I. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
3. Ngăn ngừa nguy cơ cho vay theo phong trào
Mặc dù trong chính sách cho vay hiện nay đã thể hiện những ưu điểm: luật hoá những nguyên tắc, quy định rõ những đối tượng không được vay, tỷ lệ giới hạn an toàn…nhưng trên thực tế còn không ít lỗ hổng, ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại
Nhìn chung, chính sách cho vay hiện nay vẫn chưa đạt tầm chiến lược, chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường (lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận được) bị cuốn theo các hội chứng kinh tế, phong trào khẩu hiệu phát triển kinh tế.Thực trạng cho vay với mức dư nợ tới 30% - 40% vào nhóm khách hàng đang có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng tín dụng. Trong đó, điển hình là các tổng công ty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải đang là chủ những món nợ hơn 10.000 tỷ đồng mà trong đó, theo báo cáo của bộ tài chính có tới 90% khoản nợ trên thuộc vốn vay của các ngân hàng thương mại. Món nợ 1.800 tỷ đồng của Hà Giang làm cho hàng trăm doanh nghiệp và ngân hàng điêu đứng là một minh chứng rõ ràng. vấn đề xây dựng khu công nghiệp ở Hà Giang. Theo sự phân tích của các chuyên gia, Hà Giang trở thành con nợ khổng lồ là cái giá của
sự đầu tư dàn trải. Để thực hiện đồng loạt các công trình trong khi tỉnh chưa kịp bố trí vốn, các doanh nghiệp đã tự tìm vốn ứng trước thông qua ngân hàng. Và kết quả là theo ông Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Thịnh tính đến 30/04/2005 các ngân hàng thương mại của Hà Giang có tổng nợ xấu( nợ khoanh, nợ chờ xử lý, nợ quá hạn) cao nhất nước khoảng 25% số nợ. Riêng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang có tới 80% dư nợ là nợ xấu. Đây cũng là một bài học khác cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong việc đề phòng và hạn chế rủi ro tín dụng.
Nếu không cẩn thận, hội chứng đầu tư vào các tập đoàn kinh tế sẽ cuốn các ngân hàng vào những rủi ro với các khoản vay. Các tập đoàn kinh tế này phần lớn ra đời từ các quyết định hành chính. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp làm ăn thực sự hiệu quả, phát triển mạnh mẽ lại khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng.
Bên cạnh đó, dù không phát triển ồ ạt như những năm trước đây song thị trường bất động sản cũng vẫn đang thu hút một khối lượng lớn vốn tín dụng của các ngân hàng. Tại thành phố Hồ chí minh , riêng cho vay vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tính đến hết tháng 6/2005 là 20.442 tỷ đồng chiếm 13.52% tổng dư nợ với tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0.61%. Có một thực trạng là nhiều hợp đồng vay vốn của hộ gia đình, doanh nghiệp với danh nghĩa đầu tư vào lĩnh vực khác nhưng thực chất đầu tư vào bất động sản. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn nói trên là thấp nhưng không đồng nghĩa là không có những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tại Hà Nội chưa có số liệu thống kê chính xác số vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng nhưng với xu hướng phát triển các dự án xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, dự án chung cư cao cấp…thì lượng vốn tín dụng của ngân hàng cho lĩnh vực bất động sản là không hề nhỏ. Bài học của cuộc khủng hoảng ở Thái Lan năm 1997 là một kinh nghiệm xương máu về đầu tư của các ngân hàng trong cho các dự án bất động sản. Cần hết sức cân nhắc, điều chỉnh tỷ lệ vốn hợp lý trong cơ cấu dư nợ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.