nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
Phân tích đơn biến
Bảng 3.21. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố nhân khẩu học với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố CLCS EQ-5D
Hệ số 95%CI p
Nhóm tuổi (so với nhóm 18-29 tuổi)
30 – 39 -0,05 (-0,14) - (0,04) > 0,05 40 – 49 -0,02 (-0,11) - (0,07) > 0,05 ≥ 50 -0,13 (-0,23) - (-0,03) < 0,05
Giới tính (so với nam)
Nữ (2) -0,08 (-0,12) - (0,04) < 0,001
Nơi ở (so với thành thị)
Nông thôn -0,05 (-0,09) - (-0,01) < 0,05
Nghề nghiệp (so với nhóm Không có nghề nghiệp)
Cán bộ/Công, Viên chức 0,14 (0,03) - (0,25) < 0,05 Lao động tự do 0,13 (0,07) - (0,18) < 0,001 Làm ruộng 0,06 (-0,01) - (0,12) > 0,05 Công nhân 0,12 (0,04) - (0,18) < 0,05
Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố nhân khẩu học, sau khi đưa tất cả các biến
thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết quả cho thấy: yếu tố tuổi, giới, nơi ở và nghề nghiệp có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Bảng 3.22. Mối tương quan đơn biến giữa một số yếu tố kinh tế - xã hội với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố CLCS EQ-5D
Hệ số 95%CI p
Kinh tế (Hoàn toàn tự chủ)
Một phần tự chủ được -0,06 (-0,11) - (-0,02) < 0,05 Phụ thuộc hoàn toàn -0,09 (-0,14) - (-0,05) < 0,001
Tình hình sử dụng chất gây nghiện (so với không sử dụng chất gây nghiện)
Có 0,04 (0,008) - (0,08) < 0,05
Tình trạng kỳ thị (so với Không bị kỳ thị)
Có -0,15 (-0,20) - (-0,09) < 0,001
Nhận xét:Đối với nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội, sau khi đưa tất cả các
yếu tố điều kiện kinh tế, sử dụng chất gây nghiện và tình trạng kỳ thị đều có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Bảng 3.23. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố mối quan hệ gia đình với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố CLCS EQ-5D
Hệ số 95%CI p
Người sống cùng (so với Sống một mình)
Gia đình có 2 thế hệ 0,15 (0,08) - (0,22) < 0,001 Gia đình có nhiều thế hệ 0,17 (0,09) - (0,25) < 0,001
Nhận xét:Đối với nhóm yếu tố mối quan hệ gia đình, sau khi đưa tất cả
các biến thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết quả cho thấy: yếu tố về người sống cùng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Bảng 3.24. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố đặc điểm điều trị với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố CLCS EQ-5D
Hệ số 95%CI p
Chỉ số xét nghiệm CD4 (so với ≥ 500)
350 -499 0,05 (0,01) - (0,10) < 0,05 200-349 -0,01 (-0,05) - (0,04) > 0,05 <200 -0,07 (-0,12) - (0,02) < 0,05
Tuân thủ điều trị (so với không tuân thủ)
Có tuân thủ 0,12 (0,07) - (0,16) < 0,001
Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố đặc điểm điều trị của bệnh nhân, sau khi
quả cho thấy: yếu tố chỉ số xét nghiệm CD4 và tuân thủ điều trị có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Phân tích đa biến
Bảng 3.25. Mối tương quan đa biến giữa một số yếu tố với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố CLCS EQ-5D p Hệ số tương quan 95%CI Tuổi -0,15 (-0,24)-(-0,06) < 0,05 Giới tính (so với nam)
Nữ (2) -0,07 (-0,11) - (0,03) < 0,05
Nơi ở (so với thành thị)
Nông thôn -0,003 (-0,05) - (0,05) > 0,05
Nghề nghiệp (so với nhóm Không có nghề nghiệp)
Cán bộ/Công, Viên
Lao động tự do 0,03 (-0,05) - (0,10) > 0,05 Làm ruộng -0,009 (-0,10) - (0,08) > 0,05 Công nhân 0,05 (-0,04) - (0,14) > 0,05
Kinh tế (Hoàn toàn tự chủ)
Một phần tự chủ được -0,06 (-0,10) - (-0,02) < 0,05 Phụ thuộc hoàn toàn -0,06 (-0,12) - (0,003) > 0,05
Tình hình sử dụng chất gây nghiện (so với không sử dụng chất gây nghiện)
Có 0,009 (-0,03) - (0,05) > 0,05
