Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại được trực tiếp chăm sóc, nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại chăn nuôi trần văn tuyên, xã đoàn kết, huyện yên thủy, tỉnh hòa bình​ (Trang 51 - 54)

lợn con là 2274 con theo mẹ.

Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Do vậy đòi hỏi người chăn nuôi cần phải chú ý đến các khâu có liên quan đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau thời gian thực tập bản thân em cũng đã rút ra được rất nhiều những kinh nghiệm cho bản thân từ cách phân chia khẩu phần ăn, quy trình chăm sóc cả lợn mẹ và lợn con cho đến vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế dịch bệnh.

4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng nuôi dưỡng

Trong thời gian thực tập tại trại em được trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái đẻ, nuôi con. Do yêu cầu của công việc và có những công nhân khác làm trong các chuồng nên em không trực tiếp chăm sóc đàn nái chửa, hậu bị và lợn đực giống.

Kết quả về chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ trong quá trình thực tập tại cơ sở được trình bày qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số nái đẻ (con) Số nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 6 28 27 96,40 1 3,60 7 29 29 100 0 0 8 28 26 92,85 2 7,15 9 26 26 100 0 0

45

10 27 26 96,30 1 3,70

11 28 28 100 0 0

Tổng 166 162 97,6 4 2,40

Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy:trong 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 11 được giao nhiệm vụ làm tại chuồng lợn đẻ, em đã trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng và theo dõi 166 con lợn nái thì có 162 nái đẻ bình thường, chiếm tỷ lệ 97,6%; có 4 nái đẻ khó phải can thiệp, chiếm tỷ lệ 2,4%.

Nhìn chung tình hình sinh sản của đàn lợn nái rất ổn định, khả năng sinh sản tốt, ít phái can thiệp. Sở dĩ tỷ lệ nái phải can thiệp thấp là do quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của trại tốt, hợp lý, không để lợn nái quá gầy hoặc quá béo, thức ăn đủ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cho quá trình phát triển bào thai và sức khỏe của đàn lợn nái sinh sản.

Tỷ lệ lợn nái đẻ khó dao động trong khoảng 3,6 – 7,15%.

Đẻ khó do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không được tốt, khẩu phần ăn của con mẹ không được cân đối dẫn đến lợn mẹ có con quá béo con lại quá gầy, bên cạnh đó lợn mẹ không được vận động cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản bình thường của lợn mẹ. Một số lợn nái đã già nhưng vẫn chưa được thay thế cũng làm tỷ lệ đẻ khó tăng lên. Số lượng lợn đẻ khó chiếm trung bình 2,4%.

Trong quá trình tham gia đỡ đẻ cho lợn mẹ và can thiệp các trường hợp đẻ khó em nhận thấy quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trước khi đẻ hết sức quan trọng, đặc biệt là khẩu phần ăn của lợn mẹ, khẩu phần ăn của lợn mẹ không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ bình thường của lợn mẹ. Người đứng chuồng đẻ thì cần liên tục di chuyển, quan sát, nhớ thời gian của từng lợn mẹ khi bắt đầu đẻ, khi lợn mẹ đẻ quá lâu hoặc gặp biểu hiện gì bất thường thì cần nhanh chóng can thiệp. Khi can thiệp bằng tay thì cần chú ý vệ

46

sinh sạch sẽ tay cũng như cơ quan sinh sản của lợn mẹ, thao tác can thiệp phải nhẹ nhàng tránh làm xây sát niêm mạc tử cung lợn mẹ.

47

4.2.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn lợn nái sinh sản tại trại

Để đánh giá về chỉ tiêu kỹ thuật trên đàn lợn nái tại trại, chúng em tiến hành theo dõi 166 lợn nái của trại, kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái

Tháng Số nái đẻ (con) Sốlợn con Số con đẻ ra/lứa ( xmx) Số con còn sống đến cai sữa/ lứa (xmx ) 6 28 371 13,35 ± 0,31 11,90 ± 0,28 7 29 393 13,55 ± 0,56 12,28 ± 0,46 8 28 377 13,46 ± 0,54 11,64 ± 0,39 9 26 359 13,80 ± 0,5 12,08 ± 0,33 10 27 376 13,93 ± 0,45 12,26 ± 0,39 11 28 398 14,21 ± 0,54 13,32 ± 0,38 Tổng 166 2274 13,71 ± 0,48 12,25 ± 0,37

Từ kết quả bảng 4.4 cho ta thấy các chỉ tiêu kỹ thuật của đàn lợn nái về khả năng sinh sản là tương đối cao. Trong đó tổng số con đẻ ra/lứa trung bình trong 6 tháng đạt. Số con còn sống đến cai sữa trung bình trong 6 tháng là. Như vậy đạt tỉ lệ mà trại đã đề ra, chứng tỏ ngoài yếu tố năng suất sinh sản của con mẹ thì yếu tố nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh kịp thời tốt cho nái trong suốt quá trình từ thời gian phối giống cho đến khi đẻ.

4.3.Kết quả thực hiện quy trình phòngbệnh cho lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại chăn nuôi trần văn tuyên, xã đoàn kết, huyện yên thủy, tỉnh hòa bình​ (Trang 51 - 54)