Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên​ (Trang 54 - 72)

3.4.1. Nhu cầu về số lượng

Bảng 3.29. Số cán bộ y tế dự phòng nghỉ hƣu các năm theo tuyến Tuyến Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng cộng Tỉnh 24 8 4 7 4 8 9 64 Huyện 9 14 7 10 10 11 8 69 Tổng số 33 22 11 17 14 19 17 133 Nhận xét:

Đến năm 2020, tổng số CBYTDP toàn tỉnh nghỉ hưu là 133 cán bộ.

Bảng 3.30. Nhu cầu cần bổ sung cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh ở mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV

Đơn vị Số CBYTDP hiện có Số CBYTDP cần có theo TT 08 Số CBYTDP cần bổ sung TT Y tế dự phòng tỉnh 80 65 -15 TT Chăm sóc SKSS 31 35 4 TT KN Thuốc-MP-TP 19 30 11 TT Truyền thông GDSK 13 14 1 TTPC HIV/AIDS 28 30 2 TT Da liễu- chống phong 25 50 25 Chi cục Dân số- KHHGD 22 20* 0 Chi cục ATVSTP 18 19* 1 Trạm chống lao 13 15* 2 Tổng số 249 278 31

*: Những cơ sở này được tỉnh quy định số biên chế, trong đó Chi cục DS_ KHHGD thì quy định ít nhất 20 cán bộ.

Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh cần bổ sung thêm là 31 biên chế so với TT 08 BYT- BNV.

Bảng 3.31. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện ở mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV Đơn vị Số CBYTDP hiện có Số CBYTDP cần có theo TT 08 Số CBYTDP cần bổ sung Huyện Đại Từ 35 40 5 Huyện Phú Bình 26 35 9 Huyện Phổ Yên 31 35 4 Huyện Định Hóa 28 30 2 Huyện Đồng Hỷ 32 35 3 Huyện Võ Nhai 23 30 7 Huyện Phú Lương 25 30 5 Thị xã Sông Công 14 30 16 Thành Phố TN 31 45 14 Tổng cộng 245 310 65 Nhận xét:

Số lượng cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện cần bổ sung thêm là 65 biên chế so với TT 08/ BYT- BNV.

Bảng 3.32. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng cần tuyển thêm

Nhu cầu bổ sung Tuyến Tỉnh Tuyến Huyện Tổng số Bổ sung số cán bộ nghỉ hưu 64 69 133 Bổ sung số cán bộ đủ theo TT08 31 65 96 Tổng số cần tuyển 95 134 229 Nhận xét:

3.4.2. Nhu cầu về trình độ

3.4.2.1. Nhu cầu đào tạo lại về chuyên môn

Bảng 3.33. Mong muốn đƣợc đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến Tỉnh ( n=118)

Nội dung

Rất cần Cần Chƣa cần

n % n % n %

Quản lý 34 28,8 24 20,3 60 50,8

Triển khai các hoạt động 25 21,2 18 15,3 75 63,6

Xét nghiệm 34 28,8 53 44,9 31 26,3

Theo dõi, giám sát 12 10,2 69 58,5 37 31,4

Điều trị 20 17,0 52 44,1 46 39,0

Thu thập, xử lý

Thông tin, viết báo cáo

5 4,2 20 17,0 93 78,8 Đào tạo, tập huấn 42 35,6 57 48,3 19 16,1 Truyền thông-GDSK 15 12,7 27 23,0 76 64,4

Nghiên cứu 22 18,6 40 34,0 56 47,5

Nhận xét:

- Rất cần được đào tạo lại là công tác: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất 35,6%. Xét nghiệm và công tác quản lý đứng thứ hai với 28,8%.

- Cần được đào tạo lại là công tác: Theo dõi giám sát chiếm tỷ lệ cao nhất 58,5%. Xét nghiệm đứng thứ hai với 44,9%.

Bảng 3.35. Mong muốn đƣợc đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến Huyện ( n=214) Nội dung Rất cần Cần Chƣa cần n % n % n % Quản lý 19 9,0 44 20,6 151 70,6

Triển khai các hoạt động 21 9,8 51 23,8 142 66,4

Xét nghiệm 75 35,0 44 20,6 95 44,4

Theo dõi, giám sát 17 8,0 21 9,8 176 82,2

Điều trị 47 22,0 85 39,7 82 38,3

Thu thập, xử lý

Thông tin, viết báo cáo

12 5,6 24 11,2 178 83,2 Đào tạo, tập huấn 95 44,4 53 24,8 66 30,8 Truyền thông-GDSK 17 8,0 23 10,7 174 81,3

Nghiên cứu 68 31,8 87 40,7 59 27,6

Nhận xét:

- Rất cần được đào tạo lại là công tác: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất 44,4%. Đứng thứ hai là xét nghiệm với 44%.

