Phương pháp xác định các bệnh:
Bệnh viêm tử cung.
Lợn nái thể hiện:
- Thể cấp tính: Con vật sốt 41- 42 độ C trong vài ngày đầu: âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục: đôi khi có máu lờ lờ. Con vật đứng, nằm, bứt rứt không yên tĩnh, biếng ăn.
- Thê mạn tính: không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhày, dịch trắng đục tiết ra từ âm đạo: dịch nhầy thường không liên tục, mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị thai chết vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai làm chết thai.
51
Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng được lên được mà nằm bẹp một chỗ. Bệnh thường kế phát với một số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp. Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng. Sau 3 - 4 tuần con vật gầy dần và chết.
Bệnh viêm vú.
- Thể cấp tính thường là biếng ăn, vú sưng đỏ, cứng, viêm có mủ màu vàng xanh, ngoài ra còn có hiện tượng như sốt, niêm mạc mắt đỏ, vùng xung quanh tai và vùng tuyến vú đổi màu, da xanh.
- Thể mạn tính: Mô vú sưng, cứng.
Bệnh viêm phổi.
a) Thể cấp tính
- Bệnh mới xuất hiện tương đối nhẹ với triệu chứng ho khan ở mức độ thưa và ít. Lợn ốm thường rời đàn, đứng hoặc nằm một góc, ăn kém, da nhợt nhạt và chậm lớn.
- Thường sốt nhẹ 39,5 - 40°C. Hắt hơi chảy nước mũi nhầy, khó thở. Ho khan từng tiếng về đêm, sau đó thành cơn, ho ướt, đặc biệt khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột.
- Lợn ho ngồi kiêu chó, thở dốc, hóp bụng, xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp.
- Tùy thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, bênh thứ phát, sức đề kháng và không điều trị kịp thời lợn bệnh sẽ chết sau 1 - 3 tuần.
52
- Ho kéo dài và ho khan từng cơn rồi nôn mửa, thường cong rướn vươn cổ để ho do khó thở.
- Lợn vẫn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn, lông da xù xì thô ráp. - Có nhiều trường hợp kéo theo viêm khớp đi lại khó khăn.
- Nếu đàn trước đây chưa mắc bệnh, có dấu hiệu nặng hơn hôn mê, thân nhiệt cao và bỏ ăn.
- Thường xẩy ra thai chết lưu, sảy thai và con chết yếu trên lợn nái nhiễm bệnh.
Để đánh giá được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại chúng em tiến hành theo dõi 166 con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8.Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại Tên bệnh Số lợn theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 166 8 4,82 Viêm khớp 5 3,01 Viêm vú 3 1,81 Viêm phổi 4 2,40
Bảng 4.8 là kết quả tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản tại trại. Trong các bệnh gặp phải ở lợn nái thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung chiếm 4,82% là cao nhất sau đó là bệnh viêm vú chiếm tỉ lệ thấp nhất là 1,81%. Ngoài ra, còn các bệnh viêm khớp, viêm phổi có tỷ lệ khỏi lần lượt là 3,01% và 2,4%. Cần thực hiện quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản nghiêm túc, từ đó hạn chế được dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn nái. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đúng kỹ thuật không làm sây sát niêm mạc tử cung của lợn nái. Do chuồng trại được vệ sinh
53
thường xuyên thức ăn dinh dưỡng đảm bảo, từ đó làm cho sức đề kháng của lợn nái được nâng cao. Vì vậy, tỷ lệ mắc các bệnh trên đàn lợn nái thấp.
4.3.3.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản
Bảng 4.9 Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại
STT Tên bệnh Tên thuốc Liệu lượng (ml) Đường tiêm Số nái điều trị (con) Số nái khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm tử cung Amoxinject LA 1ml/10 - 15kg TT Tiêm bắp 8 7 87,50 2 Viêm khớp Amoxinject LA + Dexa liều 1ml/10 - 15kg 2 ngày/1 lần Tiêm bắp 5 5 100 3 Viêm vú Vetrimoxin LA 1ml/10kgTT/ 2 ngày/1 lần Tiêm bắp 3 3 100 4 Viêm phổi Amoxinject LA 1ml/15kgTT 1 lần/ ngày Tiêm bắp 4 3 75,00
Kết quả bảng 4.9 cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, cao nhất là bệnh viêm khớp và bệnh viêm vú với tỷ lệ khỏi là 100%.
Trong quá trình thực tập em đã tích cực học hỏi những kỹ năng điều trị lợn nái, cụ thể là bệnh viêm phổi em đã điều trị khỏi 3 con trên tổng số 4 con mắc bệnh đạt tỷ lệ 75%.
