Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trại lợn giống cao sản công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh​ (Trang 35)

2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu về giai đoạn lợn con theo mẹ và sau cai sữa được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, giai đoạn lợn con theo mẹ có đặc

điểm là lợn con sinh ra không được cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp như khi còn là bào thai. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, môi trường sống thay đổi, lượng sắt do mẹ cung cấp giảm dần, lợn con dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa.

Theo Hoàng Văn Thắng và cs (2006) [4], cần tập cho lợn con ăn sớm, vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCl và enzyme vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa.

Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [15], lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục rất nhanh. Từ lúc sơ sinh đến khi cai sữa trọng lượng của lợn con tăng 10 - 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần.

Tốc độ sinh trưởng của lợn con là không đồng đều. Lợn sinh trưởng nhanh nhất trong 21 ngày đầu sau đó tốc độ sinh trưởng giảm dần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm. Sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra cho tới khi lợn con 15 ngày tuổi, lúc này hàm lượng sữa mẹ đạt cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20, sau đó thì giảm dần. Lợn con trong giai đoạn này sinh trưởng và phát dục nhanh nhất do đó nhu cầu dinh dưỡng yêu cầu ngày càng cao trong khi hàm lượng sữa mẹ thì giảm dần dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu không có thức ăn bổ sung.

Theo , sự phát triển của cơ thể thì các cơ quan bộ phận, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các thành phần của cơ thể cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần, biểu thị bằng tỷ lệ giữa nước so với trọng lượng sống như sau: Lúc sơ sinh tỷ lệ này là 77,88%, lúc 7 ngày tuổi là 68,52%, lúc 14 ngày tuổi là 63,94%. Tỷ lệ nước giảm nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng so với trọng lượng cơ thể lại tăng. Tỷ lệ Protein với trọng lượng

cơ thể sống lúc mới sinh là 11,2%, đến lúc 7 ngày tuổi là 13,57%, đến 14 ngày tuổi là 14,37%.

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [17], lợn con cho bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm xuống, hàm lượng trong máu của lợn con bị giảm. Bị giảm tốc độ phát triển thường kéo dài 2 tuần và còn là giai đoạn khủng hoảng của lợn con tập ăn sớm để bổ sung thức ăn cho lợn con trong giai đoạn này.

Lê Văn Thọ (2007) [21], đã sử dụng kích tố kích thích quá trình tạo máu để duy trì và thúc đẩy quá trình phát triển của gia súc.

Theo Đặng Minh Phước và cs (2006) [18], bổ sung chế phẩm axit hữu cơ có thành phần axit lactic, formic, photphoric với tỷ lệ 0,3 – 0,5% vào thức ăn lợn con sau cai sữa ở giai đoạn 42 – 56 ngày tuổi đã có tác dụng cải thiện tăng khối lượng từ 4,75% - 10,29%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giảm từ 7,57% - 8,11%. Tỷ lệ tiêu chảy giảm từ 33,78% - 49,23% so với đối chứng.

Công ty Pig Việt Nam (1998) [3], đã khẳng định rằng: Dù cho lợn nái ăn tốt và nhiều sữa vẫn nên cho lợn con dùng thức ăn tập ăn sớm để tăng khối lượng sau cai sữa, thêm vào đó giúp lợn con làm quen với thức ăn khô sau khi cai sữa 3 - 4 tuần tuổi, cho lợn con tập ăn sớm ở 7 ngày tuổi, dùng loại máng ăn nhỏ, nhẹ, dễ cọ rửa, cho lợn con ăn bằng cách rải một ít thức ăn phía trước, tạo cho chúng niềm vui thích và mong muốn được ăn, không để máng ăn trực tiếp dưới bóng đèn sưởi và gần vòi uống.

Cho lợn tập ăn 3 - 4 lần/ngày, dần tăng lượng cám lên, cung cấp nước uống thường xuyên cho lợn con.