- Cần được đào tạo lại là công tác: Nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất 40,7%. Tiếp theo là công tác điều trị với 39,7%.

3.4.2.2. Nhu cầu về loại hình đào tạo

Bảng 3.36. Loại hình đào tạo thích hợp nhất

Loại hình đào tạo Tỉnh Huyện

N % n %

Đào tạo ngắn hạn chuyên môn 46 39,0 77 36,0 Đào tạo ngắn hạn quản lý chương trình 10 8,5 39 18,2

Bác sỹ đa khoa 6 5,1 15 7,0

Chuyên khoa cấp I 12 10,2 16 7,5

Chuyên khoa cấp II 10 8,5 8 3,7

Thạc sỹ 10 8,5 17 7,9

Tiến sỹ 5 4,2 2 0,9

Không thích đi học thêm 19 16,1 40 18,7

Tổng số 118 100 214 100

Nhận xét:

Nhu cầu Đào tạo ngắn hạn về chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất, (tuyến tỉnh 39% và tuyến huyện 36%). Không số cán bộ không thích đi học thêm cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (16,1% và 18,7%).

3.4.2.3. Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo

Bảng 3.37. Chuyên ngành đào tạo thích hợp

(Với trình độ học Thạc sỹ, Tiến sỹ, CKI và CKII)

Chuyên ngành đào tạo Tỉnh Huyện

n % n % Y tế công cộng 13 35,1 7 16,3 Y học dự phòng 18 48,6 25 58,1 Các chuyên ngành khác 6 16,2 11 25,6 Tổng số 37 100,0 43 100,0 Nhận xét:

Chuyên ngành đào tạo thích hợp nhất là Y học dự phòng ở cả hai tuyến (48,6% ở tuyến tỉnh và 58,1% ở tuyến huyện).

Hộp 4: Kết quả thảo luận về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực

*Bà H, Lãnh đạo TTYT ....“… Về nhu cầu để phát triển nhân lực thì chúng tôi có rất nhiều về cả số lượng, về chất lượng cán bộ, điều kiện làm việc, chế độ chính sách. Biên chế hàng năm giao cho các đơn vị phải tăng lên để các đơn vị có cơ sở để tuyển thêm cán bộ. Nên có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để giữ cán bộ...

*Ông Đ, Trung tâm TTGDSK có ý kiến ... Theo tôi, giải pháp cần được thực hiện đồng bộ từ cấp Trung ương tới địa phương. Trong mọi chủ trương thì đều nêu cao ưu tiên cho dự phòng nhưng thực tế nguồn kinh phí đầu tư dành cho dự phòng so với điều trị là rất hạn hẹp...”.

*Ông L, TTYT dự phòng tỉnh: “ … Nhà nước cần nghiên cứu có các chế độ chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ ngành y tế dự phòng vì so với ngành điều trị thì mức thu nhập của bác sỹ điều trị hơn hẳn bác sỹ dự phòng, để bác sỹ dự phòng yên tâm công tác gắn bó với nghề. Tỉnh cần bổ sung, sửa đổi chính sách thu hút cán bộ, đặc biệt đối với bác sỹ làm việc tại xã, huyện miền núi, vùng cao…”.

* Chị H.A, TTYT huyện… “..Theo tôi, Sở y tế cần phải sớm có đề án nâng cấp các TT thuộc hệ dự phòng, chứ không chỉ đầu tư vào các bệnh viện thì mới đảm bảo cho hệ dự phòng đủ điều kiện để phát triển bền vững được..”.

Như vậy, các ý kiến đều mong muốn được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, đầu tư hơn cho YTDP. Cụ thể cấp thêm biên chế hàng năm, tăng nguồn kinh phí và nâng mức chế độ chính sách cho cán bộ.

