Ca ngợi tình yêu thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở võ nhai, thái nguyên (Trang 70 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Ca ngợi tình yêu thiên nhiên

Thiên nhiên là đề tài quen thuộc thuộc trong những sáng tác của các nhà văn của dân tộcnhư: Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi, Xuân Diệu, Huy Cận... đó là những bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng, mang cảm xúc buồn man mác, thể hiện sự hòa mình của con người vào thiên nhiên, cảnh vật. Đến với những lời hát Then của người Tày chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, con người hòa mình vào trong các lời Then.

Nguyên tác lời Tày

Tên nọong nà páng tao mằn dạn Tấu nà là khấu pháng khấu nà Mọi thức phân au lồng thế

Tứu suốn tàng mọi chốn quốc gia Vè thúa cắp vè ngà mọi thức Vè tấu cắp vè vặc vè qua

Mọi thức cúa quốc gia canh chúng

Tạm dịch

Tên em nà pang đao củ mài Tấu nà là gạo pháng gạo ruộng Mọi thứ đều phân xuống trần gian Đưa xuống đường mọi chốn quốc gia Giống đỗ với giống vừng mọi thứ Giống bầu giống bí giống dưa Mọi thứ của quốc gia chúng ta

[57, tr.5]

Vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả qua hành trình miêu tả của thầy Then và qua những lời Then mới là những phong cảnh đẹp mới lạ, thơ mộng thể hiện tình cảm của đồng bào Tày gửi gắm vào trong thiên nhiên. Thể hiện sức sống của thiên nhiên, cảnh vật xanh tốt, mong muốn của người dân có được cuộc sống đầy đủ: chè, ngô, mía đầy nhà; lợn gà nhiều... mùa màng bội thu, cảnh vật thiên nhiên rừng dú được xanh tốt nhằm phục vụ cuộc sống của người dân. Hay những cảnh vật hẹn hò của những đàn chim Én bay thẳng cánh đồng vào mỗi dịp xuân tới.

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

Én ơi Én cánh vàng Ướng hội ướng cánh đào

Én hỡi Én píc lương

Ướng hội ướng píc đào Én ương dú man tào Hải môn Rằng Én dú thiên tôn ngọc thạch Cầu tồn Én minh bạch khôn ngoan Tàn đội thác thiên nhan thiên cổ

Én ướng ở Nam Tào hải môn Rằng Én ở Thiên tôn ngọc Thạch Người đồn Én minh bạch khôn ngoan Đàn đội thác thiên nhan thiên cổ

[57, tr.7]

Người Tày nói chung, và ở huyện Võ Nhai nói riêng từ xa xưa họ vẫn sống dựa vào thiên nhiên, họ tồn tại nhờ cuộc sống săn bắt hái lượm. Bởi vậy, thiên nhiên luôn gắn bó với cuộc sống của họ. Đó cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của những lời Then mượt mà miêu tả thiên nhiên cuộc sống của con người trong quá khứ và hiện tại.

Nếu như thiên nhiên của các nhà thơ, nhà văn của người Kinh thơ mộng bao nhiêu thì thiên nhiên trong lời Then Tày lại mang đậm chất hoang sơ chủ yếu miêu tả những khu rừng rộng lớn với những cây cổ thụ, đó là những loài cây gắn với cuộc sống của người Tày.

Nguyên tác lời Tày

Bách hoa phông ưng ức tâm cơ Muật mèng cũng nhằng lo đang tọng

Tạm dịch

Trăm cây đua nhau cùng nở Ong bướm cũng lo việc thế gian

[57, tr.7]

Đồng bào Tày sống giữa rừng núi hoang vu, bởi vậy mà chịu bao sự đe dọa của thiên nhiên như: thiên tai, hạn hán, bệnh dịch, sâu bọ... điều đó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Con người muốn tồn tại được phải dựa vào sự hài hòa với thiên nhiên và chuyển biến cùng với sự chuyển biến của thiên nhiên. Đồng nghĩa với việc con người phải biết làm chủ thiên nhiên, làm chủ

Con người luôn mong muốn khát khao có được cuộc sống như mong muốn. Sống hài hòa cùng thiên nhiên nên con người luôn có ước mong về một cuộc sống đầy đủ, mưa thuận gió hòa để cuộc sống của họ thêm phần đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn.

Người Tày huyện Võ Nhai cũng tận dụng nguồn thuốc nam từ thiên nhiên. Hằng ngày có những người họ lên rừng miệt mài đi tìm những cây thuốc quý và những loài phong lan từ núi đá. Điều đó chứng tỏ thiên nhiên ban tặng cho con người rất nhiều nguồn nguyên liệu quý và hiếm. Bên cạnh việc khai thác từ thiên nhiên thì chúng ta cũng phải bảo tồn chúng, nếu không nguồn nguyên liệu đó sẽ ngày càng cạn kiệt và mất đi những giá trị vốn có của nó.

Trong cùng một tỉnh, nhưng Then tày ở Định Hóa và Võ Nhai cũng có nét tương đồng và khác biệt. Những lời Then ở cả hai huyện đều là những lời Then mượt mà ca ngợi vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Nếu như ở Định Hóa có di tích lịch sử ATK, thì Võ Nhai cũng có khu khảo cổ học Thần Sa; rừng Khuôn Mánh - nơi có đội cứu quốc quân II ra đời. Thiên nhiên trong lời Then ở Định Hóa là những hình ảnh hiện thực.

Nguyên tác lời Tày

Vật khỉn chốn đông luông Giai khỉn mường ngàn hạ

Lắng nghe bên chư vương lạo cạ Lao thuồn tằng binh mạ chư linh…

Tạm dịch

Vượt lên chốn rừng sâu Dạo lên rừng sâu thẳm

Lắng nghe bên chủ vương luôn bảo Đem hết cả binh mã quân lính…

[29, tr.80]

Ở xã Tràng Xá đó là đơn vị của đội cứu quốc quân II với rừng Khuôn Mánh. Ở xã Phú Thượng có suối Mỏ Gà, hang phượng Hoàng. Đó là những địa danh có thiên nhiên đẹp gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chiều chiều nghiêng bóng núi Chiều xa xanh cánh rừng

Bồng bềnh bồng bềnh câu hát Bồng bềnh bồng bềnh thương nhớ Một chiều một chiều Võ Nhai Mỏ Gà suối mơ tiên

Cheo leo hang Phượng Hoàng Bồi hồi câu đàn tính

Một chiều mình hẹn nhau Võ Nhai - quê mình Võ Nhai bao ân tình Đi trong rừng xanh ngát Cho tâm hồn dịu ngọt Ngày về thương nhớ lắm Kìa người bỗng ngẩn ngơ Mà sao không muốn về.

Đó là những lời hát mượt mà trong bài “Chiều Võ Nhai” thể hiện sự trọng tình trọng nghĩa, hiếu khách của con người nơi đây. Người Võ Nhai không chỉ có cái đẹp của thiên nhiên hoang sơ mà con người cũng đẹp vô cùng.

Có thể nói rằng Then Tày ở Võ Nhai Thái Nguyên mang đến những nét mới của lời ca đằm thắm mượt mà con người hòa mình vào với thiên nhiên tạo nên sự phong phú trong đời sống vật chất và tinh thần người Tày xưa và nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) then tày ở võ nhai, thái nguyên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)