Khai thác xung đột nội tâm, đối lập bản thân với thực trạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột văn hóa trong thơ nôm trào phúng nguyễn khuyến (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Khai thác xung đột nội tâm, đối lập bản thân với thực trạng xã hội

thâm độc của bọn thực dân xâm lược với truyền thống văn hóa, yêu nước của ta. Từ đó vạch trần được bản chất lố lăng, pha tạp của xã hội thực dân phong kiến do kẻ thù dựng lên đương thời với mục đích dễ bề cai trị.

3.2. Khai thác xung đột nội tâm, đối lập bản thân với thực trạng xã hội hội

Cách thức trào phúng của thi nhân bao giờ cũng biểu lộ những sắc thái nghệ thuật đặc biệt. Khác với Tú Xương, Nguyễn Khuyến được chứng kiến sự biến chuyển của xã hội trong buổi giao thời một cách trọn vẹn, với tính cách của một đồ nho hay chữ, lối trào phúng của ông già Yên Đổ không phải là trực tiếp, thẳng thắn mà là lối trào phúng gián tiếp, với giọng điệu âm thầm mà kín đáo và rất thâm thúy. Ý định trào phúng của người viết không bộc lộ trên bề mặt câu chữ của văn bản mà chìm sâu sau những hình ảnh và từ ngữ. Muốn hiểu và nhận diện được tiếng cười của ông, buộc phải qua những bước suy đoán, bóc tách từng lớp ngôn từ, ẩn chứa bên trong.

Để nhận ra thực chất của loại tiến sĩ thật dưới chế độ phong kiến nửa thực dân thì phải có tri thức về thứ đồ chơi trung thu của trẻ nhỏ – hình nộm ông nghè tháng Tám. Ngày xưa, vào dịp tết Trung thu, người ta hay làm mô hình người bằng giấy cho trẻ con chơi. Mô hình đó thường là một ông tiến sĩ, có mũ áo chỉnh tề ngồi “ghế tréo lọng xanh”, hai bên có cờ, có biển mục đích làm như vậy là để trẻ con có ý thức yêu văn chương, trọng khoa cử, và lấy đó làm con đường lập thân. Như vậy phải có tri thức hiểu biết về thứ đồ chơi trung thu đó thì mới thấy được sự thâm thúy của Nguyễn Khuyến khi xây dựng đối tượng trào phúng “ông tiến sĩ”. Đôi lúc lại dựng lên một hoạt cảnh, một vở kịch như Lời vợ anh phường chèo để gián tiếp mạt sát vua quan lúc bấy giờ,

mà tương truyền đây là bài thơ Nguyễn Khuyến ngầm đả kích Hoàng Cao Khải:

“ Vua chèo còn chẳng ra gì.

Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.”

(Lời vợ anh phường chèo)

Chính vì thế muốn biết về thân phận vua hề, quan nhọ dưới chế độ thực dân nô lệ thì phải hiểu nghệ thuật chèo, đặc biệt là hề chèo. Rõ ràng, để có được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng này, tác giả phải là người trong cuộc, phải am hiểu đối tượng, nếu không sẽ tạo nên những “cú đánh trượt”. Nguyễn Khuyến hiểu đối tượng sâu sắc như vậy chính vì ông là con đẻ của chế độ khoa cử triều Nguyễn và là người đạt đến đỉnh cao vinh quang của học vấn đương thời. Nhưng con người ấy đã dần đánh mất niềm tin vào chế độ, vào triều đình, vào vốn học vấn của mình trước thực tế lịch sử, khi mà tất cả vũ khí vật chất và tinh thần, tất cả thế ứng xử truyền thống tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc đã bị kẻ thù mới bẻ gãy một cách dễ dàng.

Nếu như nhà thơ trào phúng cùng thời – Trần Tế Xương trong sáng tác của mình tạo nên tiếng cười dữ dội, quyết liệt, sắc sảo đến bốp chát. Thì phải khẳng định rằng, tiếng cười trong thơ Nôm trào phúng Nguyễn Khuyến hết sức đặc sắc, nhẹ nhàng, thâm thúy không vang lên thành tiếng nhưng hết sức sâu cay. Với những điều ông viết ra, người đọc càng nghĩ càng thấm thía cái dụng ý sâu sắc trong lời thơ. Bởi Nguyễn Khuyến là bậc đại nho với ba lần đỗ đầu vị thế “Tam nguyên” vẻ vang nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Cho nên tiếng cười Nguyễn Khuyến là tiếng cười của bậc bề trên, luôn ý thức cái hơn hẳn người đời về tài, đức, mang giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà lại rất thâm thúy, chua cay.

