CÁC CƠ QUAN TRẢ LỜI Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 14, HĐND TỈNH KHOÁ XV

Một phần của tài liệu attachment_object.file.993c0dc9260201b4.75667461692d76652d7461692d646179323031302e706466 (Trang 32 - 36)

tiếp lãnh đạo bệnh viện để phản ánh. Trong thời gian qua những dư luận, ý kiến chỉ truyền miệng không có tên, địa chỉ cụ thể, vì vậy lãnh đạo ngành y tế cũng như những người có trách nhiệm tại các cơ sở khám, chữa bệnh không có căn cứ, cơ sở để xử lý cán bộ công nhân viên vi phạm. Cũng cần xem xét, nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác. Thời gian qua không ít bệnh nhân đến khám bệnh còn đòi hỏi quá nhiều, thậm chí còn ra điều kiện, yêu sách bắt buộc thầy thuốc (cán bộ y tế) phải chiều theo ý muốn, nếu không đạt được mục đích thì phát ngôn, tung ra những dư luận thiếu tinh thần xây dựng mang tính chỉ trích...

Khám, chữa bệnh là mối quan hệ biện chứng giữa người bệnh và thầy thuốc, giữa nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và cung cấp dịch vụ.

Thầy thuốc phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và chịu trách nhiệm trước những kết luận (chẩn đoán), can thiệp điều trị (chữa bệnh) bao gồm các phương pháp điều trị dùng thuốc, phẫu thuật hoặc bằng tâm lý liệu pháp v.v...Người bệnh cũng có trách nhiệm, nghĩa vụ phải

“hợp tác” với thầy thuốc trên nhiều phương diện để cùng đạt được mục đích phát hiện, điều trị, chăm sóc sức khoẻ để giảm hoặc khỏi bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân, người nhà bệnh nhân còn có nhiều yêu sách chưa phù hợp (xin chuyển tuyến trên trong khi bệnh tật chưa có chỉ định, hoặc muốn được xét nghiệm, dùng thuốc này, thuốc nọ khi chưa có kết luận, chẩn đoán xác định về chuyên môn).

Mâu thuẫn trên đây chỉ được giải quyết khi bệnh nhân có tinh thần xây dựng, góp ý kiến đúng lúc, đúng chỗ, phản ánh kịp thời, có bằng chứng cụ thể để lãnh đạo bệnh viện, người có trách nhiệm giải quyết; mặt khác cán bộ y tế phải rèn luyện, tu dưỡng nâng cao y đức, thực sự thông cảm, thương yêu người bệnh.

Sở Y tế đang chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trong ngành xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; theo đó yêu cầu lãnh đạo các đơn vị đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để trong thời gian tới có những chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng dịch vụ và tinh thần, y đức trong công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân.

2. Chất lượng điện thương phẩm ở khu vực nông thôn thấp, tình trạng cắt điện xẩy ra liên tục nhất là trong mùa mưa bão do hệ thống đường dây xuống cấp, mất an toàn.

Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh chỉ đạo bàn giao lưới điện hạ thế cho ngành điện quản lý, đầu tư cải tạo chống tổn thất điện năng và tổ chức bán điện đến tận hộ dân theo đúng giá quy định của Nhà nước.

Vấn đề này được Sở Công thương trả lời như sau:

Lưới điện hạ áp nông thôn tỉnh ta được xây dựng từ nhiều nguồn vốn: Vốn góp của dân, vốn ngân sách xã, vốn của các xã viên Hợp tác xã, vốn vay…

Việc đầu tư xây dựng chắp vá, dàn trải, thiếu quy hoạch nên chất lượng lưới điện nông thôn kém, tổn thất lớn, vận hành

không an toàn, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng điện và thường xẩy ra sự cố trong mùa mưa bão.

Việc bàn giao lưới điện hạ áp cho ngành điện quản lý:

Ngày 31/3/2009 Văn phòng UBND tỉnh có Thông báo số 57/TB-UBND thông báo kết luận của UBND tỉnh tại “Hội nghị bàn giao lưới điện nông thôn” về kế hoạch chuyển giao như sau:

- Giai đoạn 1: Đến ngày 31/8/2009 bàn giao 30 xã.

