7. Đóng góp của luận văn
1.2.2. Những chủ thế trữ tình kể chuyện
Thơ trữ tình là thể loại mà thế giới chủ quan của người viết thể hiện qua những cảm xúc mãnh liệt. Những cảm xúc ấy lại được dồn nén trong một khối lượng ngôn từ xác định, hữu hạn. Bởi vậy ngôn ngữ của thơ trữ tình hàm súc, đa nghĩa, sức gợi không giới hạn. Những ám ảnh, sự lan toả của các tầng ý nghĩa trong
thơ trữ tình lớn hơn các thể loại khác rất nhiều lần. Chủ thể trữ tình kể chuyện trong thơ có khi tồn tại ở ngôi thứ nhất. Trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu ta thấy rõ điều đó.
“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ...
Lòng tôi rộng nhưng luợng trời cứ chật”
(Xuân Diệu -Vội vàng) Hay như trong bài thơ Đò Lèn, Nguyễn Duy đã kể về câu chuyện cuộc đời mình với hồi ức buồn vui thời thơ ấu. Mẹ mất sớm, Nguyễn Duy ở với bà ngoại từ bé. Trong tâm hồn nhà thơ, đó là tuổi thơ của đứa cháu mồ côi nghịch ngợm, vừa sóng đôi, vừa có gì tương phản với hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng, vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi.
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tuợng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ Đền Sòng. Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn...
Có khi chủ thể trữ tình phân thân để kể chuyện như trong bài thơ Việt Bắc
của Tố Hữu cách xưng hô “mình – ta” mang dáng dấp của lời đối đáp của ca dao. Tuy nhiên, việc sử dụng hai đại từ này trong bài thơ khá linh hoạt. “Mình” có khi chỉ người cán bộ miền xuôi, “ta” chỉ nhân dân Việt Bắc. Hai từ này có khi tạo thành một cuộc đối đáp thực sự giữa “người đi” và “kẻ ở”, có khi chỉ là sự phân thân tự vấn của “người đi” để đáp lại nghĩa tình sâu nặng của “kẻ ở”. Sự giao thoa đó vốn dĩ đã tạo nên một cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ.
- Mình về mình có nhớ ta Muời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
-Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buối phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay... - Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
(Tố Hữu - Việt Bắc)
Chủ thế trữ tình là người kế chuyện ở ngôi thứ hai như Bài thơ về tiểu đội xe không kính- (Phạm Tiến Duật ) là một trong những bài thơ như thế. Câu chuyện về những chiếc xe không kính với những khó khăn vất vả của người lính. Mặc dù xe không kính như thế nhưng người lính vẫn bình tĩnh, tự tin để ra tiền tuyến, vẫn có cái nhìn ngạo ngễ trước hiểm nguy. Tình yêu Tổ quốc đã làm người chiến sĩ bất chấp mọi khó khăn, gian khổ của cuộc chiến tranh. Thậm chí, với tinh thần lạc quan, người chiến sĩ còn thấy, xe không kính còn giúp cho mình hòa nhập với thiên nhiên hơn trên đường ra trận:
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật) Khi nhìn nhận về người kể chuyện, ngôi kể là vấn đề được xét đến đầu tiên. Thực chất, không thể tồn tại một cốt truyện mà thiếu đi ngôi kể. Ngôi kể cho chúng ta biết ai là người kể lại câu chuyện trong truyện. Trong tác phẩm tự sự tồn tại ba loại ngôi kể tương ứng với các ngôi nói chuyện trong ngữ pháp học đó là ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong số đó, người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba xuất hiện nhiều hơn cả. Còn người kể chuyện ngôi thứ hai rất ít xuất hiện bởi đây là một ngôi kể rất khó để thể hiện bởi trong ngữ pháp học thì đây là ngôi thể hiện vai người nhận thông tin, vai người nghe. Xét trong thơ trữ tình, ta có thể thấy chủ thể trữ tình kể chuyện trong thơ tồn tại ở cả ba ngôi.