo đƣờng của đối tƣợng: Những hộ gia đình nghèo ít có nguy cơ mắc ĐTĐ hơn hộ đủ ăn trở lên 3,79 lần (CI: 1,5 - 9,0; p<0,05). (Bảng 3.5).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cơ bản phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2006) ở Hà Nội [3], của Vũ Huy Chiến và CS ở Thái Bình [12], Trần Thị Mai Hà (2004), ở thành phố Yên Bái [16], Phạm Văn Thắng ở Tuyên Quang [30], Trịnh Thị Lƣợng ở Bắc Kan [22] cũng đã thu đƣợc kết quả tƣơng tự nhƣ chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở các bảng từ 3.13 đến 3.20. cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố ăn uống với bệnh ĐTĐ nhƣ sau:
Chế độ tiết thực và một số thành phần dinh dƣỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đái tháo đƣờng. Chế độ tiết thực với tiêu thụ nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm và ngũ cốc, làm giảm nguy cơ đái tháo đƣờng. Số lƣợng lẫn chất lƣợng chất béo đều ảnh hƣởng đến chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin. Thức ăn có nhiều chất béo gây rối loạn chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau trong đó gia tăng axit béo tự do (FFAs) gây kháng insulin làm giảm hiệu quả insulin tác động vào thụ thể, gây rối loạn vận chuyển glucose, giảm tổng hợp glycogen và tích tụ triglyceride ở cơ vân [40].
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2007) cho kết quả nhóm có thói quen ăn mỡ thƣờng xuyên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng gấp 6 lần không có thói quen này [6].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy;
- Những ngƣời ăn thịt mỡ thƣờng xuyên nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao gấp những ngƣời ít ăn thịt mỡ OR = 2,01, 1,14 - 3,54; CI: p<0,05).
- Những ngƣời ăn bơ dầu mỡ thƣờng xuyên ít nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ hơn những ngƣời ít ăn bơ, dầu mỡ 0,3 lần, CI: 2,2 - 0,4; CI: p<0,05).
- Những ngƣời ăn thức ăn xào rán thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời không thƣờng xuyên ăn thức ăn xào rán 1,68 lần, CI: 1,19 - 2,36; CI: p<0,05).
Mặc dù hành vi ăn nhiều mỡ chƣa thể hiện có liên quan với đái tháo đƣờng, kết quả của chúng tôi phù hợp nghiên cứu trên là tỷ lệ đái tháo đƣờng cao ở nhóm ăn nhiều mỡ. Điều này có thể do thói quen ăn mỡ đã chuyển dần sang thói quen ăn dầu hiện nay trong cộng đồng nên số đối tƣợng ăn nhiều mỡ. Giảm tiêu thụ lƣợng mỡ bão hòa, những axit chuyển hóa chất béo và
Giáo dục Cholesterol Quốc gia của Mỹ (The National Cholesterol Education Program: NCEP) khuyến cáo tổng lƣợng mỡ thu nạp mỗi ngày nên dƣới 25%, tối đa 35% tổng năng lƣợng và mỡ bão hòa phải dƣới 7% tổng năng lƣợng thu nhận.
Khuyến cáo của WHO số lƣợng carbohydrate hàng ngày không quá 60% năng lƣợng. Ăn càng nhiều đƣờng dẫn tới dƣ thừa năng lƣợng, quá cân, tế bào bêta tụy tăng tiết insulin dẫn đến tình trạng suy chức năng tế bào bêta
Những thông tin dịch tễ học cho thấy rằng tiêu thụ đƣờng bằng cách cho đƣờng vào công thức chế biến thức ăn và đồ uống đang gia tăng rất lớn. Liên quan đến những yếu tố nguy cơ về sức khỏe, nếu tiêu thụ thức ăn và đồ uống có nhiều đƣờng sẽ đồng hành với gia tăng tỷ lệ béo phì, kháng insulin, rối loạn lipid máu và gần đây hơn là thếu máu cơ tim và bệnh lý thận [11].
Trong nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy kết quả:
- Những ngƣời ăn đồ ngọt thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời ăn đồ ngọt không thƣờng xuyên 5,7 lần, CI: 3,77 - 8,63; p<0,001).
- Những ngƣời uống nƣớc ngọt thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời uống nƣớc ngọt không thƣờng xuyên 11,56 lần, CI: 6,46 - 20,66; p<0,001).
- Những ngƣời uống sữa thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời uống sữa không thƣờng xuyên 6,87 lần, CI: 2,48 - 19,04; p<0,001).