- Giai đoạn 2: Từ 31/8/2009 đến 31/12/2009 bàn giao thêm 87 xã.

- Giai đoạn 3: Từ 01/01/2010 đến 30/6/2010 bàn giao các xã còn lại.

Việc bàn giao lưới điện nông thôn cho Điện lực quản lý là một chủ trương lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều tổ chức, nhiều thành phần kinh tế và phải có nguồn vốn để cải tạo và nâng cấp lưới nên không thể tiến hành đồng loạt. Đến nay Điện lực Hà Tĩnh đã tiếp nhận bàn giao 16 xã nhưng chưa có vốn để đầu tư cải tạo và lắp đặt công tơ mới mà chỉ cải tạo những bộ phận lưới điện có nguy cơ mất an toàn và vẫn phải sử dụng công tơ cũ để vận hành, vì vậy chất lượng điện năng được cải thiện chưa đáng kể.

Hiện nay các ngành liên quan, các địa phương đang tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về giao nhận, cải tạo và nâng cấp lưới điện nông thôn nhằm đảm bảo an toàn, giảm tổn thất, phấn đấu từng bước hạ giá bán điện đến từng hộ dân theo giá trần được quy định tại Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg ngày 12/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Hồng Sâm -Lược trích

Nhằm bổ sung một số giải pháp để thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, hộ nông dân, người nghèo và điều chỉnh mức lương tối thiểu cho cán bộ công chức v.v. Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương vừa ban hành nhiều chính sách mới như: chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay đối với nguời nghèo, hỗ trợ thay thế xe công nông thô sơ, hỗ trợ lãi suất vốn vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giảm thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng và hướng dẫn điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, sửa đổi bất hợp lý về lương cán bộ, công chức v.v.Thông tin HĐND lược trích tóm tắt một số văn bản sau đây:

1. Người nghèo được hỗ trợ lãi suất vay - Ngày 06/05/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và đối tượng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo đó, sẽ hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Mức hỗ trợ lãi suất là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế đối với các khoản vay tại Ngân hàng CSXH thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện lớn hơn 4%/năm; cùng với đó còn hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay đối với các khoản vay tại Ngân hàng CSXH thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/ năm (lãi suất vay sẽ bằng 0% /năm).

Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện đối với các khoản vay giải ngân từ ngày 01/05 đến 31/12/2011.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho sản xuất nông nghiệp - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 09/2009/TT- NHNN, ngày 05/05/2009, quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

Theo đó, loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/05 đến ngày 31/12/2009.

Các tổ chức tín dụng thực hiện hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 131 ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh; các công ty tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 333 ngày 10/03/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 131.

Khách hàng vay là hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Các khoản vay ngắn, trung hạn đã được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định 131 và Quyết định 443 ngày 04/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì không được hỗ trợ lãi

suất lần này.

Hồ sơ vay vốn được hỗ trợ lãi suất gồm: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là đối tượng được vay vốn; Kế hoạch hoặc phương án sử dụng máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện, vật tư để sản xuất, sử dụng vật liệu để làm nhà ở; Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm trong các trường hợp khoản vay có bảo đảm...

Phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất là khi thu tiền vay, các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất. NHNN thực hiện chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thương mại, công ty tài chính.

Ngoài ra, thông tư còn có các quy định về quy trình và trách nhiệm của khách hàng vay, ngân hàng thương mại, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất;

trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Danh mục sản phẩm trong nước được hỗ trợ lãi suất vay - Thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 2095/QĐ-BCT, ngày 29/04/2009, ban hành Danh mục chi tiết hàng hóa sản xuất trong nước được hưởng hỗ trợ lãi suất

Giới thiệu văn bản mới

vốn vay.

Theo đó, các sản phẩm được hỗ trợ lãi suất vốn vay phải được sản xuất tại Việt Nam, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phép lưu thông và sử dụng trong nước.

