7. Đóng góp của luận văn
1.2.1. Khái niệm về tự sự trong thơ
Hà Minh Đức trong cuốn Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại(1974), khi bàn về vấn đề phản ánh hiện thực trong thơ, giới thuyết về đặc trưng cơ bản của thơ trữ tình là biểu hiện, là hình tượng cảm nghĩ, là chất liệu tâm hồn, ông viết: "Những hình ảnh và chi tiết sống trực tiếp giữ một vị trí quan trọng trong thành phần miêu tả của câu thơ trữ tình. Cũng ở thành phần miêu tả này, sự kiện, sự việc là những nhân tố dễ tạo cho thơ nội dung hiện thực "..." khi thơ ca ngày càng đi sâu vào đời sống hiện thực phản ánh sinh hoạt tâm tình, cũng như lao động cụ thể của một con người, một ngành nghề, một phong trào thì thành phần tự sự càng chiếm một phần lượng đáng kể" [14, 56]. Tác giả cũng đề cập đến "cái phần lượng tự sự đáng kể" ấy là có giới hạn. Nghĩa là thơ trữ tình chấp nhận mở rộng các yếu tố tự sự trong phạm vi kết cấu cho phép.
Vì vậy, nói thơ là thể loại trữ tình, nhưng trong thơ vẫn có yếu tố tự sự. Tự sự trong thơ có nghĩa là trong thơ có yếu tố tự sự. Tức là thơ có nhân vật kể chuyện, thơ có cốt truyện, có đối thoại, có sự kiện. Điều này có thế thấy như sau:
Có thế là bắt đầu từ một câu chuyện nào đó mà nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tình cảm nào đó:
Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở Anh đến bến đò thì đò đã sang sông Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng
Em yêu nhau như rứa, hỏi có mặn nồng lắm không?
Có thể đó là sự phân thân đối đáp để tạo cớ bộc lộ cảm xúc của nhân vật:
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống”
(Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống) Hay:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
Thơ có khi có sự đối thoại giữa các nhân vật như trong truyện. Ví dụ như trong bài “Việt Bắc” có cả lời của người ở và người đi đối đáp với nhau:
- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
(Tố Hữu - Việt Bắc)