6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại đậm chất Nam Bộ
Khi xây dựng nhân vật, để khắc hoạ rõ nét, sống động cá tính của nhân vật thì nhà văn còn rất chú ý đến những lời đối thoại của nhân vật. Họ đều là những người nông dân Nam Bộ nên trước hết ta thấy họ đều là những con người bình dị. Ngay từ cách xưng hô giữa các nhân vật với nhau, ta thấy họ gọi nhau là: Bây, tía, má, chế, ý, qua... Đó là những cách xưng hô thân mật của những con người xứ miệt vườn Nam Bộ. Cách diễn đạt của họ cũng rặt một kiểu Nam Bộ: “bảnh thiệt, cà lơ phất phơ, cá chốt rỉa, chành miệng, chộ ba bảy chín, đưa chốt qua sông, đã
thiệt....”. Họ là những con người chất phác, thường thì nghĩ sao nói vậy. Vậy nên
khi tìm hiểu tính cách nhân vật ta không thể bỏ qua những lời đối thoại của nhân vật.
Qua lời đối thoại, ngoài thông tin thể hiện trong lời nhân vật đó ta còn dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ và qua đó mà hiểu được tính cách nhân vật. Chẳng hạn trong “Biển người mênh mông”, trước khi ra đi ông Sáu Đèo đã nói với Phi như sau : “Chú mầy uống đi, buồn gì, hai đứa mình có duyên gặp ở đây, có phải là vui biết chừng bao nhiêu không? Nhưng qua có lời dặn lại, chú em đừng bao
giờ uống say quá, chỉ những người sầu muôn mới uống say thôi” [19,116 ]. Nếu
bao giờ thốt ra những câu nói đầy triết lí nhưng rất chân tình và thấm đẫm tình yêu thương như thế.
Nếu như trong “Cánh đồng bất tận” để thể hiện tính cách tàn nhẫn của người cha và sự cam phận nhẫn nhục của nhân vật Sương, nhà văn đã xây dựng những đoạn đối thoại rất đặc sắc. Sau khi diễn tả sự hạnh phúc của chị khi quyến rũ được nhân vật cha qua đêm với mình trong bữa ăn, cha nói: “Tôi trả tiền hồi hôm…” Chị nhét tiền vào trong áo ngực, cười “Trời ơi ba mấy cưng sộp quá chừng”. Rồi một lần sau khi chị cố gắng để đàn vịt của ba cha con khỏi bị tiêu hủy, sáng sau gặp ở quầy vịt : “Sao, hồi tối có vui không?Chắc họ tưởng cô là vợ tôi nên hứng
thú lắm hả? Cứ để họ nghĩ vậy...”. Chị ngó trân trân vào cha, rồi day qua Nương,
chị để rớt từng lời: “Má cưng ác một, nhưng người cha này của cưng ác tới mười”… Như vậy, lời đối thoại cũng là một phương tiện nghệ thuật rất đắc dụng để nhà văn xây dựng lên tính cách nhân vật. Qua những lời thoại trong tập truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ta thấy được rõ nét hơn về lối sống, tính cách của các nhân vật trong truyện.
Ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp của các nhân vật còn thể hiện đặc trưng riêng của phương ngữ Nam Bộ. Trên những trang viết của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy tần suất dày đặc và sở trường của người bản địa trong việc sử dụng lớp từ địa phương Nam Bộ một cách nhuần nhị và hiệu quả, tạo nên trang văn mượt mà, trữ tình đặc trưng cho văn hóa Nam Bộ. Đồng thời còn có tác dụng làm nổi bật nét văn hóa về con người và vùng đất miền cực nam của Tổ quốc.
Trong các sáng tác của mình, nhà văn sử dụng hệ thống từ địa phương Nam Bộ qua cách xưng hô giao tiếp mang đặc trưng của người dân Nam Bộ. Đó là cách gọi tên người trong quá trình giao tiếp theo kiểu dựa vào thứ tự sinh ra trong gia đình: ông Hai, chú Mười Ba, cô Ba, cô Út, ông Mười, ông Chín, Út Chót, chị Hai, ông Sáu…hoặc cách gọi kèm theo tên thật với ngày sinh: Năm Nhỏ, Tư Mốt, Chín Vũ, Tư Bụng, Sáu Đèo, Út Vũ… Rồi trong cách xưng hô ở gia đình là những từ
như: tía, má, mầy, tao, tụi nó, bây, cưng, chế, …thể hiện sắc thái thân mật, tình cảm, và cũng rất chân thực trong cảnh huống giao tiếp thực tế:
“Con Nga lo cho anh bây xong chưa? Mắc gì mà mầy cười suốt từ ngoài
đường vào đây?” [19,22]. “…Mấy chế, mấy dì ở dưới nhà chạy lên bắt khóc theo,
nước mắt nước mũi lòng thòng…”[19,38].