Danh mục hàng hóa được hưởng hỗ trợ lãi suất vốn vay gồm: 1/Sản phẩm máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp:

Các loại động cơ đốt trong, động cơ nhỏ 30CV, động cơ thuỷ dưới 80 CV; máy gặt đập liên hợp, máy kéo, máy cày, máy xới, máy làm đất; máy gặt, máy tuốt lúa, máy sấy nông sản, máy xát lúa gạo, máy bơm nước thủy lợi, máy phát điện, máy vò chè, máy tẽ ngô, máy gieo hạt; máy sục khí ô xi nuôi trồng thủy sản, các loại ghe xuồng gắn động cơ; máy cắt cỏ, băm cỏ, máy nghiền, trộn đóng viên, đóng bánh thức ăn cho gia súc gia cầm; xe tải nhẹ tải trọng dưới 5 tấn; máy vi tính để bàn; 2/Vật tư phục vụ nông nghiệp: Phân bón hóa học các loại; thuốc bảo vệ thực vật các loại thuộc Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam; 3/ Vật liệu xây dựng: Xi măng, thép xây dựng, gạch ngói các loại, tấm lợp các loại.

Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Công Thương sẽ quyết định điều chỉnh Danh mục hàng hóa sản xuất trong nước được hỗ trợ lãi suất vốn vay phù hợp với từng thời kỳ.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

4. Hỗ trợ thay thế xe công nông, thô sơ - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 548/QĐ-TTg, ngày 29/04/2009, về việc hỗ trợ chủ sở hữu phương tiện xe công nông; xe lôi máy; xe cơ giới 3 bánh; xe thô sơ 3 - 4 bánh thuộc diện bị đình chỉ tham

gia giao thông.

Theo đó, Thủ tướng quyết định hỗ trợ 5 triệu đồng/1 xe phải thay thế thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông đối với trường hợp mua xe cơ giới 3 bánh, 4 bánh (loại xe được phép lưu hành) hoặc chuyển đổi nghề.

Đối với trường hợp mua xe tải để thay thế xe thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông, ngoài mức hỗ trợ 5 triệu đồng/1 xe phải thay thế như trên, chủ sở hữu phương tiện còn được hỗ trợ thêm 4 triệu đồng/1 xe tải mua mới, với điều kiện số xe tải mua mới được hỗ trợ không vượt quá số xe phải thay thế.

Thời gian thực hiện việc hỗ trợ bắt đầu từ ngày 29/04 đến hết ngày 31/12/2009 trên phạm vi toàn quốc.

5. Giảm 50% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng - Nhằm bổ sung một số giải pháp về thuế thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, ngày 28/04/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 85/2009/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp.

Theo Thông tư này, từ ngày 01/05 đến hết 31/12/2009, sẽ giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với xe máy có dung tích xi-lanh trên 125cm3 cùng với 4 loại mặt hàng khác, gồm:

Sợi các loại bao gồm cả xơ các loại; Vải các loại và sản phẩm của ngành may; da giày các loại;

Giấy các loại (trừ giấy in báo) bao gồm cả bột giấy, sản phẩm bằng giấy các loại, trừ sách quy định tại khoản 2, Điều 8 của Luật

thuế Giá trị gia tăng và sản phẩm bằng giấy thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Xi măng;

Gạch, ngói các loại bao gồm cả tấm fibrô ximăng.

Việc giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng đối với cả phế phẩm, phế liệu thu được trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đó. Đồng thời, việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng này được áp dụng thống nhất ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Đối tượng được áp dụng giảm thuế bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh các hàng hoá.

Thông tư còn có các hướng dẫn chi tiết việc thực hiện gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu. Theo đó, các lô hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đến 180 ngày.

Thời gian gia hạn nộp thuế được tính liên tục kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan kể cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật và áp dụng đối với các tờ khai hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 01/05 đến hết 31/12/2009.

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ thuộc diện gia hạn nộp thuế nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì toàn bộ dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ này sẽ thuộc diện được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng.

Phạm Nghĩa (Lược trích)

Một phần của tài liệu attachment_object.file.993c0dc9260201b4.75667461692d76652d7461692d646179323031302e706466 (Trang 32 - 36)