Hơn nữa Nguyễn Khuyến lại là bậc đại Nho sống cuộc sống ở ẩn, sống nhàn, tiếng cười của Nguyễn Khuyến thật ý nghĩa, thật kín đáo, thật “thâm

Nho”. Tuy nhiên Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác trong cảm thức của một nhà nho, vẫn là kiểu tự trào, tự giễu để đề cao, khẳng định mình, đối lập bản thân về nhân cách, đạo đức, văn hóa với xã hội ô trọc vô văn hóa, vô đạo đức, do kẻ thù dựng lên. Trong văn học trào phúng nói chung, Tú Xương tự trào bằng cách tự chế giễu cái xấu của bản thân, tự phủ định bản thân, Tú Xương không theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo, ông tự hạ mình xuống nhưng không phải là để tự đề cao mình. Bằng cách này ông tạo ra được một tiếng cười cho riêng mình – một kiểu tự trào “phi ngôn chí”. Ông chế giễu cái dốt nát, nhếch nhác thảm hại của nhà Nho phong kiến, chế giễu tính chất ăn bám của đức ông chồng trong chế độ gia trưởng phong kiến, chế giễu sự hèn kém của một kẻ sĩ trong tư cách công dân của một đất nước nô lệ. Như vậy, Tế Xương đã chế giễu, đã phê phán tính chất hủ lậu của kẻ sĩ phong kiến và phủ nhận cả những khuôn phép lỗi thời của xã hội phong kiến. Tú Xương sử dụng kiểu tự trào khẳng định, còn Nguyễn Khuyến phê phán kết hợp với phủ định cũng chính là cách để khẳng định, bảo vệ một chân lí tốt đẹp nào đó. Nguyễn Khuyến châm biếm, đả phá cái giả Nho, cái vô dụng, chính là để khẳng định cái chân Nho, khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của riêng mình để tự phản tỉnh trước thực tế của sự khủng hoảng các giá trị đạo đức đương thời. Có thể nhận thấy Nguyễn Khuyến là một trong vài nhà nho viết tự trào nhiều nhất, một mặt để bộc lộ tâm tư, sự bất lực của bản thân trước thời cuộc, mặt khác cũng để chế giễu xã hội vô văn hóa, vô đạo đức nhưng cao hơn là để tự khẳng định mình:

“Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ! Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!”

Tự ngẫm tác giả nhận thấy “gớm cho mình nhỉ!”. Mang danh là một bậc

Tamnguyên đáng lẽ thi nhân phải là một người toàn diện từ đức tính, tài ba cho

đến bổn phận nhưng Nguyễn Khuyến nhận thấy mình còn nhiều khiếm khuyết cần phải đem ra để chỉ trích. Nhưng đằng sau thái độ tự trào đó người đọc nhận thấy một nhân cách lớn lao. Với Nguyễn Khuyến là “bia xanh, bảng vàng” thật được vua ban bởi trí tuệ và khát vọng cống hiến của mình. Nguyễn Khuyến cảm thấy nghi ngờ cả tài năng, sức lực của lớp người đại diện cho tinh hoa của chế độ ấy và nghi ngờ chính bản thân mình. Bởi trong số những ông nghè tháng Tám hết thời ấy có cả bản thân Nguyễn Khuyến:

“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá khoa danh áy mới hời

Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi” (Tiến sĩ giấy, II)

Nhưng tất nhiên ông Tam nguyên Yên Đổ hoàn toàn khác với những kẻ hữu danh vô thực đương thời. Sự nghi ngờ thậm chí là phê phán, đả kích châm biếm một cách sâu cay đối với những người đỗ đạt cao, đứng đầu làng văn nhưng không phải bởi tài năng mà bởi sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Vì đến thời đại của Nguyễn Khuyến mọi chuyện đã thay đổi, những giá trị truyền thống đã dần mai một, hoặc đang từng bước đổ vỡ. Nho học, khoa cử đã xuống cấp, không còn được coi trọng, mọi thứ đã có thể dùng tiền để mua bán, đổi chác, xuất hiện trong xã hội nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực học. Kẻ có thực tài, chữ nghĩa đầy mình thì học vị tiến sĩ chỉ còn là cái danh hão, cũng đành khoanh tay ngồi nhìn thời cuộc xoay vần, kiến thức sách vở cũ rích không còn có ích lợi gì trong một bối cảnh mới. Có bản thân mình trong số những người đỗ đạt cao đó nhưng ông kín đáo đối lập mình với những kẻ hữu danh, phần ung nhọt của xã hội, làm xấu đi hình ảnh đáng trọng của các nhà nho chân

chính. Bản thân Nguyễn Khuyến cũng là một thầy đồ trong xã hội thực dân phong kiến tồn tại nhiều “ kiểu thầy đồ” khác nhau. Khi buông lời châm biếm, phê phán, lên án gay gắt một thầy đồ ve gái mục đích cao hơn cả của ông là đề cao, đối lập bản thân mình trước những ông đồ biến chất.

