Kết quả thực hiện các công tác khác tại cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con theo mẹ, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trại lợn giống cao sản công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh​ (Trang 45)

Trong 6 tháng thực tập tại trại ngoài việc thực hiện chuyên đề nghiên cứu, tôi còn tham gia một số công tác khác. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện những công việc khác trong thời gian thực tập tại cơ sở

STT Công việc Số lượng thực hiện (con) Kết quả thực hiện/khỏi Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Đỡ đẻ cho lợn nái 64 64 100 2 Số lợn con đỡ được 777 777 100

3 Mài nanh,bấm số tai 755 755 100

4 Cắt đuôi 755 755 100

5 Thiến 364 354 97,25

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: Trong thời gian thực tập tại trại tôi đã cố gắng hoàn thành công việc của mình. Trong đó, đỡ đẻ cho 64 nái với 777 con lợn con. Công tác mài nanh,bấm số tai cho lợn con được thực hiện là 755 con, kết quả đạt an toàn 100%. Vì lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh ngay nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng tránh việc lợn con cắn nhau.

Công tác cắt đuôi cho lợn con được thực hiện là 755 con, kết quả đạt 100%. Thao tác thiến được thực hiện là 354 con đạt tỷ lệ là 97,25%.

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, em còn tham gia một số công việc khác như:

+ Chuẩn bị công tác chờ nái nái sinh gồm những công việc cụ thể như : quan sát nái, vệ sinh cho nái khi nái có dấu hiệu chuẩn bị sinh, chuẩn bị chuồng úm cho lợn con, thắm bóng úm, trải thảm...

+ Tham gia chuyển lợn con cai sữa từ chuồng đẻ sang chuồng cai. + Tham gia đuổi nái sau cai về chuồng bầu chờ phối.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại lợn giống cao sản của công ty Cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh do ông Nguyền Văn Chuyền làm quản lý với chuyên đề:

"Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con theo mẹ, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trại Lợn giống cao sản công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh" em có kết luận sau:

- Về hiệu quả chăn nuôi của trại. + Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt. - Về công tác thú y của trại:

+ Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật.

+ Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông tránh ẩm thấp tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải đi qua khu sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng.

+ Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực và lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bênh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn đạt 100%.

Qua 6 tháng thực tập tại trại em đã được học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và làm như:

+ Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sau khi đã chuyển lên chuồng chờ đẻ của trại ( cho lợn ăn, tắm cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng ,… ).

+ Tham gia vào quá trình theo dõi bệnh cho lợn nái sau sinh và lợn con theo mẹ tại trại.

+ Đỡ lợn đẻ

+ Mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt cho lợn con + Thiến lợn đực

+ Tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn con.

5.2. Đề nghị

Sau khi kết thúc thực tập nghề nghiệp với thời gian 6 tháng tại trại, xuất phát từ tình hình thực tế, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của của bản thân mình, tôi có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn con theo mẹ để giảm tỷ lệ lợn con mắc các bệnh.

- Nâng cao tinh thân trách nhiệm của công nhân và sinh viên thực tập. Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn con theo mẹ.

- Cần bổ sung thêm đội ngũ kĩ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh tại chuồng đẻ. Đồng thời nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật của trại cũng như là công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước

1. Công ty Cargill Việt Nam (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ.

2. Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo mare (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Viện Chăn nuôi.

3. Công ty Pig Việt Nam (1998), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu

hành nội bộ.

4. Trần Cừ (1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Thị Dân (2008), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông Nghiệp,

TP Hồ Chí Minh.

6. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thị Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996),

Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,

13. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Hà Ngân (2017) Ngành chăn nuôi lợn - bức tranh 10 năm tới?,

Nhachannuôi.vn

15. Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân, Từ Quang Hiển (2004), Giáo

trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

16. Đặng Minh Phước, Dương Thanh Liêm (2006), “Nghiên cứu sử dụng axit hữu cơ bổ sung vào thức ăn để kích thích tăng trưởng và phòng bệnh lợn con tiêu chảy trên lợn con sau cai sữa”, Tạp chí khoa học chăn nuôi số 10.

17. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh

vật thú y, Nxb Nông nghiệp.

18. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi thú y,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Lê Văn Thọ (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao Động Xã Hội.

20. Nguyễn Ánh Tuyết (2015), Bệnh viêm khớp trên lợn con,

http://nguoichannuoi.com/benh-viem-khop-tren-heo-con-fm471.html

II. Tài liệu nước ngoài

21. Akita (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols”, Vet 160(1993), P.207 – 214.

22. Glawisching E (1992). The Efficacy ofE costat on E. Coliinfected weaning pigg, 12th IPVS Congress, August.

23. Smith (1976). “Observations by the ligated segment and oral inoculation methods on Escherichia coli infections in pigs, calves, lamb and rabbits”,

Journal of Pathology and Bacteriology 93, 499.

24. Sokol (9/1981). Neonatal coli – infecie laboratoriana diagnostina a prevencia UOLV – Kosice.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ

Hình 1: Dọn vệ sinh chuồng Hình 2: Lau máng lợn mẹ

Hình 5: Quét lối đi Hình 6: Lau vú lợn nái

Hình 7: Chuẩn bị bóng chuồng úm

Hình 9: Bấm tai lợn con Hình 10: Cắt đuôi lợn con

Hình 11: Tiêm sắt cho lợn con Hình 12: Nhỏ cầu trùng cho lợn con

Hình 13: Thiến lợn đực Hình 14: Tiêm vắc xin

Hình 15: Ghi chép số liệu Hình 16: Lau sàn nhựa bằng nước sát trùng

Hình 17: Cọ sàn chuẩn bị cho lợn mẹ đẻ

Hình 18: Chuồng đẻ 2

Hình 21: Sắt Hình 22: Thuốc nhỏ cầu trùng

Hình 23: Vắc xin Suyễn Hình 24: Vắc xin Hội chứng còi cọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con theo mẹ, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trại lợn giống cao sản công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh​ (Trang 45)