Tình trạng kỳ thị (so với Không bị kỳ thị)
Có -0,09 (-0,14) - (-0,04) < 0,001
Người sống cùng (so với Sống một mình)
Gia đình có 2 thế hệ 0,11 (0,04) - (0,17) < 0,05 Gia đình có nhiều thế
hệ 0,13 (0,06) - (0,20) < 0,001
Chỉ số xét nghiệm CD4 (so với ≥ 500)
350 -499 0,04 (0,002) - (0,08) < 0,05 200-349 0,003 (-0,04) - (0,04) > 0,05 <200 -0,03 (-0,08) - (0,01) > 0,05
Tuân thủ điều trị (so với không tuân thủ)
Có tuân thủ 0,06 (0,01) - (0,12) < 0,05
Hằng số
(R2 = 33,6%) 0,84 0,68 – 1,001
Nhận xét: Sau khi phân tích đơn biến, đưa tất cả các biến độc lập có ý
nghĩa thống kê vào mô hình hồi quy đa biến để phân tích, kết quả cho thấy, các yếu tố: nhóm tuổi, giới tính, kinh tế của bản thân, tình trạng kỳ thị, người sống
cùng, chỉ số xét nghiệm CD4 và tuân thủ điều trị ARV vẫn có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Ta có phương trình Hồi quy tuyến tính đa biến:
Điểm độ thỏa dụng về sức khỏe = 0,84 - 0,15(Tuổi) – 0,07(Giới tính) – 0,06(Kinh tế) – 0,09(Sự kỳ thị) + 0,11(Người sống cùng_2 thế hệ) + 0,13(Người sống cùng_nhiều thế hệ) + 0,04(Chỉ số xét nghiệm CD4) + 0,06(Tuân thủ điều trị ARV).
Nhận xét: Từ phương trình trên ta thấy, bệnh nhân tuổi càng cao, giới tính
nữ, tình trạng kinh tế khó khăn, có bị kỳ thị thì có độ thỏa dụng về sức khỏe (hay CLCS) thấp hơn (tức là mối tương quan nghịch biến). Ngược lại, người bệnh có người sống cùng, có tuân thủ điều trị ARV, chỉ số xét nghiệm CD4 ít hơn thì có độ thỏa dụng sức khỏe cao hơn (mối tương quan đồng biến với CLCS). Về mức độ tương quan thì các yếu tố đều chỉ có tương quan yếu với CLCS. Yếu tố tuổi, người sống cùng có mối tương quan với CLCS mạnh hơn so với những yếu tố còn lại.
Chương 4 BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú thông qua nghiên cứu trên 311 đối tượng nghiên cứu. Thông qua sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, nghiên cứu đã phần nào mô tả được về thực trạng CLCS và một số yếu tố có thể có mối tương quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS tại cơ sở điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.
4.1. Thực trạng CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
Đánh giá CLCS đóng vai trò rất quan trọng, nó có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân người bệnh và xã hội. Để đánh giá được các khía cạnh về những ảnh hưởng của những bối cảnh với tâm lý và thể chất của người bệnh, cần thiết phải đo lường CLCS của người bệnh, khi đó các nhà thực hành lâm sàng mới có thể điều trị theo hướng vì người bệnh chứ không phải chỉ điều trị hết căn bệnh. Đo lường CLCS có thể giúp xác định vấn đề ưu tiên, theo dõi các thay đổi trong việc đáp ứng với điều trị. Ngoài ra, CLCS còn giúp trong công tác quản trị bệnh viện, giúp các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc giữa nhiều can thiệp khác nhau để phân bổ nguồn lực hợp lý.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hầu hết bệnh nhân đều không gặp khó khăn về lĩnh vực sự đi lại, tự chăm sóc bản thân, sinh hoạt thường ngày, lần lượt chiếm tỷ lệ là: 92,3%, 99,1% và 94,8%. Tuy nhiên, với tình trạng đau/khó chịu và lo lắng/u sầu, tỷ lệ bệnh nhân cảm thấy bị ảnh hưởng nhiều hơn: 23,5% bệnh nhân bị đau/khó chịu một chút, 9,7% đau/khó chịu ở mức vừa phải, 2,2% đau/khó chịu nhiều; Tỷ lệ mức độ lo lắng/u sầu giảm dần (lo lắng/u sầu 1 chút, vừa phải, nhiều và cực kỳ lo lắng/u sầu lần lượt là 37,3%, 11,9%, 2,9% và 2,6%). Điều này có nghĩa là vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân HIV/AIDS