Những kẻ vô văn hóa, vô đạo đức làm tay sai cho kẻ thù dân tộc là

những kẻ đối lập hoàn toàn với những người nhân cách, đạo đức, văn hóa như Nguyễn Khuyến. Với tư duy phê phán nhà thơ tiếp cận những mâu thuẫn từ chính các đối tượng đó, để thông qua những ông nghè, thầy đồ, ông đốc học… chế giễu xã hội nhiều lố lăng, thật giả lẫn lộn và ngầm khẳng định, đề cao nhân cách của mình.

Trong thơ ca của các nhà nho, trào phúng thế sự hay tự trào đều là những kiểu biểu hiện theo quy phạm “văn dĩ tải đạo” và “thi dĩ ngôn chí”, đều mang đậm tính chất giáo hóa theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo. Kiểu trào phúng trong thơ không mang tính giáo hóa trong qui phạm văn chương nhà Nho. Nếu kiểu trào phúng của Tú Xương vừa hướng ngoại, vừa hướng nội, tiếng cười của Tú Xương đôi khi mang dáng vẻ của một sự cười nhạo bông phèng của nhà nho thị dân, thì Nguyễn Khuyến sử dụng phương thức nghệ thuật tự trào vừa hướng nội vừa hướng ngoại, nhưng chủ yếu là hướng nội, lạ hóa, phân thân, để từ đó phát hiện và biểu hiện xung đột nội tâm, thể hiện cái tôi sắc sảo phê phán thực trạng văn hóa - xã hội. Trong dòng thơ trào phúng nhà nho, chất tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến đậm nét và sinh động nhất. Nó đã trở thành một bộ phận làm nên sự độc đáo trong thơ trào phúng nhà nho nói chung, làm nên nét độc đáo trong thơ trào phúng Nguyễn Khuyến nói riêng. Tiến sĩ giấy là biểu hiện rõ nhất của tiếng nói tự trào, phương thức tự trào. Nguyễn Khuyến đã lấy việc khách thể hóa bản thân để bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng mình. Cũng “ghế

chéo, lọng xanh” như ai cả tiến sĩ thật hay rởm đều có quy trình vinh danh như

nhau vậy. Hướng tới phê phán sự xuống cấp của Nho học nhưng cũng có cả mình trong đó. Tiếng nói đa chiều, vừa hướng nội, vừa hướng ngoại này chỉ có

được khi con người tự ý thức được tình trạng bi hài của mình trước thực tế lịch sử, nó bộc lộ những day dứt, trăn trở, những mâu thuẫn trong chính bản thân nhà thơ, khác với kiểu con người đơn nhất trong văn chương trung đại.

Tính tự trào của bài thơ Tiến sĩ giấy cũng hé mở cho ta nhận thấy, nghe thấy, chứng kiến một cuộc đối thoại và một cuộc tự đối thoại của nhà thơ với chính mình. Tác giả phân thân để nói lên tiếng nói phản tỉnh của một người trong cuộc. Đó cũng chính là tiếng nói phản chính thống, một hành vi tưởng như là nói ngược nhưng thực chất lại phản ánh một cách chính xác nhất bản chất của xã hội và sự tha hóa của lớp người đại diện cho tinh hoa của thể chế đương thời. Có lẽ Nguyễn Khuyến là người trí thức đầu tiên trong thời đại ông có được cái nhìn tỉnh táo và khách quan như vậy. Không phải người trí thức nào trong cơn phong ba bão táp của lịch sử cũng nhận ra được những hạn chế tất yếu của giai cấp mình, thừa nhận sự bất lực của nó trước thực tế lịch sử. Tư tưởng, nhân cách Nguyễn Khuyến lớn lao chính vì ông đã sớm nhận ra tất cả những hạn chế đó và phản ánh một cách trung thực.

