Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên​ (Trang 72 - 83)

4.3.1. Nhu cầu về số lượng

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.30 cho ta thấy: Đến năm 2020 số CBYTDP toàn tỉnh nghỉ hưu là 133 người chiếm 26,9% tổng số cán bộ DP toàn tỉnh. Kết quả này phù hợp với số cán bộ có thời gian công tác >20 năm (39,9%).

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.30; bảng 3.31 cho ta thấy: Nhu cầu CBYTDP cần bổ sung để đảm bảo đủ định mức biên chế theo TT08/BYT-BNV của toàn tỉnh là 96 người, trong đó: tuyến tỉnh số lượng CBYTDP cần bổ sung thêm là 31 biên chế và tuyến huyện cần bổ sung thêm là 65 biên chế.

Như vậy trong giai đoạn 2014- 2020 tổng biên chế cần tuyển thêm cho hệ dự phòng toàn tỉnh là 229 người (133 người nghỉ hưu + 31 người tuyến tỉnh + 65 người tuyến huyện).

Kết quả này tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Võ Văn Thắng ở Long An: số lượng CBYT dự phòng toàn tỉnh cần bổ sung trong 5 năm là 227 trong đó tuyến tỉnh cần bổ sung thêm là 113 biên chế, số lượng CBYT dự phòng tuyến huyện cần bổ sung thêm là 71 biên chế [44].

4.3.2. Nhu cầu về trình độ

4.3.2.1. Nhu cầu đào tạo lại về chuyên môn

Kết quả bảng 3.34 cho ta thấy mong muốn rất cần được đào tạo lại của CBYTDP tuyến tỉnh là: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất 35,6%. Xét nghiệm đứng thứ hai với 28,8%. Cần được đào tạo lại là công tác theo dõi giám sát với 58,5%. Bảng 3.35 cho ta thấy, đối với tuyến huyện thì rất cần được đào tạo cũng là công tác: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất 44,4%. Xét nghiệm đứng thứ hai với 35%. Cần được đào tạo lại là Nghiên cứu khoa học với 40,7%.

Như vậy, nhu cầu đào tạo, tập huấn là cao nhất ở cả hai tuyến. Đào tạo về công tác xét nghiệm cũng rất cần được đào tạo lại (đứng vị trí thứ hai ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện). Kết quả này cho thấy sự thiếu hụt về nhân lực cũng như trình độ cán bộ xét nghiệm đang được các cơ sở YTDP nỗ lực cải thiện.

4.3.2.2. Nhu cầu về loại hình đào tạo

Bảng 3.36 cho ta thấy nhu cầu về loại hình đào tạo của cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh. Loại hình đào tạo thích hợp nhất thì CBYTDP tuyến tỉnh, tuyến huyện đều trả lời: Đào tạo ngắn hạn về chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất (39% và 36%). Kết quả này phù hợp với mong muốn được đào tạo lại về chuyên môn của cán bộ DP tỉnh Thái Nguyên, trong đó công tác Đào tạo, tập huấn được mong muốn nhiều nhất tại cả hai tuyến (36,5% và 44,4%). Loại hình đào tạo mong muốn tiếp theo có sự khác nhau giữa hai tuyến. Tuyến tỉnh mong muốn loại hình Chuyên khoa cấp I (10,2%). Tuyến huyện thì mong muốn loại hình

Đào tạo ngắn hạn quản lý chương trình (18,2%). Có sự khác biệt như vậy vì các cán bộ YTDP tuyến huyện phải quản lý nhiều chương trình y tế đang được triển khai ở các xã. Còn tuyến tỉnh thì có trình độ chuyên môn cao hơn nên có nhu cầu đào tạo cao hơn so với tuyến huyện.