Công ty Cargill tại Việt Nam (2003) [2], đưa ra lý do mà các nhà chăn nuôi cần phải cho lợn tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày là:

+ Sau 21 ngày tiết sữa, lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Nên chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con.

+ Cho lợn tập ăn sớm, thức ăn tập ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hóa lợn con sớm phát triển. Điều đó giúp lợn con khi cai sữa sẽ ăn, tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn và làm giảm được sự hao hụt lợn mẹ.

+ Tránh được nguy cơ lợn mẹ bị yếu chân, bại liệt và giảm số con đẻ ở những lứa đẻ tiếp theo.

+ Rút ngắn được thời gian chờ phối của lợn nái, làm giảm chi phí thức ăn cho lợn nái trong thời gian này.

+ Tăng nhanh lứa đẻ, số lợn con thu được của một nái trên năm.

Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo mare (2003) [1], đã đưa ra những lời khuyến cáo: Sự tiết sữa của lợn nái chỉ tăng lên đến ngày thứ 21 kể từ khi sinh, sau đó giảm dần. Ngược lại, khối lượng lợn con tăng dần theo thời gian.

Vì vậy, trong thời gian lợn con theo mẹ cần phải tập ăn sớm cho chúng trước khi lượng sữa của lợn mẹ cung cấp thiếu bằng cách cho lợn tập ăn sớm từ 7 ngày tuổi.

2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Sokol (1981) [26], cho rằng, vi khuẩn E.coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là

plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E.coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây hội chứng tiêu chảy, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột.

Smith (1967) [25], thông báo có 2 loại độc tố là thành phần chính của

Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin – ST) chịu được nhiệt lớn hơn 1000C trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin – LH) bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C trong 15 phút.

Glawischning E. (1992) [24], xác định Clostridium perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Akita (1993) [23], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E.coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Đàn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa.

- Phạm vi nghiên cứu: Lợn nuôi tại trại lợn giống cao sản.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Tại trại lợn giống cao sản,huyện Hiệp Hòa,tỉnh Bắc Giang. - Thời gian: Từ 18 tháng 05 năm 2018 đến 18 tháng 11 năm 2018.

3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá tình hình chăm sóc nuôi dưỡng lợn tại trại lợn giống cao sản trong 3 năm (2016-2018).

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại.

- Áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn con tại trại. - Tham gia các công tác khác trong 6 tháng thực tập tại cơ sở.

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn giống cao sản, xã Đống Vòng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (2016-2018).

- Số lượng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại.

- Thực hiện các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại.

- Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại. - Tình hình mắc bệnh của đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thực hiện

3.4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá được tình hình chăn nuôi lợn tại trại Lợn giống cao sản chúng tôi tiến hành thu thập thông tin thông qua sổ sách của trại kết hợp với theo dõi trực tiếp về tình hình thực tế trên đàn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi của trại.

3.4.1.2. Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa của trại

Chúng tôi sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả.

+ Hàng ngày trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng tôi tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Kiểm tra bóng đèn, quạt, lợn con, lợn nái khi nhận bàn giao ca giữa ca ngày và ca đêm.

+ Đập lợn dậy, cào phân, tránh lợn mẹ nằm đè phân.

+ Vệ sinh máng ăn của lợn nái và cho lợn nái ăn thức ăn hỗn hợp. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét). Chú ý sử dụng 2 chổi lau sàn nhựa 1 chổi để lau ô lợn bình thường, 1 chổi để lau ô lợn bị tiêu chảy.

+ Thay thảm ướt thảm bẩn vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều rồi cho vào bể ngâm.

+ Vệ sinh máng tập ăn cho lợn con và tra thức ăn tập ăn thường xuyên. + Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng.

+ Vắt sữa đầu lợn nái đang đẻ hoặc pha sữa để cho đàn lợn còi và những con nhỏ không tranh bú được.

+ Lau vú và tắm sát trùng sạch sẽ cho lợn nái sắp đẻ. + Đỡ đẻ cho lợn nái.

