0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG POT (Trang 69 -73 )

1. Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

• Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng vay, cụ thể: Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cần nâng cao chất lượng cung cấp thông tin cho ngân hàng. CIC cần đẩy mạnh việc phối hợp, thu thập thông tin từ các TCTD, từ trung tâm thông tin của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng như tiếp cận với các nguồn thông tin nước ngoài. Các Ngân hàng cũng cần được cung cấp các thông tin dự báo vĩ mô về định hướng phát triển kinh tế của từng ngành…Để nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, các Ngân hàng cũng cần thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Ngân hàng phải cung cấp thưòng xuyên và cập nhật liên tục cho CIC các số liệu về số dư tiền gửi, tiền vay, sự biến động tài khoản của khách hàng, hồ sơ kinh tế của khách hàng…trên cơ sở đó CIC sẽ thiết lập được lịch sử cho khách hàng

vay vốn. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin giữa các Ngân hàng với nhau. Chính phù và cơ quan quản lý cần phải cung cấp các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, các chính sách chế độ luật pháp cho các doanh nghiệp. Khi đó, các doanh nghiệp cũng có được các thông tin về các đối tác của mình, thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác và phát triển kinh tế.

• Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng, có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng nhà nước. Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả của hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel. Nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các ngân hàng thương mại bằng hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa

• Tiếp tục sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh, tiến hành việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro.

• Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

• Xây dựng hệ thống phân tích, xếp loại doanh nghiệp thống nhất toàn ngành để các bộ, ngành liên quan…có thể trao đổi thông tin, tham khảo kết quả giám sát, phân tích.

• Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và xây dựng một hệ thống các chỉ số mang tính chuẩn mực để thống nhất, đánh giá, so sánh chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Định kỳ hàng năm ngân hàng nhà nước thu thập thông tin, tính toán và thông báo các chỉ số trung bình toàn ngành về chất lượng tín dụng để các tổ chức tín dụng tham khảo so sánh. Ví dụ như một số chỉ số cơ bản : tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro/dư nợ bình quân..

2.Một số kiến nghị đối với Chính phủ

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải có sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Hệ thống văn bản Luật và văn bản dưới Luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng phải được ban

hành một cách đồng bộ, đầy đủ, hướng dẫn cụ thể để Luật có thực sự sát với thực tiễn hoạt động.

Chính phủ cần yêu cầu các doanh nghiệp công khai hoá tài chính, nếu không sẽ được coi là không đàng hoàng trong kinh doanh, sản xuất có vấn đề như vậy các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận với các nguồn vốn của các TCTD.

3. Kiến nghị đối với khách hàng của Ngân hàng.

Khách hàng và Ngân hàng có mối quan hệ gắn bó trong quá trình tồn tại và phát triển. Khách hàng là đối tác của Ngân hàng trong quan hệ tín dụng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Ngược lại Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng đẻ khách hàng tiến hành sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Rủi ro trong quá trình kinh doanh của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng ở các mức độ khác nhau. Cho nên cả khách hàng và ngân hàng cần phải cùng nhau giữ gìn mối quan hệ nhằm hạn chế rủi ro.

Các khách hàng cần phải thực sự coi Ngân hàng là bạn hàng quan trọng lâu dài của mình bởi doanh nghiệp quan hệ với Ngân hàng không chỉ vì quan hệ vay vốn mà còn bởi vì ngân hàng có thể đáp ứng đầy đủ và toàn diện các yêu cầu luân chuyển vốn trong kinh doanh của khách hàng.

Khách hàng phải luôn trung thực, thể hiện thái độ tích cực trong hợp tác với Ngân hàng nhất là thái độ thiện chí trong việc trả nợ. Có như vậy mới tạo được mối quan hệ tốt đẹp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quan hệ về sau.

Khách hàng cần cải thiện tình hình tài chính của mình để tạo sự yên tâm cho Ngân hàng, thường xuyên trao đổi ý kiến, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Ngân hàng, khi có bất cứ sự thay đổi nào trong doanh nghiệp như thay đổi cản bộ quản lý, khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động của khách hàng như thay đổi về nhân sự, bộ máy quản lý, chuyển đổi hình thức hình thức kinh doanh…đều phải thông báo ngay lập tức cho Ngân hàng.

Như vậy để hạn chế rủi ro tín dụng thì tự lực Ngân hàng là chủ yếu rối mới đến sự phối hợp hành động của các cơ quan, doanh nghiệp…để cùng đạt được mục tiêu phát triển và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua phần trình bày trên, có thể nói hạn chế rủi ro nói chung cũng như rủi ro tín dụng nói riêng là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi sự nghiên cứu cẩn thận và khoa học. Việc áp dụng các biện pháp hạn chế sẽ đòi hỏi ngân hàng phải lựa chọn giữa lợi nhuận cho ngân hàng và sự an toàn cho ngân hàng. Nếu mải chạy theo những đồng vốn huy động hay cho vay thì ngân hàng sẽ đối mặt với những nguy cơ phá vỡ sự an toàn. Nhưng bên cạnh đó, nếu áp dụng một cách ngặt nghèo và cứng nhắc các giải pháp hạn chế rủi ro thì ngân hàng sẽ không có kết quả hoạt động tốt nhất là trong tình hình hiện nay với sự hình thành và phát triển của rất nhiều ngân hàng mới cả trong và ngoài nước. Sự lựa chọn giữa rủi ro và lợi nhuận luôn khiến các nhà kinh doanh phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Trong chuyên đề , em không đề cập sâu đến vấn đề này mà chỉ kiến nghị một số biện pháp hạn chế rủi ro. Các giải pháp này được đưa ra chủ yếu dựa trên tình hình tín dụng thực tế tại Chi nhánh Techcombank Thăng Long.

Kết thúc chuyên đề em xin chân thành gửi lời cám ơn đến Th.S Đặng Anh Tuấn và các thầy cô trong khoa Ngân hàng- Tài chính đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo. Đồng thời , em cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên trong Techcombank Chi nhánh Thăng Long đặc biệt là Ban Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp chí Ngân hàng

2. Giáo trình: Ngân hàng thương mại- NXB Thống Kê, năm 2004- Chủ biên TS. Phan Thị Thu Hà

3. Ngân hàng thương mại: Edward Wreed Ph.D, Edward K.Grill Ph.D- Nhà xuất bản thống kê.

4. Ngân hàng thương mại- NXB Thống kê- GS.TS Phan VănTư 5. Trang web: http://www.vnexpress.net

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG POT (Trang 69 -73 )

×