đang điều trị bằng ARV gặp phải liên quan đến tình trạng đau và khó chịu và tình trạng lo lắng, u sầu. Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS trong phân tích chúng tôi đánh giá không gặp khó khăn về vấn đề đi lại, tự chăm sóc bản thân, sinh hoạt thường ngày cao hơn so với đối tượng là giảng viên, cán bộ nhân viên trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung và các cộng sự, được thực hiện trên 210 cán bộ nhân viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vào năm 2014 đã chỉ ra, tỷ lệ không gặp khó khăn của nhóm đối tượng này lần lượt là 76%, 95% và 80% [12]. Hay nghiên cứu khác của Nông Minh Vương trên những bệnh nhân điều trị ARV tại Hà Nội và Nam Định, sử dụng công cụ EQ-5D-5L cho kết quả: CLCS của bệnh nhân cao ở các khía cạnh thể chất, vận động, tự chăm sóc bản thân và làm các công việc thường ngày (79,52%; 90,29% và 83,41% không gặp khó khăn gì). Tuy nhiên, CLCS cũng thấp hơn ở khía cạnh tinh thần, trầm cảm và xã hội (62,31% và 55,08% gặp các vấn đề về đau đớn và trầm cảm) [14]. Sự khác biệt này có thể là do thời gian thực hiện của hai nghiên cứu là khác nhau, đồng thời, đối tượng tiếp cận cũng không giống nhau. Tuy nhiên, để lý giải điều này nên tiến hành thêm những nghiên cứu sâu hơn, như so sánh hai nhóm đối tượng để cùng tìm ra nguyên nhân phù hợp nhất.
Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này lại đưa ra một điểm có nét tương đồng với nhau đó là: các đối tượng đều gặp và bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự đau đớn, khó chị và sự lo lắng/u sầu hay chính là liên quan đến khía cạnh về tâm lý [12].
Kết quả này khá dễ biểu bởi vì trong quãng thời gian hiện tại, những người bị nhiễm HIV/AIDS phải lo lắng rất nhiều như sợ cộng đồng xa lánh, mọi người nhìn mình với ánh mắt kiêng dè hay có thể lo vì sợ sẽ làm cho người thân của mình lây nhiễm,… Chính những điều này có thể dẫn đến người bệnh nhiễm HIV/AIDS luôn canh cánh trong lòng, lâu ngày sẽ thấy buồn phiền hơn.
Mặt khác, khi phân tích điểm CLCS của người bệnh nhiễm HIV/AIDS, kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của nhóm đối tượng nghiên cứu là 0,82 ± 0,15 tương ứng với giá trị VAS là 74,77 ± 14,05 điểm. Số điểm thu được này có thể thấy là tương đối cao. Kết quả tương đồng với nghiên cứu được thực hiện trên 210 cán bộ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vào năm 2014 của Nguyễn Thành Trung và cộng sự cũng thông qua sử dụng công cụ EQ-5D, khi nhóm tác giả này đã chỉ ra, CLCS của đối tượng này ở mức cao (với điểm trung bình đạt được là 0,80 ± 0,2) [12]. Hay CLCS của những bệnh nhân mắc HIV/AIDS trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương do với nhóm sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Quốc gia Hà Nội: khảo sát của Nguyễn Hoàng Long và các cộng sự trên 534 sinh viên vào năm 2014 chỉ ra, CLCS của nhóm đối tượng này khá cao, với điểm EQ-5D đạt 0,80 ± 0,15 và điểm đánh giá sức khỏe trực quan (EQ-VAS) cũng đạt tới 85,69 ± 10,78 [10].
Tuy nhiên, điểm CLCS theo EQ-5D của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn 1 chút so với nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện vào năm 2011 trên 800 người nhiễm HIV/AIDS tại 6 tỉnh thành của Việt Nam, với kết quả điểm trung bình thỏa dụng cuộc sống cũng đạt tới khoảng 0,9 điểm [46].
Tuy vậy, kết quả điểm CLCS trong nghiên cứu của chúng tôi tại có xu hướng cao hơn so với một số nghiên cứu, khảo sát khác: Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012 trên gần 1016 bệnh nhân nghiện chích ma tuý nhiễm HIV tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh sử dụng công cụ EQ-5D cho thấy, điểm trung bình chất lượng theo EQ-5D và EQ-VAS lần lượt là 0,65 (95%CI: 0,63 - 0,67) và 70,3 (95%CI: 69,2 - 71,5) [48].