Kết quả về loại hình đào tạo ở trình độ thạc sỹ và chuyên khoa cấp I chiếm một tỷ lệ tương đối ở cả hai tuyến (18,7% và 15,4%) phù hợp với cơ cấu chuyên môn của cán bộ DP tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, nhân lực bác sỹ công tác trong các cơ sở YTDP của tỉnh Thái Nguyên không thiếu so với quy định của TT 08/ BNV- BYT, nên có nhu cầu học cao lên các trình độ như thạc sỹ và chuyên khoa I là phù hợp.

4.3.2.3. Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.37 cho thấy: Chuyên ngành đào tạo thích hợpnhất đối với cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh là Y học dự phòng 48,6%, tiếp theo là Y tế công cộng 35,1%. Đối với tuyến huyện thì chuyên ngành đào tạo thích hợp nhất cũng là Y học dự phòng với 58,1%, tiếp theo là các chuyên ngành khác 56,8%. Như vậy, kết quả trên cho thấy một nhu cầu rất lớn được đào tạo về Y học dự phòng của cán bộ DP tỉnh Thái Nguyên. Đây là một nhu cầu chính đáng, phù hợp với các kết quả định tính khi các đơn vị hiện nay đang thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu về YHDP. Thực trạng này cũng được thấy trong nghiên cứu của tác giả Trịnh Yên Bình và Ngô Văn Toàn, Trường Đại học Y Hà Nội trong nghiên cứu“Phân bố và nhu cầu đào tạo lại cho cán bộ y tế dự phòng tại các trung tâm y tế dự phòng 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2007” [4]: Trong đó số bác sĩ của 13 TTYTDP là 197 người, có 180 người là bác sĩ đa khoa và các chuyên khoa khác. Tất cả chỉ có 17 bác sĩ chuyên khoa YTDP, chiếm tỷ lệ 8,5% và 9 bác sĩ chuyên khoa YTCC, chiếm tỷ lệ 4,5%. Đây là sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa bác sĩ YHDP và bác sĩ đa khoa, các chuyên khoa khác.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng về số lượng, trình độ, cơ cấu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Thái Nguyên năm 2013

* Số lượng

- Cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh nữ nhiều hơn nam, chiếm 63%. Nhóm tuổi từ 30-50 tuổi có tỷ lệ cao nhất, chiếm 56,5%. Dân tộc Kinh chiếm chủ yếu 73,3%. 39,9% cán bộ có thời gian công tác >20 năm. Chủ yếu các cán bộ y tế dự phòng được đào tạo ngay tại tỉnh.

- Toàn tỉnh có 494 cán bộ y tế dự phòng. Số lượng cán bộ tuyến tỉnh và tuyến huyện tương đương nhau (50,4% và 49,6%).

- Tại tuyến tỉnh: 5/9 đơn vị y tế dự phòng có số cán bộ đáp ứng trên mức tối thiểu và chỉ có 1 đơn vị đạt mức tối đa về số cán bộ y tế dự phòng theo Thông tư 08/ BYT- BNV.

- Tại tuyến huyện: 4/9 đơn vị có số lượng cán bộ thực tế đạt tiêu chuẩn so với mức tối thiểu, không có đơn vị nào có số lượng cán bộ đáp ứng được mức tối đa theo định mức biên chế của Thông tư 08/ BYT- BNV.

* Trình độ:

- Bác sỹ chiếm 28,1% tổng nhân lực, trong đó bác sĩ đa khoa chiếm 36,7%. Y sỹ đa khoa chiếm 11,9%. Cử nhân Y tế công cộng có 0,8% và kỹ thuật viên xét nghiệm có 6,7%.

- Tại tuyến tỉnh: Trình độ dưới đại học có tỷ lệ cao nhất 40,1%; sau đó là trình độ đại học và sau đại học (30,5% và 24,9%).

- Tại tuyến huyện: Trình độ dưới đại học có tỷ lệ cao nhất 66,1%; trình độ đại học và sau đại học tương đương nhau 17,1% và 13,6%.

- Kết quả thảo luận nhóm: cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh tương đối đủ về số lượng và trình độ, tuyến huyện còn thiếu nhiều.