Trong trường hợp xưng hô với người ngoài xã hội, nhà văn dùng các từ: tui, thằng chả, mầy, qua, tao, tụi bây….
“Mấy ông ơi, vịt tui sân sẩn, có bệnh tật gì đâu…”[19,196]; “Qua đi đây,
chú em nhớ dòm con quỷ sứ dùm qua nha” [19, 106].
Với việc sử dụng triệt để các phương ngữ Nam Bộ, các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện rõ nét cởi mở, phóng khoáng của người Nam Bộ trong giao tiếp dù quen hay lạ. Khi đọc những từ xưng hô giao tiếp này, có thể nhận ra ngay đây là ngôn ngữ của người Nam Bộ, và nó góp phần tạo nên nét đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Những lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ đã được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng tự nhiên, hiệu quả đồng thời mang giá trị nghệ thuật cao. Để biểu lộ sắc thái cảm xúc, những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư sử dụng lớp từ ngữ mang ngữ khí như: hôn, nghen, hen, há, hà, à, …“Ừ, lạnh quá, Điềm ha?” [19,47]; “Mai mốt mình đi nữa hen Cộc?” [19,61]; “…Con nhỏ ngông này có
thương thằng Tứ Phương thiệt hôn?” [19,68]. Những ngữ khí từ này được dùng
để thể hiện thái độ thành khẩn của người hỏi, làm cho câu hỏi mang sắc thái nhẹ nhàng hơn, nhiều khi hỏi chỉ để khẳng định.
Ngoài ra, những từ thể hiện sắc thái biểu cảm của người nói còn được sử dụng trong câu cảm, giao tiếp thể hiện thái độ tình cảm tâm trạng của người nói : nè, nghen, hen...“Trời ơi, mầy kể cho tao nghe hoài, tao phát ghen luôn đây nè”
[19,43]; “Ngủ trên đó kỳ thiệt chế ha, nếu mà là em chắc em không quen rồi. Ngủ
ghe mới sướng, nó bồng bềnh làm sao đâu á” [19,119].
Ngữ khí từ ngoài sử dụng trong các câu giao tiếp, Nguyễn Ngọc Tư còn sử dụng nó trong các lời văn, giọng của người kể chuyện góp phần làm cho câu văn mượt mà, dễ đi vào lòng người “…Đi qua phòng cũ, nắng vẫn chênh vênh đeo ngoài cửa sổ, nghĩ tức cười, sao mình có thể ở đât từng ấy tháng trời vậy cà”[19,148]; “Chỉ trên sân khấu đào Hồng mới thỏa thuê khóc, thỏa thuê cười,
mà cười sang sảng như thái hậu Dương Vân Nga vậy nghen” [19,93].
Nguyễn Ngọc Tư còn tái hiện được cuộc sống sinh hoạt, hoạt động của con người vùng sông nước Nam Bộ qua những lớp từ ngữ địa phương như: mắc cười, liếc ngang, xà quần, trụi trơ, biết chết liền, rịt chân, sớt, quá giang, giòn rụm, cà tưng, tưng tiu, quẫy chách bụp, xìu cọ, kẹt, giỡn,, tở phở, nhánh trà.... “Diễm Thương nói tui mắc cười quá ông Năm à, tui lên tivi để cha mẹ nhìn mà họ không
biết tui là ai, còn người dưng liếc ngang là nhớ liền” [19, 13].
Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư người đọc có thể bắt gặp mật độ dày đặc của phương ngữ Nam Bộ. Lớp từ ngữ này đã được tác giả biến hóa, chắt lọc để nó kết tinh thành các tác phẩm văn học có giá trị. Nguyễn Ngọc Tư đã bày ra trước mắt người đọc cảnh sắc, không khí, hương vị, con người Nam Bộ rất thật. Nó giúp cho tác giả thể hiện sâu sắc thiên nhiên con người, cuộc sống sinh hoạt của con người Nam Bộ.