Tóm lại, qua những kết quả và so sánh trên có thể thấy, CLCS của người bệnh HIV/AIDS trong nghiên cứu này tương đối cao. Ngoài ra, có một số kết
quả còn cho thấy người bệnh nhiễm HIV/AIDS còn có CLCS trung bình cao hơn một vài nhóm đối tượng khác như: cán bộ nhân viên của các trường đại học. Qua đây đã chỉ ra phần nào những hiệu quả do điều trị ARV mang lại cho những người không may mắc phải căn bệnh này. Việc có nhiều kết quả khác nhau có thể là do những nghiên cứu được thực hiện tại mỗi một thời điểm khác nhau, đối tượng khác nhau đã cho thấy sự phân bố rất đa dạng của CLCS của bệnh nhân.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, người bệnh hầu hết mới cải thiện được các vấn đề của sức khỏe thể chất, còn vấn đề sức khỏe liên quan đến tinh thần, đó là sự lo lắng, u sầu vẫn còn đeo bám trên một bộ phận lớn đối tượng nghiên cứu, khiến cho CLCS của họ bị giảm đi đáng kể. Bởi vậy, trong quá trình điều trị cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS, song song với việc điều trị kháng vi rút, phòng tránh các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh đồng nhiễm thì nên quan tâm đến điều trị tâm lý, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử cho những đối tượng này để giúp họ vui vẻ hơn, tránh lo lắng hơn trong cuộc sống.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
Sau khi phân tích mối tương quan theo từng nhóm yếu tố với điểm CLCS theo EQ-5D và EQ-VAS, nghiên cứu của chúng tôi đã tìm ra khá nhiều yếu tố có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng CLCS của người bệnh nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.
Với nhóm yếu tố nhân khẩu học:
Kết quả phân tích đã chỉ ra: yếu tố tuổi, giới và trình độ học vấn có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Người bệnh là nữ giới có CLCS thấp hơn nam giới. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu như: Mrus và cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng nhằm đánh giá sự khác biệt giới tính về khía cạnh chất lượng lượng cuộc sống ở các bệnh nhân điều trị ARV [39]. Kết quả tại thời điểm ban đầu cho thấy nữ giới có CLCS thấp hơn nam giới ở tất cả các khía cạnh, ngoại trừ chức năng xã hội. Tại các thời điểm đánh giá tiếp theo, nữ giới vẫn tiếp tục có điểm số CLCS thấp hơn nam giới, ngoại trừ khía cạnh sức khỏe tổng quát. Một nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện tại Uganda, tác giả Mast và cộng sự đã đo lường CLCS ở người nhiễm HIV/AIDS là nữ giới [37]. Kết quả cho thấy, các phụ nữ nhiễm HIV có CLCS thấp hơn ở các yếu tố sức khỏe tổng quát, chức năng tâm thần và thể chất, đau đớn, và chức năng xã hội so với phụ nữ có HIV âm tính.
Một số nghiên cứu trong nước cũng chỉ ra điểm tương đồng, như: nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012 trên 155 bệnh nhân điều trị ARV tại bệnh viện Thụy Điển – Uông Bí, Quảng Ninh đã so sánh sức khác biệt giới tính ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân [47]. Sử dụng thang đo lường WHO-QOL BREF, kết quả nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân nam giới có CLCS cao hơn ở các khía cạnh thể chất, môi trường và xã hội so với nữ giới. Hay nghiên cứu của Nông Minh Vương trên những bệnh nhân điều trị ARV tại Hà Nội và Nam Định cho kết quả: Nam giới có CLCS cao hơn nữ giới [14]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Lã Thị Nguyệt Minh năm 2016 trên những bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương lại cho thấy sự khác biệt khi: Nữ có sức khỏe tâm thần và mối quan hệ xã hội cao hơn nam (49,6 điểm và 56,7 điểm so với 45,8 và 50,9 điểm)[11].
Qua đây có thể thấy hầu hết các nghiên cứu đề chỉ ra người bệnh là nam thường có CLCS cao hơn nữ. Điều này có thể giải thích là do nam giới thường có bản lĩnh tinh thần cũng như sức khỏe tốt hơn nữ, do đó, khi bị mắc
HIV/AIDS cũng như điều trị ARV thì họ có thể chịu đựng tác dụng phụ của thuốc tốt hơn, do vậy cuộc sống của họ có thể ít bị ảnh hưởng hơn người bệnh là nữ.
Về yếu tố tuổi:
Những người bệnh từ 50 tuổi trở lên nhiễm HIV/AIDS có CLCS thấp hơn