Tình hình chăn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trại lợn giống cao sản công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh​ (Trang 47)

Cơ cấu đàn lợnnuôi tại cơ sở trong 3 năm gần đây

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại 3 năm gần đây từ 2016- tháng 11 năm 2018 tình hình chăn nuôi của trang trại được thể hiện ở:

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại lợn giống cao sản, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang từ năm 2016 đến tháng 11- năm 2018

Loại lợn Số lượng lợn của các năm (con)

Năm 2016 Năm 2017 Tháng 11-năm 2018

Lợn đực giống 16 20 19

Lợn nái sinh sản 243 254 266

Lợn nái hậu bị 38 43 40

Tổng số 297 317 325

Bảng 4.1 cho thấy,số lượng lợn nái sinh sản của trại không có biến động lớn qua các năm. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên, đi dần vào sự ổn định. Đặc biệt lợn nái hậu bị tăng lên số lượng lớn nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và loại thải.Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến. Số liệu về cơ cấu đàn lợn tại trại được thấy rõ hơn qua hình 4.1

Hình 4.1: Biểu đồ tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm

4.2. Kết quả thực hiện quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn giai

đọan từ sơ sinh đến cai sữa tại cơ sở

Trong quá trình thực tập tại trại em đã tham gia nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý đàn lợn con như sau:

- Lợn con sinh ra sau thời gian 3 ngày tuổi, tiến hành tiêm bổ sung sắt với liều 2 ml/con và nhỏ thuốc Baycox 5% phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho lợn con. Sau 7 ngày bắt đầu tập cho lợn con làm quen với thức ăn, thức ăn tập ăn cho lợn con mà trang trại sử dụng là loại thức ăn hỗn hợp dạng viên 517s cho lợn con từ 7 ngày tuổi đến 15 kg của công ty Hải Thịnh. Thức ăn tập ăn cho lợn con được bỏ vào máng tập ăn riêng và để ở khu vực dành riêng cho lợn con, luôn giữ máng tập ăn khô, sạch với lượng thức ăn được bổ sung thường xuyên trong ngày cho lợn con tập ăn tuỳ thích.

0 50 100 150 200 250 300

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm

Lợn đực giống Lợn nái sinh sản Lợn nái hậu bị

- Lúc lợn con được 7 ngày tuổi, tiến hành thiến những lợn đực không được giữ lại làm giống. Đồng thời hàng ngày điều trị cho những lợn con mắc hội chứng tiêu chảy, bệnh phân trắng lợn con.

- Cai sữa cho lợn con: khi lợn con được 21 ngày tuổi chúng em tiến hành cai sữa cho lợn con đối với những đàn có khối lượng từ 5,5kg đến 7kg, không có mắc bệnh và có sức khoẻ tốt. Trước khi cai sữa tiến hành quá trình tập ăn cho lợn con kéo dài khoảng 2 tuần, sau đó bắt đầu cai sữa, quá trình cai sữa được diễn ra từ từ bằng cách giảm dần số lần bú, sau đó chuyển hẳn lợn con sang chuồng úm.

Quá trình thực hiện đề tài, em đã tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến cai sữa tại trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.4:

Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến cai sữa

Tháng

Con đực Con cái

Số con theo dõi Số con còn sống Tỷ lệ (%) Số con theo dõi Số con còn sống Tỷ lệ (%) 6 57 55 96,49 82 79 96,34 7 48 47 97,91 96 93 96,875 8 55 50 90.9 87 85 97,7 9 65 63 96,92 79 75 94,93 10 67 64 95,52 84 83 98,8 11 72 69 95,83 98 96 97,95 Tổng 364 348 95,6 526 511 97,1

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Tỷ lệ nuôi sống của lợn con đực là 95,6% : lợn con cái là 97,1%. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Tỷ lệ nuôi sống lợn

đực thấp hơn lợn cái là do trong quá trình làm kĩ thuật sinh viên, công nhân chưa có kinh nghiệm nhiều và do không quan sát kĩ, nhưng con bị héc ni bẩm sinh, sau khi thiến xong bị lòi ruột, không phát hiện kịp thời nên chết.

Lợn con có thể chết do nhiều nguyên nhân như: khi lợn con sinh ra có thể chết do quá yếu, mắc bệnh hay trong quá trình sống bị mẹ dẫm đè, lợn mẹ dậy ăn uống, vệ sinh lợn con đến bú khi lợn mẹ nằm xuống sẽ nằm đè lên lợn con, không phát hiện kịp thời, lợn con sẽ chết.

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị được thực hiện tốt sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, các chế độ chăm sóc tốt hơn như đối với những lợn con gầy yếu, không thể tranh bú hoặc những con trong thời gian mắc bệnh, sau khi khỏi bệnh sẽ cho lợn con uống thêm sữa được vắt từ những mẹ đang đẻ, pha thêm cám cháo cho ăn.