* Cơ cấu:

- Cơ cấu theo bộ phận: chưa đạt theo quy định của Thông tư 08/BYT- BNV. Trong đó bộ phận xét nghiệm chiếm tỷ lệ rất thấp (7,6% và 5,3%).

- Cơ cấu theo chuyên môn: Tỷ lệ bác sỹ đạt so với quy định, nhưng kỹ thuật viên xét nghiệm đạt 1/3 tại tuyến tỉnh và 1/2 tại tuyến huyện so với quy định.

- Kết quả thảo luận nhóm: cơ cấu chưa hợp lý, chưa đáp ứng được công việc tại một số khoa phòng của đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, trình độ và cơ cấu của cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên.

* Nhận xét của cán bộ y tế dự phòng:

- Đa số cán bộ thích và muốn tiếp tục công việc đang làm, tuyến tỉnh là 93,2% và tuyến huyện là 97,7%. Lý do không muốn tiếp tục công việc chủ yếu là chế độ đãi ngộ không thỏa đáng và công việc không phù hợp, tuyến tỉnh là 87,5% và tuyến huyện là 100%.

* Nhận xét của lãnh đạo tại các đơn vị y tế dự phòng:

- Tỷ lệ không đáp ứng về cơ cấu và trình độ cao 53,1%. Lý do không đáp ứng chủ yếu là thiếu cán bộ 88,2%.

- Chuyên ngành đào tạo thích hợp nhất: y tế dự phòng 56,2%. Loại hình đào tạo thích hợp nhất: sau đại học 43,8%; đại học 40,6%.

- Về những công việc cần hỗ trợ từ tuyến trên: cần có chính sách ưu đãi nhân lực tại chỗ và nơi khác về chiếm tỷ lệ cao nhất là 87,5%, tiếp đến cần bổ sung nhân lực phù hợp cơ cấu và trình độ là 78,1%.

- Về những công việc cần làm tại đơn vị: Cần có chế độ khuyến khích học tập và nghiên cứu ứng dụng khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,3%; tiếp đến là bố trí nhân lực hợp lý 75%.

* Kết quả thảo luận nhóm: Chế độ chính sách, nguồn kinh phí hàng năm, biên chế giao cho các đơn vị là những yếu tố chính ảnh hưởng tới thực trạng nguồn nhân lực y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên.

3. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 đến năm 2020:

- Về số lượng: đến năm 2020, tổng số cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh cần tuyển thêm là 229 cán bộ (Nghỉ hưu 133 người+ 31 người tuyến tỉnh+ 65 người tuyến huyện).

- Về trình độ: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất 35,6% ở tuyến tỉnh và 44,4% ở tuyến huyện. Xét nghiệm đứng thứ hai với 28,8% ở tuyến tỉnh và 35% ở tuyến huyện. Trong đó Đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, chuyên ngành Y học dự phòng chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Kết quả thảo luận: Mong muốn tăng thêm số biên chế, có chế độ thu hút cán bộ, tăng nguồn đào tạo tại chỗ...

KHUYẾN NGHỊ

1. Các cấp có thẩm quyền cần ưu tiên cấp bổ sung kinh phí hàng năm cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành y tế dự phòng, nâng cao chế độ chính sách để thu hút và giữ cán bộ công tác dài lâu trong ngành dự phòng.

2. Các đơn vị dự phòng cần cân đối lại cơ cấu nguồn nhân lực, ưu tiên bổ sung đội ngũ kỹ thuật viên xét nghiệm hệ y tế dự phòng. Trong giai đoạn 2014- 2020 cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ phù hợp, ưu tiên cho một số đơn vị khó tuyển, đảm bảo cân đối nguồn nhân lực hợp lý giữa tuyến tỉnh và tuyến huyện, giữa các đơn vị y tế dự phòng với các bệnh viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Ban Chấp hành Trung Ương Ðảng (1993), Nghị quyết TW 4 khóa VII về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ SK nhân dân.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 06, ngày 22/01/2002 về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

3. Ban Khoa giáo Trung Ương (2005), Tình hình bác sỹ hiện nay của Việt Nam so với Thế giới.

4. Trịnh Yên Bình và Ngô Văn Toàn (2007), Phân bố và nhu cầu đào tạo lại cho cán bộ y tế dự phòng tại các trung tâm y tế dự phòng 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2007.