3.3. Các phƣơng thức nghệ thuật trào phúng khác thể hiện xung đột văn hóa - xã hội

3.3.1. Khai thác thế mạnh của thể loại và ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật luật

3.3.1.1. Thể loại

Các nhà nho thế hệ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương đã thử sức mình trên nhiều thể loại khác nhau để viết thơ trào phúng. Nguyễn Khuyến đã viết trào phúng bằng thơ Hán Đường luật, thơ trường thiên, phú, hát nói, câu đối; Trần Tế Xương làm cả hát nói và văn tế nhưng cuối cùng thơ Nôm Đường luật mới là thể loại được các ông lựa chọn nhiều nhất (chủ yếu là thể tài thất ngôn bát cú và tuyệt cú).

Các nhà trào phúng đều tập trung khai thác thế mạnh của các vế đối, các kiểu tạo vần và nhạc điệu, tạo nên sức mạnh và sự bùng nổ của các hình ảnh trào phúng, khiến cho các ý tưởng châm biếm trở nên hết sức mạnh mẽ, khắc sâu vào tâm trí người đọc.

Để thể hiện mâu thuẫn xung đột văn hóa – xã hội một cách sâu sắc, rõ nét nhất. Nguyễn Khuyến đã tận dụng triệt để các kiểu đối, vế đối của thể loại thơ Nôm Đường luật. Một lần nữa Tiến sĩ giấy lại khẳng định giá trị cả về nội dung và nghệ thuật:

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi.” (Tiến sĩ giấy, II)

Đạt đến học vị tiến sĩ là niềm vinh quang không chỉ của bản thân từng con người mà của cả một dòng họ, một địa phương, được cả xã hội vinh danh, khoác lên mình những ánh hào quang chói lọi. Đó vốn là những con người có tài năng, chứa đựng trong mình những tri thức của thời đại và tất cả những tài năng và tri thức đó sẽ được đem ra để phục vụ đất nước, phục vụ xã hội. Nhưng trong hai câu thực này, với nghệ thuật đối được Nguyễn Khuyến sử dụng hết sức đắc địa. Mảnh giấy đối với thân giáp bảng, nét son đối với mặt

văn khôi. Giáp bảng là bảng công bố kết quả thi cử ngày xưa, còn được gọi một

cách trang trọng là bảng rồng. Thân giáp bảng là người đỗ đạt cao nhưng thực chất ở đây chỉ được chế tác từ một mảnh giấy vụn. Thậm chí chỉ bằng vài nét son là có thể tạo nên mặt văn khôi - chỉ người đứng đầu làng văn. Nguyễn Khuyến đã đặt những sự vật có giá trị khác hẳn nhau vào trong một kết cấu song hành, đối lập, cho mọi người thấy được việc tạo ra một ông tiến sĩ giả bằng giấy thực chẳng khó khăn gì, qua đó thể hiện tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ thực của cái thời cuối phong kiến đầu thực dân này. Ông

nhưng cái thực học chỉ nhẹ hều như mảnh giấy và vết son mà thôi. Nhà thơ đã mượn hình ảnh của ông tiến giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời, vạch trần bản chất giả dối của đối tượng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bề ngoài lộng lẫy, hào nhoáng được che giấu hết sức tinh vi và cái thực chất bên trong sáo rỗng, đáng thương hại của nhân vật. Từ đó mâu thuẫn giữa truyền thống học vấn rực rỡ với thực trạng các trường thi và danh vị tiến sĩ mới bộc lộ rõ rệt. Thông qua đó cũng phản ánh sự xuống cấp của đạo học.

Trong Bồ tiên thi để mỉa mai phê phán quan huyện Thanh Liêm khéo giở trò, tên tri huyện mở cuộc thi thơ và ra câu đề là Bồ tiên thi ngầm ý khoe mình là người biết thương dân, nhưng thực tế là một kẻ tàn ác, tác giả khai thác triệt để các từ ngữ đối trong hai câu:

Nghênh ngang/ võng lọng/ nhờ/ ông sứ, Ngọng nghẹo/ văn chương/ giở/ giọng Ngô. (Bồ tiên thi)

Hay bài thơ Lấy Tây một lần nữa Nguyễn Khuyến khai thác các vế đối của thơ Đường luật để thể hiện kín đáo thái độ mỉa mai đối với bọn thực dân:

Ba vuông/ phấp phới/ cờ/ bay dọc, Một bức/ tung hoành/ váy/ xắn ngang. (Lấy Tây)

Như vậy các tác giả trào phúng trong đó có Nguyễn Khuyến đã tận dụng một cách triệt để các vế đối và các kiểu đối trong thơ Đường luật. Đó là sự kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột văn hóa trong thơ nôm trào phúng nguyễn khuyến (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)