Bắc Từ Liêm có vị trí thuận lợi nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, giao thông thuận tiện nên có nhiều ưu thế trong việc phát triển thị trường đối với khu vực nội thành và giao lưu hàng hóa với các địa phương khác. Nằm trong vùng có thị trường lớn, Từ Liêm có thể cung cấp các loại nông sản thực phẩm như: gạo, rau, thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại thủy sản, hoa quả, đặc biệt là hoa tươi. Các loại thực phẩm chế biến cho thị trường Hà Nội và các khu vực lân cận như: đậu phụ, bún, bánh kẹo, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: hàng dệt kim, dệt may, đan lát, đồ gỗ và các loại đồ dùng gia đình.
Với việc mở rộng thủ đô về phía Tây và Tây Bắc nên Bắc Từ Liêm được quy hoạch là khu vực trung tâm phát triển văn hóa, trung tâm thương mại, khoa học kỹ thuật, tập trung các bệnh viện lớn,văn phòng đại diện, trụ sở cơ quan…
36
Nền kinh tế phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, từng bước chuyển dần sang cơ cấu thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Giai đoạn 2007 - 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành đạt 17,8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của thành phố; Giai đoạn 2012 - 2017 đạt 29,9%/năm, cao hơn 12,1% so với 5 năm trước.
Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa được tích cực thực hiện và có hiệu quả như: nâng cao chất lượng cuộc sống (cải thiện nhà ở ngoại thành, thực hiện phổ cập giáo dục, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,…). Việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý được UBND quận tích cực thực hiện. Vai trò quản lý Nhà nước được củng cố và phát huy có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Dân cư tập trung đông, tỷ lệ tăng cơ học cao, nguồn lao động dồi dào. Số lượng lao động có trình độ văn hóa và tay nghề tăng dần qua các năm.
Chính sách thu hút đầu tư và các thủ tục hành chính giải quyết nhanh chóng đã tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển.
Công tác giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được nỗ lực thực hiện. Vấn đề an toàn giao thông, vệ sinh môi trường có nhiều cải thiện rõ rệt, mỹ quan đô thị ngày được đổi mới.
*Giao thông:
Nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, thuộc khu vực phát triển mở rộng không gian nội thành nên hệ thống giao thông của quận phát triển khá đồng bộ với nhiều tuyến giao thông quan trọng của quốc gia, của thành phố như:
Đường Bắc Thăng Long – Sân bay quốc tế Nội Bài: đây là tuyến đường nối trực tiếp trung tâm thủ đô Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài. Tuyến đường này dài 15 km, đoạn qua Từ Liêm 5,5 km (đoạn đường Phạm Văn Đồng), mặt cắt rộng 23,5 m gồm 2 lòng đường rộng 8m, 2 lòng đường xe thô sơ rộng 3,5 m.
Đường 70 dài 13 km, rộng 10,5m, chạy dọc phía Tây của quận đi qua các phường Tây Tựu, Thượng Cát.
37
Đường 23 có chiều dài 7,5 km đi qua các phường Thượng Cát, Liên Mạc, Đông Ngạc, Thụy Phương là đường bao phía Bắc quan trọng của quận.
Ngoài ra, quận còn có nhiều tuyến đường huyết mạch như: đường 69, đường Xuân Đỉnh, đường Lương Thế Vinh…