7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Tính dự báo góp phần tạo nên những cách tân về bút pháp, nhịp điệu,
cách mở đầu và kết thúc tác phẩm
Nguyễn Đình Chú khẳng định:“Tú Xương là một hiện tượng cách tân rõ
nét nhất và có ý nghĩa nhất” [48; 132]. Sự cách tân ấy thể hiện trước hết ở
những thay đổi trong bút pháp nghệ thuật của nhà thơ. Sự tham dự của yếu tố dự báo đã khiến cho thơ Tú Xương có sự thay đổi lớn về bút pháp miêu tả. Tú Xương không chủ trương lấy cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh như văn thơ đời trước mà là nhìn thẳng nói thẳng. Thậm chí còn cảnh báo, răn đe đối tượng những việc nhãn tiền sẽ xảy ra trước mắt. Không thể tìm thấy những hình ảnh theo lối ước lệ như Tùng, cúc, trúc, mai; Ngư, tiều, canh mục; Mai lan, trúc cúc
vừa quen thuộc vừa nhạt nhẽo trong thơ ông. Nếu cần tả cảnh thì ông cũng tả những khía cạnh hiện thực tích cực của nó gắn liền với đời sống thực tế: cảnh làng mạc, phố xá, cảnh đại hạn hay bão lụt. Trong không gian sống mà Tú Xương miêu tả không chỉ con người cảm thấy bất an trước hiện tại và tương lai đến nỗi: “Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi” mà đến cả những con vật vô tri cũng vì lo sợ một điều gì đó sẽ xảy ra mà không thể sống một cách yên ổn phải tìm đến một hướng đi khác:
Cá sợ ao khô vượt cả rồi
(Đại hạn)
Chúng tôi gọi đó là những dự cảm bất an. Trong thơ ông Tú thấy những dự cảm ấy rất nhiều tạo nên một sắc thái khác biệt hẳn so với thơ đời trước. Ông Tú không thể an lòng hướng đến thứ thơ ngâm vịnh, thù tạc, xướng họa hay tống biệt mà thường thích nói chuyện mình, chuyện bạn mình. Toàn những chuyện tương, cà, mắm, muối theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Nhưng giá nói những
chuyện ấy, ông Tú nghiêm túc một chút còn đỡ. Nhưng không ông luôn đùa cợt, châm biếm mọi thứ. Ngay cả việc thi thố là chuyện ông theo đuổi một đời theo cách nói của ông cũng thành chuyện đùa cả:
Xướng danh tên gọi trên mình tượng Ăn yến xem ra có thịt công
Cụ xứ có cô con gái đẹp Lăm le xui bố cưới làm chồng!
(Đi thi nói ngông)
Xem ra, rõ ràng ông Tú đôi khi tỏ ra không thích tuân theo những chuẩn mực khe khắt của nghệ thuật thơ Đường. Ngay từ cách ông ngắt nhịp trong thơ cũng cho thấy điều đó. Nhưng đáng nói hơn cả là cách mở đầu và kết thúc các bài thơ của ông. Nhờ có sự tham gia của yếu tố dự báo mà trật tự, kết cấu của bài thơ bị phá vỡ. Cho nên, thơ Đường luật của Tú Xương có những cách mở đầu và kết thúc khá đặc biệt không giống thơ Đường luật truyền thống. Tú Xương có vẻ như rất hào hứng trong việc tạo nên sự mở đầu và những cái kết bất ngờ cho bài thơ. Nhà thơ thường chọn mở đầu bằng cách đi thẳng vào giới thiệu đối tượng hoặc diễn biến sự việc nhưng lại kết thúc bằng lời cảnh báo:
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu Thật là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương nào phải là đơn thuốc Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu
(Ông Cử Nhu) Gớm ghê cho những cô con gái
Mà vẫn đua nhau lấy các thầy!
(Mồng hai tết viếng cô Kí) Trời dậy thì bay chết bỏ đời
(Hót của trời)
Tính trang nghiêm, mực thước của thể thơ này đương nhiên đã bị phá vỡ thay vào đó là sự trào lộng, đùa vui, dí dỏm. Chính vì vậy, khi đọc thơ Đường luật của Tú Xương chúng ta cảm thấy tính quy phạm có phần khá nặng nề của thể thơ này dường
như đã giảm nhẹ rất nhiều. Ngay trong cặp đối của câu thực và câu luận trong các bài cũng mang tính kể, tả nhiều hơn. Nếu bạn đọc không để ý kỹ sẽ không nhận ra tính đăng đối trong mỗi câu mà cứ tưởng nhà thơ đang thuật truyện.
Như vậy có thể thấy, thơ Tú Xương tuy kế thừa những đặc điểm của văn học trung đại, nhưng bước đầu đã có sự đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Ngoài sự đổi mới về quan niệm, đề tài, hình tượng nhân vật và bút pháp như đã nói ở trên, sự tham dự của yếu tố dự báo còn góp phần giúp cho tính đối thoại trong các tác phẩm Tú Xương tăng lên rất nhiều, rút bớt khoảng cách đáng kể giữa nhà thơ và công chúng.