Những con có dấu hiệu mắc bệnh được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn giai

đọan từ sơ sinh đến cai sữa trong thời gian thực tập tại cơ sở 4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản... thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân thực hiện chặt chẽ.

Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: Rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc sát trùng và để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5 ngày mới đưa lứa lợn khác lên. Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm việc bằng thuốc sát trùng. Thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, gián, thu dọn phân hàng ngày ở các ô chuồng.

4.3.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn sơ sinh đến cai sữa

Ngoài việc phòng bệnh bằng công tác vệ sinh thú y, trại còn chủ động tiêm phòng vắc xin cho lợn con để tạo miễn dịch cho đàn lợn chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Kết quả được trình bày qua bảng 4.3:

Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng thuốc và vắc xin cho lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi

Thời điểm phòng (ngày tuổi) Bệnh được phòng Loại vắc xin, thuốc phòng Liều dùng Đường đưa thuốc Số con tiêm (con) Số con an toàn Tỷ lệ an toàn (%) 3 Thiếu sắt Prolongal 2ml Tiêm bắp 890 890 100 3 Cầu trùng Baycox 5% 1ml Cho uống 890 890 100

7 Suyễn MycoGuard 2ml Tiêm

bắp 859 859 100

14 Circo Porcine

Circovirus 2ml

Tiêm

bắp 859 859 100

Phòng bệnh cho lợn con không chỉ làm tốt công tác vệ sinh mà còn phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn con. Khi ra khỏi cơ thể mẹ sống ngoài môi trường cơ thể lợn con dễ bị mầm bệnh xâm nhập nếu chúng ta không phòng bằng cách tiêm vắc xin.

Để đề phòng các bệnh xảy ra đối với lợn con và để duy trì công tác sản xuất, kinh tế thì lợn con được chăm sóc và nuôi dưỡng tại trại đều được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, 3 ngày sau khi đẻ lợn con được cho uống baycox 5% và được tiêm sắt để phòng thiếu sắt. Tiêm vắc xin là 1 trong những cách để giảm khả năng mắc bệnh của lợn con. Trong thời gian thực tập tại trại em

cho 890 lợn con uống cầu trùng tỷ lệ an toàn đạt 100%, tuy nhiên do khi cho uống em đã không cho uống đúng liều lượng nên lợn con vẫn có dấu hiệu mắc bệnh, tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn cho 859 con, tỷ lệ an toàn đạt 100%.

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, trong thời gian thực tập số lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi được tiêm bổ sung sắt và tiêm phòng vắc xin suyễn, đạt tỷ lệ 100%.

4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh

Bảng 4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi Loại bệnh Triệu chứng, bệnh tích Số con theo dõi (con) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Phân trắng lợn con

Ủ rũ, kém ăn, ỉa chảy phân lỏng, màu trắng có mùi hôi tanh, khắm, gầy sút nhanh.

890 256 28,76

Bệnh phó thương hàn

Bú ít, sốt cao, phân lúc đầu táo sau chuyển sang lỏng màu đen thối khắm. Rìa tai, gốc tai tím đỏ xuất huyết.

890 182 20,44

Hội chứng hô hấp

Lợn sốt nhẹ, kém ăn, ho vào sáng sớm và chiều tối, khó thở, toàn thân tím tái.

890 143 16,06

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Tổng số lợn theo dõi là 890 con. Trong đó có 256 con mắc phân trắng lợn con, chiếm 28,76 %. Bệnh phó thương hàn mắc 182 con chiếm 20,44 % và hội chứng hô hấp mắc 143 con chiếm 16,06 %.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [9], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84 % và 5,37 %, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21- 40 ngày (30,97 % và 4,93 %) và giảm ở giai đoạn từ 41- 60 ngày (30,27 % và 4,75 %).

Lợn con mắc bệnh phó thương hàn là 182 con chiếm 20,44%. Do vi khuẩn Salmonella chloleraesuisSalmonella typhisuis gây nên. Sự lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hoá, khi sử dụng thức ăn, nước uống đã nhiễm vi trùng. Do lây từ lợn mẹ sang lợn con. Lợn mẹ, lợn con mang trùng nhưng chưa phát bệnh. Khi gặp các điều kiện bất lợi cho cơ thể như thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể giảm, kế phát bệnh, ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm.

Lợn con mắc bệnh về hô hấp là 143 con chiếm 16,06%. Bệnh hô hấp lợn con chủ yếu do lợn mẹ mắc và truyền nhiễm sang lợn con hoặc do lây lan giữa các lợn trong chuồng.