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu năm 2013 tại 18 cơ sở y tế dự phòng toàn tỉnh Thái Nguyên, tổng cộng là 494 người. Chúng tôi có những nhận xét như sau:

4.1. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Số lượng

Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 đến 3.4 cho thấy: Tổng số cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh là 494 người, số lượng cán bộ tuyến tỉnh và huyện xấp xỉ nhau với tỉ lệ 50,4% và 49,6%. Tỷ lệ cán bộ là nữ giới chiếm ưu thế hơn với 63%. Đa số cán bộ là người dân tộc Kinh nhưng dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ lệ cao 26,7% nguyên nhân do Thái Nguyên là một tỉnh miền núi gồm có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Mặt khác đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao nên việc có nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan nhà nước ngày càng phổ biến. Độ tuổi 30- 50 chiếm hơn một nửa tổng số nhân lực hệ dự phòng toàn tỉnh. Đây là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở y tế dự phòng vì độ tuổi này là quãng thời gian mà trình độ chuyên môn, học vấn và khả năng cống hiến của các cán bộ đạt mức cao nhất. 88,5% các cán bộ YTDP tỉnh được đào tạo tại Thái Nguyên. Điều này rất dễ hiểu vì Thái Nguyên được coi là một cái nôi đào tạo cán bộ y tế nói chung và cán bộ y tế dự phòng nói riêng cho khu vực phía Bắc.

Toàn bộ nhân lực y tế tỉnh Thái Nguyên có 4549 cán bộ [42], trong đó số cán bộ hệ Dự phòng là 494 chiếm 10,9 %. Bằng chứng trên cho thấy sự bất hợp lý và chưa phù hợp với phương châm dự phòng là chính, công việc của hệ y tế dự phòng chiếm hơn 60% công việc của ngành y tế. Về số lượng các cán bộ tại các cơ sở y tế dự phòng cho từng tuyến, kết quả nghiên cứu cho thấy đối với

tuyến tỉnh thì Trung tâm YTDP tỉnh có tổng số cán bộ nhiều nhất chiếm 32,1%. Thấp nhất là Trạm chống lao và Trung tâm TT- GDSK với số cán bộ 13 chiếm 5,2%. Tại tuyến huyện thì TTYT huyện Đại Từ có số cán bộ nhiều nhất, chiếm 14,3%. Số lượng cán bộ ít nhất là Thị xã Sông Công với 14 cán bộ chiếm 5,7%. Nguyên nhân do Thị xã Sông Công là một trong hai đơn vị tuyến huyện còn mô hình Trung tâm y tế và Bệnh viện gắn liền nhau nên số lượng còn hạn chế.

Hiện nay Thái Nguyên đang tồn tại song song 2 mô hình, một là mô hình chiếm ưu thế TTYT huyện và Bệnh viện huyện tách rời (7/9 đơn vị) theo nghị định 172 của Chính phủ và mô hình gắn liền nhau (2/9 đơn vị). Ưu điểm của mô hình TTYT đã tách riêng hệ YTDP là: 1- Nguồn lực dành cho hoạt động dự phòng tốt hơn. 2- Có đủ số khoa phòng để thực hiện các chức năng chuyên môn theo qui định. Hạn chế của mô hình TTYT đã chia tách là: 1- Đa số các Trung tâm đều mới chia tách, nhiều TTYT mới thành lập cơ sở vật chất chật chội, trang thiết bị chưa đủ, nhân lực thiếu nghiêm trọng cả về số lượng và trình độ chuyên môn. 2- Cơ chế phối hợp hoạt động với bệnh viện còn chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch, đặc biệt là ở các TTYT còn yếu. Cả mô hình chia tách và kết hợp thì mỗi mô hình có những ưu và nhược điểm riêng nhưng việc chia tách đã góp phần làm mất cân đối trong công tác đào tạo chuyên khoa, nghiêng về hệ điều trị hơn là hệ dự phòng [52]. Trước đây trung tâm y tế huyện vừa làm công tác điều trị vừa làm công tác dự phòng, như vậy số lượng người tham gia công tác dự phòng nhiều hơn trong các chiến dịch, trong các phong trào phòng chống dịch bệnh khi cần, sẽ điều động tất cả cán bộ tham gia công tác y tế dự phòng. Sau khi thực hiện nghị định 172 [27]tách trung tâm y tế huyện ra khỏi bệnh viện, làm cho việc phối hợp giữa trung tâm y tế và bệnh viện ngày càng hạn chế hơn, chưa nói đến gây mất đoàn kết nội bộ nhiều nơi trong ngành y tế, việc ai nấy làm không hổ trợ công tác chuyên môn lẫn nhau. Vì vậy biên chế trung tâm y tế mới tách, không đủ người để đảm đương công tác phòng dịch.