Liên quan đến những nguy cơ cho sức khỏe về việc cho thêm đƣờng đƣợc thể hiện là sự tiêu thụ thức ăn, đồ uống có nhiều đƣờng cao cùng với sự gia tăng tỷ lệ của béo phì, kháng insulin, rối loạn lipid máu và gần đây là thiếu máu cơ tim và bệnh thận. Sự hiểu biết hơn về vai trò của fructose trong rối loạn chuyển hóa có thể đóng góp vào chiến lƣợc phòng ngừa loại bỏ những hành vi về chế độ ăn đã gây nên sự gia tăng số ngƣời kháng insulin, béo phì, và dân số đái tháo đƣờng trên thế giới [18]. Những đồ uống ngọt có nhiều năng lƣợng nhƣ đồ uống nhẹ, nƣớc trái cây, nƣớc chanh và những đồ
uống khác có cho thêm đƣờng dẫn đến tăng cân và nguy cơ gia tăng đái tháo đƣờng [9], [13].
Lƣợng lớn alcohol tiêu thụ làm giảm hấp thu glucose qua trung gian insulin và giảm dung nạp glucose, có lẽ do tác dụng độc của rƣợu trực tiếp lên tế bào đảo tụy hay ức chế sự tiết insulin và tăng đề kháng insulin. Hiện nay, các nghiên cứu cho các kết quả khác nhau về mối liên quan giữa uống rƣợu và đái tháo đƣờng. Một số nghiên cứu kết luận rằng có mối liên quan hình chữ U giữa lƣợng alcohol tiêu thụ và nguy cơ ĐTĐ tƣơng tự nhƣ sự tƣơng quan giữa alcohol và bệnh tim mạch.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi thấy:
- Những ngƣời uống bia thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời uống bia không thƣờng xuyên 4,08 lần, CI: 2,81 - 5,93; p<0,001).
- Những ngƣời uống rƣợu thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời uống rƣợu không thƣờng xuyên 5,04 lần, CI: 3,31 - 7,68; p<0,001).
Nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình nhóm có thói quen ƣống rƣợu bia có nguy cơ gấp 3,36 lần nhóm không có thói quen này [7] và một số nghiên cứu khác cho rằng nhóm có thói quen uống rƣợu bia có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đƣờng gấp 2 lần nhóm không có thói quen uống rƣợi bia [8]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng tự nhƣ kết quả của những nghiên cứu trên có thể do đặc điểm cộng đồng dân cƣ của vùng nghiên cứu này thƣờng có thói quen uống nhiều rƣợu nếp tự sản xuất tại địa phƣơng với nồng độ alcohol 40% hoặc bia.
Phạm Đức Thắng với nghiên cứu thực trạng bệnh Đái tháo đƣờng tại huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang năm 2010 cho thấy có mối liên quan giữa thói quen uống rƣợu thƣờng xuyên và ĐTĐ, những ngƣời thƣờng xuyên uống rƣợu có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 1,83 lần những ngƣời không uống
Còn Trịnh Thị Lƣợng nghiên cứu thực trạng bệnh và công tác quản lý bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 tại thị xã Bắc Kạn cho thấy: Đối tƣợng có kiến thức nhận biết nguy cơ và dấu hiệu bệnh đái tháo đƣờng loại tốt 25,6%, kém là 51,4%. kiến thức tốt về nhận biết hậu quả của bệnh 21,9% kém 44,8%. Thái độ tốt về tuân thủ chế độ dùng thuốc, ăn uống luyện tập là 75,2%, loại kém là 15,2%. Thực hành tốt về tuân thủ chế độ thuốc, luyện tập là 18,1%, loại kém là 68,6% [22].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Công (2013) ở thành phố Thái Nguyên [13].
Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên quan giữa những ngƣời ăn trứng thƣờng xuyên thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn những ngƣời ăn trứng không thƣờng xuyên 4,81 lần, CI: 3,34 - 6,91; p<0,001).
Tóm lại, Qua nghiên cứu chúng tôi thấy nổi bật lên là các nguy cơ thuộc về hành vi ăn uống của các đối tƣợng không tốt và công tác quản lý điều trị và tƣ vấn ngƣời bệnh của cán bộ y tế cơ sở chƣa tốt. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với một số kết quả nghiên cứu khác về phòng chống đái tháo đƣờng hiện nay.
Một số hạn chế của nghiên cứu.
Nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Giang tuy phạm vi rộng, nhƣng số liệu cắt ngang dựa hoàn toàn vào kết quả dự án cho nên không thể nhƣ mong muốn, không thể bằng chính cuộc điều tra của chính mình. Nhƣng vì phải có nguồn lực rất lớn thì mới tổ chức đƣợc cuộc điều tra cộng đồng mà điều này học viên không thể có đƣợc.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1) Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng ở ngƣời trên 30 tuổi tại tỉnh Bắc Giang là 3,8%. Tỷ lệ bệnh cao hơn ở nữ giới (3,9%), cán bộ công chức (6,1%), đủ ăn trở lên (3,8%).
2) Một số yếu tố nguy cơ chính đã đƣợc xác định đối với bệnh đái tháo đƣờng nhƣ sau:
- Trong gia đình có ngƣời bị mắc đái tháo đƣờng (OR= 4,6), - Ngƣời tăng huyết áp (OR = 5,69).
- Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ càng tăng (≥60: OR = 14,11). - BMI cao (Thừa cân, béo phì) (OR = 4,4).
- Kinh tế hộ gia đình (Đủ ăn trở lên) (OR = 3,79).
-Yếu tố ăn uống là nguy cơ với bệnh ĐTĐ là: Những ngƣời thƣờng xuyên ăn thịt mỡ (OR = 2,01); ăn bơ dầu (OR= 3,5), ăn thức ăn xào rán (OR : 1,68), uống nƣớc ngọt (OR: 11,56), uống sữa (OR = 6,87), ăn đồ ngọt (OR = 5,7), ăn trứng (OR = 4,81), uống rƣợu (OR = 5,04), uống bia (OR = 4,08).
KHUYẾN NGHỊ
1. Cần tăng cƣờng công tác truyền thông giáo dục kiến thức cho ngƣời dân về bệnh đái tháo đƣờng, đặc biệt đối với các đối tƣợng có nguy cơ mắc bệnh cao nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và chủ động phát hiện bệnh sớm.
2. Cần duy trì và tăng cƣờng công tác quản lý và điều trị bệnh nhân đái tháo đƣờng vì hiện tại tỷ lệ bệnh cao, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát đƣợc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bệnh viện nội tiết Trung ƣơng (2009), Điều tra bệnh đái tháo đường toàn
quốc năm 2008, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
2. Tạ Văn Bình (2001), “Tình hình chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam và một số quốc gia Châu Á”, Tạp chí y học thực hành 11(405): tr. 32 - 35.
3. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ƣớc (2002), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường và
các yếu tố nguy cơ tại khu vực nội thành của 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
4. Tạ Văn Bình, S. Colagiuri và cộng sự (2003), Phòng và quản lý bệnh ĐTĐ
tại Việt Nam, phần 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
5. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường-Tăng glucose máu, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
6. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học Hà
Nội tr. 39.
7. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ƣớc và cộng sự (2007), “Kết quả điều tra đái tháo đƣờng và rối loạn dung nạp đƣờng huyết ở nhóm đối tƣợng có nguy cơ cao tại Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa và Nam Định” Báo cáo toàn văn
các đề tài khoa học, NXB y học: tr. 738.
8. Bộ môn nội trƣờng Đại học y Hà Nội (2010), Bệnh học nội khoa, NXB y
học Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2003), Tổng cục thống kê, Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Hà
Nội.
10. Bộ Y tế (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động chương trình phòng chống
11. Lê Cảnh Chiến, Đỗ Công Tuyển và cs (2007), Kết quả điều tra dịch tễ bệnh đái tháo đường tại thị xã Tuyên Quang, Hà Nội.
12. Vũ Huy Chiến, Phạm Văn Dịu, Đào Văn Minh và cộng sự (2007), Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỷ lệ mắc đái tháo đường typ 2 tại một số vùng dân cư tỉnh Thái Bình. Hội nghị khoa học toàn quốc,
chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ ba. Hà Nội: tr. 672 - 676. 13. Nguyễn Thành Công (2013), Hành vi dự phòng đái tháo đường type 2 của
người cao tuổi ở phường Quang Trung thành phố Thái Nguyên, Khóa
luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Y – Dƣợc Thái Nguyên.
14. Trần Hữu Dàng (1996), Nghiên cứu bệnh ĐTĐ ở Huế trên đối tượng 15 tuổi trở lên, phương pháp chẩn đoán hữu hiệu và phòng ngừa. Luận án
PTS khoa học Y Dƣợc, Đại học Y Hà Nội.
15. Trần Thị Mai Hà (2004), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ ở
người trên 30 tuổi tại thành phố Yên Bái. Luận văn thạc sỹ y học.47,
16. Bế Thu Hà (2009), “Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đƣờng điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn Thạc sĩ Y học. Trƣờng Đại học Y – Dƣợc Thái Nguyên.
17. Tô Văn Hải, và cộng sự (2000), Điều tra dịch tễ học bệnh tiểu đường ở người từ 16 tuổi trở lên thuộc 3 quận huyện tại Hà Nội. N.x.b.y. học: tr.
13.
18. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Bích Thủy (2010), “Đánh giá hiệu quả kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 điều trị tại Trung tâm Y tế Dự phòng Thái Bình”, Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6 (tháng 4 số 1): tr. 65-71.
19. Nguyễn Kim Hƣng, và cộng sự (2005), Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo
đường ở người trưởng thành >15 tuổi ở TP HCM, Kỷ yếu toàn văn các
20. Đỗ Mạnh Kiên (2012), Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối
tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Y học, Trƣờng Đại học Y – Dƣợc Thái
Nguyên.
21. Phạm Thị Lan, Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), Tìm hiểu tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ quản lý thai kỳ tại bệnh viện phụ sản trung ương và bệnh viện phụ sản Hà Nội, in Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ ba, Nhà xuất bản y