Qua quá trình được tham gia điều trị cùng với kỹ thuật trại em đã rút ra được những bài học, kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trên nái sinh sản như sau:
54
- Cần phải phát hiện bệnh sớm kịp thời để công tác điều trị được hiệu quả. - Chuồng trại phải được giữ khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vệ sinh chuồng phải được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế bụi bẩn trong chuồng nuôi.
- Đối với lợn nái đẻ hạn chế moi móc, không can thiệp khi thấy lợn đẻ bình thường.
- Lợn nái đẻ có các biểu hiện đẻ khó phải can thiệp ngay, các dụng cụ can thiệp phải qua sát trùng trước khi đưa vào cơ thể mẹ.
- Sử dụng đúng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng con vật.
4.3.3.5.Kết quả thực hiện một số công tác khác trong thời gian thực tập
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái và tiến hành chuyên đề khoa học, em còn tham gia một số công việc sau:
- Đỡ đẻ cho lợn nái.
- Làm công tác ngoại khoa trên lợn con 1 ngày tuổi: mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai, thiến lợn đực.
- Tiêm sắt cho lợn con từ 1 đến 3 ngày tuổi.
- Cho lợn con từ 3 đến 4 ngày tuổi uống thuốc phòng và trị cầu trùng. - Truyền dịch cho lợn nái mới đẻ, sốt, bỏ ăn.
- Xuất lợn con cai sữa.
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập tại trại lợn nái Trần Văn Tuyên, Xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, em đã trực tiếp nuôi dưỡng, chăm
55
sóc 166 nái đẻ và được tham gia vào quá trình làm ngoại khoa và điều trị, đỡ đẻ tại trại.
Phun khử trùng: 24 lần, rắc vôi đường đi: 60 lần, xả vôi gầm: 60 lần, vệ sinh tổng chuồng: 20 lần. Tiêm phòng cho 166 lợn nái; tiêm phòng cho lợn con: tiêm Fe B12 10% cho 2274 con, cho uống cầu trùng cho 2274 con.
Chỉ tiêu sinh sản của 166 lợn nái sinh sản tại trại: Tỷ lệ lợn sơ sinhlà 13,71 ± 0,48 con/đàn và lợn cai sữa là 12,25 ± 0,37 con/đàn.
Công tác chẩn đoán và điều trị trên đàn lợn nái tại trại cho thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là 8 con, trong đó số con chữa khỏi là 7 con, chiếm tỷ lệ 87,5%. Bệnh viêm vú có số con mắc là 5 con, trong đó chữa khỏi hoàn toàn cả 5 con, chiếm tỷ lệ 100%. Bệnh viêm khớp có số con mắc bệnh là 3 con, trong đó số con chữa khỏi là 3 chiếm tỷ lệ 100%. Bệnh viêm phổi có số con mắc là 4 trong đó chữa khỏi cả 3 con, chiếm tỷ lệ 75%.
5.2. Đề nghị
Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:
- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh.
- Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.
- Cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật của trại cũng như là công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
56
1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái - lợn con - lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, tp Hồ Chí Minh.
3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sảnxuất
lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinhsản
gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
6. Dwane (2000), “Quản lý lợn đực và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả” trong cuốn Cẩm nang chăn nuôi lợn nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái
sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.
8. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sư, Vũ Đình Tôn (2000), Giáo
trình Chăn nuôi Lợn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
9. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến
ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, Trang 44 - 52.
11. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Madec, Neva (1995),“Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái”,
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 2.
13. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
57
14. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh
lợn cao sản. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp.
16. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.
17. Popkov (1999), “Điều trị bệnh viêm tử cung”, Tạp chí Khoa học kỹ
thuậtThú y, số 5.
18. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Văn Phùng (1995),Giáo trình chăn nuôi lợn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 20. Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở
giasúc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.
21. Phan Đình Thắm (1996), Giáo trình chăn nuôi lợn cao học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
22. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học động vậtnuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
24. Trịnh Văn Thịnh (1978), Sổ tay chăn nuôi thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của lợn nái”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
II. Tài liệu nước ngoài
26. Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice, pp.466 - 473.
58
27. Bidwel C. and William S. (2005), “Laboratory diagnosis of porcine infertility in the UK”, The Pig Journal, pp.88 -106.
28. Gardner J.A.A., Dunkin A.C., Lloyd L.C. (1990), “Metritis - Mastitis - Agalactia”, in Pig production in Autralia. Butterworths, Sydney, pp. Hughes, P.E. (2000), “Feed sows by their backfat”, Feed international, Kotowski, K. (1990), “The efficacy of wisol-T in pig production”, Medycyna
weterynaryjna, 46(10).
29. Smith B.B.,Martineau G., BisaillonA. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CHUYÊN ĐỀ
Hình 1: Xuất lợn Hình 2: Tiêm nái Hình 3: Đỡ đẻ