5. Bộ môn tổ chức quản lý y tế (2006), Tổ chức quản lý và chính sách y tế,

Trường Đại Học Y Hà Nội, NXB Y học.

6. Bộ Y tế (1997), Y tế Công cộng và CSSKBĐ, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 1997. 7. Bộ Y tế (2000), Định hướng chiến lược công tác y tế dự phòng đến năm 2010.

8. Bộ Y tế (2002), Tổ chức và quản lý Y tế, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2002), Xây dựng Y tế Việt Nam công bằng và phát triển.

10.Bộ Y tế (2007), Thông tư Liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước.

11.Bộ Y tế (2007), Chiến lước Quốc gia y tế Dự phòng Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Y tế, Hà Nội.

12.Bộ Y tế (2008), Chuẩn quốc gia về TTYTDP tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (giai đoạn 2008- 2015).

13.Bộ Y tế (2008), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2007, Bộ Y tế. 14.Bộ Y tế (2008), Chỉ thị số 06/2008/CT-BYT về việc tăng cường chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15.Bộ Y tế (2008), Hội nghị “Tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế ngày 22/01/2008”.

16.Bộ Y tế (2008), Thông tư 05 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức dân số- kế hoạch hóa gia đình ở địa phương.

17.Bộ Y tế (2009), Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020, Vụ Khoa học - Đào tạo, tháng 5/2009.

18.Bộ Y tế (2009), Niên giám thống kế Y tế 2009, Bộ Y tế, Hà Nội.

19.Bộ Y tế (2011), Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011; phương hướng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2012.

20.Bộ Y tế (2014), Báo cáo tóm tắt công tác y tế 2013 và nhiệm vụ trọng tâm 2014

21.Bộ Y tế, Nhóm đối tác y tế (2009), Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2009: Nhân lực y tế ở Việt Nam 2009.

22.Bộ Y tế, Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của hệ y học dự phòng. Trang tin điện tử Bộ Y tế.

23.Bộ Y tế, Bộ nội vụ (2007), Thông tư liên tịch số 08 ngày 05/6/2007 “về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước”.

24.Bộ Y tế-Bộ Nội vụ(2008), Thông tư 12 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

25.Khưu Minh Cảnh (2011), Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng thành phố Cần Thơ. Luận án chuyên khoa cấp II.

26.Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

27.Chính phủ (2006), Nghị định 172/2004/NĐ-CP, ngày 29/9/2004 về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

28.Chính phủ (2006), Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg, ngày 09/11/2006

“V/v phê duyệt chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

29.Chính phủ (2013), Quyết định Số 122/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011- 2020,tầm nhìn đến năm 2030

30.Cục Thống kê Thái Nguyên (2013), Niên giám thống kế 2012, Cục thống , Thái Nguyên.

31.Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (2007), Nghiên cứu nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phòng chống bệnh truyền nhiễm của 60 huyện trong địa bàn dự án khu vực tiểu vùng sông Mê Kông của Việt Nam.

32.Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2010), Công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010. Tạp chí thông tin y dược 3 :2-4/ 2010.

33.Đào Văn Dũng (2008), Thiết kế nghiên cứu hệ thống Y tế, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

34.Trương Việt Dũng, Phạm Ngân Giang (2007), Báo cáo chuyên đề: Phân tích và đề xuất lựa chọn chính sách phát triển nguồn nhần lực y tế góp phần đổi mới, hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, Hà Nội: Bộ Y tế và WHO,

35.Trần Thị Anh Đào (2012), Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế tỉnh Bạc Liêu.

36.Phạm Mạnh Hùng (2001), Chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên​ (Trang 72 - 83)