4.1.2. Cán bộ y tế dự phòng hiện có so với định mức biên chế của thông tư 08/BYT-BNV

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 và bảng 3.9 cho thấy: So với định mức biên chế mà TT 08/BYT-BNV quy định thì ở mức tối thiểu: Tuyến tỉnh có 5 đơn vị đạt, chiếm tỷ lệ 55,6 %. Tuyến huyện có 4/9 đơn vị đạt, chiếm tỷ lệ 44,4%.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8; 3.10 cho thấy: So với định mức biên chế mà TT 08 /BYT-BNV quy định ở mức tối đa: Tuyến tỉnh có 1/9 đơn vi đạt, chiếm tỷ lệ 11,1%. Tuyến huyện thì không có đơn vị nào đạt.

Kết quả định lượng trên và kết quả thu được khi thảo luận nhóm các lãnh đạo cơ sở YTDP tỉnh cho thấy các đơn vị y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên thiếu hụt về nhân lực, đặc biệt là ở tuyến huyện. Thiếu hụt cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ Dự phòng tỉnh. Cán bộ là một nguồn lực quan trọng chủ chốt trong việc thực thi các chương trình, thiếu cán bộ dẫn đến sự bố trí nhân lực không hợp lý, sự chuyên môn hóa không cao do mỗi cán bộ phải phụ trách nhiều mảng. Việc nâng cao trình độ cán bộ cũng gặp khó khăn do không đủ cán bộ đảm đương công việc thường quy. Trong đó tuyến tỉnh chưa đạt mức tối thiểu là 44,4%, tuyến huyện chưa đạt ở mức tối thiểu là 55,6%. Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Cục YTDP và Môi trường có đến 90% số TTYTDP quận huyện chưa đạt [31]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Văn về nhân lực YTDP tỉnh Hà Giang: tuyến tỉnh có 5/8 đơn vị đạt mức tối thiểu, 2/ 8 đơn vị đạt mức tối đa. Huyện có 8/11 đơn vị đạt mức tối thiểu. không có đơn vị nào đạt mức tối đa [51]. Theo nghiên cứu của Khưu Minh Cảnh về các cơ sở YTDP thành phố Cần Thơ: tuyến tỉnh 6/9 đơn vị đạt mức tối thiểu. 1/9 đơn vị đạt mức tối đa. Tuyến huyện: 2/9 đơn vị đạt mức tối thiểu, 1/9 đơn vị đạt mức tối đa [25].

Nguyên nhân được kể ra đầu tiên là chế độ chính sách dành cho các cán bộ hệ Dự phòng. Các sinh viên Y sau khi tốt nghiệp thường có xu hướng chọn những chuyên ngành, đơn vị có thể mang lại thu nhập cao như chuyên

khoa răng hàm mặt, mắt, tai mũi họng, chẩn đoán hình ảnh…Ở những chuyên ngành này, ngoài việc thực hiện công tác chuyên môn, họ có thể tăng thu nhập bằng những nguồn thu chính đáng như tham gia khám chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám.. Ngay cả khi về hưu họ cũng vẫn có thể có thu nhập cao từ hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt là hiện nay, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân rất lớn, các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. So với thu nhập của các cán bộ lâm sàng, thu nhập của các đồng nghiệp chuyên ngành y tế dự phòng còn rất khiêm tốn, thậm chí không đủ trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Năm 2013 là năm mà khóa Bác sỹ chính quy chuyên ngành Y học dự phòng của Trường đại học Y Dược đầu tiên ra trường. Lượng bác sỹ này hứa hẹn là một nguồn bổ sung nhân lực chất lượng cao rất lớn cho hệ Dự phòng. Theo quy định, bác sỹ hệ Y học dự phòng không được tuyển ở những chuyên ngành điều trị, vì vậy họ thường có xu hướng chọn những đơn vị Dự phòng ở tuyến Trung ương và tỉnh chứ không thích về tuyến huyện. Ngoài công việc chuyên môn thì tại các đơn vị này thường xuyên có những nguồn thu từ những dự án trong và ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh thu hút cán bộ của hệ Dự phòng tuyến huyện là rất thấp.

Nguyên nhân này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào về Nhân lực y tế ở Bạc Liêu năm 2012 [35]: Có nhiều nguyên nhân liên quan đến tình trạng thiếu nhân lực y tế dự phòng như đào tạo cán bộ y tế cho hệ y tế dự phòng còn rất ít; thiếu các chính sách thu hút khuyến khích cán bộ y tế làm việc cho y tế dự phòng; điều kiện làm việc của các cơ sở y tế dự phòng còn nhiều thiếu thốn; mô hình tổ chức hệ thống y tế trong đó có y tế dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên​ (Trang 54 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)