Điều kiện địa lí, môi sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (Trang 29 - 30)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Điều kiện địa lí, môi sinh

Nam Bộ ngày nay bao gồm hai phần là Miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh), và Miền Tây Nam Bộ (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau). Tổng diện tích của toàn vùng Nam Bộ khoảng 30.000km2 và dân số khoảng 32 triệu người (năm 2011).

Nam Bộ là vùng đất nằm ở cuối cùng đất nước về phía Nam, trọn vẹn trong lưu vực của hai dòng sông Đồng Nai và Cửu Long, mà lại là phần hạ lưu của hai dòng sông, đây là vùng đất cửa sông giáp biển. Khí hậu của Nam Bộ khác hẳn khí hậu Bắc Bộ đó là chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa, sáu tháng mùa mưa, sáu tháng mùa khô tạo cho vòng quay thiên nhiên, mùa vụ có phần khác biệt so với đồng bằng Bắc Bộ.

Nói tới Nam Bộ là người ta nói đến cánh đồng tít tắp chân trời, một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt và vùng đất với chằng chịt kênh rạch. GS Lê Bá Thảo đã ước tính Nam Bộ có tới 5.700km đường kênh rạch. Sông nước ở hạ lưu chảy chậm, mang lượng phù sa lớn khác với sông nước miền Trung Bộ.

Khi những cư dân Việt vào đây khai phá vào khoảng thế kỷ 16, họ đứng trước sự hoang vu hiểm trở của vùng đất chưa có dấu chân người như lời của một bài ca dao Nam Bộ:

“ Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống bưng sợ đỉa lên rừng sợ ma”.

Hệ thống sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng sông Cửu Long mà diện tích lên tới 39.734km². Với lượng nước trung bình hằng năm vào khoảng 4.000 tỉ mét khối, vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, sông Cửu Long đã phối hợp với biển Đông để tạo ra những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, các giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Văn minh Đồng bằng sông Cửu Long được mênh danh là văn minh sông nước với nghĩa đầy đủ và đa dạng của nó: Văn minh lúa nước - lúa trời, văn minh kênh rạch, văn minh chợ nổi, văn mịnh cảng thị và văn minh miệt vườn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới tuổi thơ trong truyện ngắn của nguyễn ngọc tư (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)