4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn giai đọan từ sơ sinh đến 21 ngày

tuổi tại cơ sở trong thời gian thực tập

Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh bệnh cho đàn lợn giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trong thời gian thực tại cơ sở

STT Tên bệnh Thuốc Cách dùng Liều lượng Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) 1 Phân trắng lợn con Amoxisol L.A ADE – B.complex 1ml/con, tiêm bắp 1ml/con, tiêm bắp 256 251 98,04 2 Phó thương hàn Norcoli - ADE – B.complex 1ml/con, tiêm bắp 1ml/con, tiêm bắp 182 174 95,6 3 Hội chứng hô hấp Navet.Marb ocin 10 Brom Hexin 1ml/50kgTT1ml/ con, tiêm bắp 143 138 96,5

Bảng 4.5 cho thấy: Bệnh phân trắng lợn con, sử dụng phác đồ điều trị: - Amoxisol L.A: 1ml/con

- ADE – B.complex: 1ml/con. Điều trị liên tục 3 ngày. Điều trị 256 con, khỏi 251 con, đạt tỷ lệ 98,04 %.

Lợn mắc bệnh phó thương hàn, sử dụng phác đồ: - Norcoli : 1ml/con.

- ADE – B.Complex: 1ml/con. Điều trị liên tục 3 ngày, kết hợp hạn chế cho ăn, giảm ăn hoặc cho lợn con nhịn đói. Điều trị182 con, kết quả khỏi 174 con, đạt tỷ lệ 95,6 %.

Hội chứng hô hấp, sử dụng phác đồ - Navet Marbocin 10 : 0.5ml/con. - Brom hexin : 1 ml/con

Điều trị liên tục 3 ngày. Điều trị 143 con, khỏi 138 con, tỷ lệ khỏi cao đạt 96,5%.

4.6. Kết quả thực hiện các công tác khác tại cơ sở thực tập

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, em còn tham gia một số công việc khác như:

Đỡ đẻ cho lợn nái: 62 con. Xuất lợn con: 816 con. Tiêm sắt : 890 con. Thiến lợn đực : 364 con. Tỷ lệ an toàn đạt 100%.

Các công việc chuẩn bị cho lợn nái sinh là: Vệ sinh lợn mẹ, vệ sinh ô chuồng, khâu, lấy thảm lót cho vào lồng úm lợn con, lấy bóng điện sưởi ấm cho lợn con, trực lợn đẻ, tiêm Prolongal cho lợn con…

Bảng 4.6. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Nội dung Số lượng

(con)

Kết quả

Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

1. Phòng bệnh cho lợn An toàn

Vắc xin dịch tả 890 890 100

Vắc xin suyễn 890 890 100

Vắc xin Circo 890 890 100

Vắc xin giả dại 890 890 100

Vắc xin phó thương hàn 890 890 100 2. Công tác khác An toàn Trực lợn đẻ 62 62 100 Tiêm Prolongal 890 890 100 Thiến lợn đực 364 364 100 Xuất lợn con 816 816 100

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại Lợn giống cao sản công ty Hải Thịnh với chuyên đề: "Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh

cho lợn con, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trại lợn giống cao sản công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh" em có kết luận sau:

- Đàn lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại trại lợn giống cao sản được tiêm phòng đầy đủ, đạt tỷ lệ 100%.

- Kết quả chẩn đoán bệnh cho thấy, lợn con ở giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi lợn chủ yếu mắc bệnh phó thương hàn 20,44 %, bệnh phân trắng lợn con chiếm 28,76 %, hội chứng hô hấp 16,06 %.

- Sử dụng phác đồ điều trị bệnh phó thương hàn cho lợn, thuốc norcoli và ADE – B.complex, tỷ lệ khỏi bệnh là 95,6 %.

-Dùng amoxisol L.A, ADE - B.complex điều trị bệnh phân trắng lợn con, kết quả khỏi 98,04%.

-Sử dụng phác đồ điều trị hội chứng hô hấp cho lợn, thuốc Navet.Marbocin và brom hexin, tỷ lệ khỏi bệnh là 96,5 %.

5.2. Đề nghị

Kết thúc đợt thực tập tại trại em đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh trên lợn con theo mẹ như sau:

- Công tác vệ sinh thú y cần được nâng cao hơn nữa, đặc biệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân và sinh viên thực tập trong việc vệ sinh chuồng trại và chăm sóc cho lợn mẹ cũng như lợn con.

- Cần có kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho lợn con nhằm đem lại kết quả điều trị cao nhất.

- Nên tiến hành tiêm phòng vắc xin E.coli phòng bệnh phân trắng lợn trước khi đẻ 2 - 4 tuần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước

1.Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo mare (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Viện Chăn nuôi.

2.Công ty Cargill tại Việt Nam (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ.

3.Công ty Pig Việt Nam (1998), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ.

4.Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý động vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5.Trần Thị Dân (2008), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

6.Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con.

7.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8.Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

9.Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

10.Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trại lợn giống cao sản công ty cổ phần dinh dưỡng hải thịnh​ (Trang 47)