+ Cho lợn con uống thuốc phòng bệnh cầu trùng khi được 3 ngày tuổi. + Cho lợn con uống thuốc amoxicol và điện giải phòng tiêu chảy đối với lợn con sau sinh 1 và 2 ngày tuổi.

+ Mài nanh, bấm tai cho lợn con được 2-3 ngày tuổi.

+ Phun sát trùng chuồng vào đầu giờ chiều lúc 14h (thuốc sát trùng ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml/1000 lít nước)

+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng. + Đếm lợn con và ghi vào sổ theo dõi vào cuối ngày.

3.4.1.3. Quy trình phòng bệnh cho lợn tại trại * Công tác vệ sinh

Vệ sinh là một trong những khâu quan trọng quyết quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi nên trong suốt quá trình thực tập, em tiến hành vệ sinh:

- Hàng ngày, vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng, dọn rửa máng ăn, trút bỏ thức ăn định tới hiệu quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh đất, nước và môi trường xung quanh trang trại… Hiểu được tầm thừa và ẩm ướt.

- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang mầm bệnh như: Ruồi, chuột… nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

- Hàng ngày phun thuốc sát trùng omnicine để tránh mầm bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.

- Mỗi tuần tiến hành khử trùng hành lang, gầm chuồng một lần bằng nước vôi.

- Mỗi tháng quét vôi hành lang ngoài chuồng, khơi thông cống rãnh thoát nước 2 lần.

Dưới đây là lịch sát trùng của trại:

Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái

Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly CN Phun sát Trùng Phun sát Trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Phun sáttrùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát Trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 4 Xả vôi xút

gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi

Thứ 5 Phun ghẻ Phun sát trùng + xả vôi, xút gầm Phun ghẻ Thứ 6 Phun sát Trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát Trùng Phun sát Trùng Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu

* Công tác phòng bệnh

Mầm bệnh có ở khắp nơi và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể khi có được điều kiện thích hợp để gây bệnh. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh thì phòng bệnh bằng vắc xin nhằm tạo ra miễn dịch chủ động và nâng cao sức đề kháng cho lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn (lợn nái hậu bị, lợn đực, lợn con) có quy trình riêng.

Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất.

Trại thực hiện công tác tiêm phòng theo lịch sau:

Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng của trại

Ngày tuổi Vắc xin phòng bệnh

1. Lợn con

3 ngày Bổ sung sắt lần 1

7 ngày Suyễn lần 1

14 ngày Circo

2. Lợn nái sinh sản

7 tuần trước đẻ Dịch tả

5-7 tuần trước đẻ Tiêu chảy cấp lần 1 2-3 tuần trước đẻ Tiêu chảy cấp lần 2 Định kỳ 6 tháng/ lần Giả dại Định kỳ 6 tháng/ lần Tai xanh 3. Lợn đực Định kỳ 6 tháng/ lần Dịch tả Định kỳ 6 tháng/ lần Lở mồm long móng Định kỳ 6 tháng/ lần Giả dại Định kỳ 6 tháng/ lần Tai xanh

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tiêm phòng vắc xin là một việc làm bắt buộc. Tiêm vắc xin cho đàn lợn sẽ tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động trong cơ thể chúng để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn…), tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nhận thức rõ vấn đề này, trại luôn luôn thực hiện quy trình tiêm phòng vắc xin thường xuyên, nghiêm túc nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Thời gian tổ chức tiêm phòng thường vào buổi sáng khi thời tiết mát. Công tác chuẩn bị và tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận. Trong thời gian thực tập, em đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành tiêm phòng cho đàn lợn theo đúng quy định.

3.4.2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại trại đến cai sữa nuôi tại trại

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại hàng ngày chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát vềnhững biểu hiện của đàn con thông qua các bước sau:

* Kiểm tra trạng thái bên ngoài ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.

- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.

- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn. * Kiểm tra thân nhiệt:

- Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 42°C:

+ Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trại lợn giống cao sản công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh​ (Trang 35)