Bộ Tài nguyên và Môi trường
Giai đoạn 2015-2020, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai tổ chức thực hiện 08 chương trình KHCN trọng điểm cấp Bộ (theo 08 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ), bao gồm:
(1) Chương trình “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ trong điều tra cơ bản đất đai, giám sát sử dụng đất và xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai”, mã số TNMT.01/16-20.
Chương trình được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2298/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 9 năm 2015, với các mục tiêu, nội dung và chỉ tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu
- Xác lập cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác điều tra cơ bản đất đai; giám sát sử dụng đất đảm bảo quản lý đất đai hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường;
- Cung cấp cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật công nghệ phục vụ quản lý đất đai theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Nội dung chủ yếu
- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình và ứng dụng công nghệ trong điều tra cơ bản về đất đai; giám sát sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.
+ Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy trình, phương pháp, tiêu chí điều tra cơ bản về đất đai (số lượng, chất lượng đất, đánh giá tiềm năng đất đai), quan trắc, giám sát sử dụng đất;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đề xuất, hoàn hiện các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong điều tra cơ bản về đất đai; giám sát sử dụng đất;
+ Nghiên cứu các quy luật cơ bản về mối tương tác giữa thay đổi sử dụng đất với số lượng, chất lượng và tiềm năng đất đai nhằm hoạch định chiến lược sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất, ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Nghiên cứu đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ tiên tiến xây dựng cơ sở dữ liệu trong điều tra cơ bản về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đánh giá việc ban hành và giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch sử dụng đất; giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách liên quan;
+ Nghiên cứu việc kết nối, lưu trữ, công bố kết quả quan trắc tài nguyên đất của các cấp hành chính (quốc gia, tỉnh, huyện, xã), các ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành;
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong giám sát tài nguyên đất có tính đến các yêu cầu về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại, đa mục tiêu.
+ Nghiên cứu, hoàn thiện chuẩn cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ xây dựng hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đề xuất, hoàn hiện các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về hạ tầng thông tin đất đai;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học về khả năng kết nối, liên thông dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với các cơ sở dữ liệu liên quan;
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống đăng ký và giao dịch đất đai điện tử nhằm cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai;
+ Nghiên cứu, xây dựng phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin đất đai thống nhất từ Trung ương đến địa phương;
+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khai thác cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả hệ thống thông tin đất đai;
+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chia sẻ, phân quyền, bảo trì, bảo mật cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin đất đai.
Sản phẩm khoa học và công nghệ chính
- Phương pháp luận, quy trình công nghệ phục vụ công tác điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên đất và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.
- Hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong trong điều tra cơ bản đất đai, giám sát tài nguyên đất và hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.
- Các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai về điều tra cơ bản đất đai, giám sát tài nguyên đất và hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.
- Phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu phục vụ công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội.
- Các báo cáo, bản đồ, bài báo, tài liệu chuyên khảo, tài liệu tập huấn.
Các chỉ tiêu đánh giá chương trình
- Chỉ tiêu về trình độ khoa học: 100% đề tài, dự án có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ có uy tín của quốc gia hoặc quốc tế.
- Chỉ tiêu về ứng dụng vào thực tiễn: 100% các kiến nghị, giải pháp, mô hình đề xuất được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai chấp thuận cho phép triển khai trong quản lý nhà nước về đất đai.
- Chỉ tiêu sở hữu trí tuệ: có 1- 2 kết quả được chấp nhận đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ (giải pháp hữu ích hoặc sáng chế).
- Chỉ tiêu về đào tạo: 50% số đề tài, dự án đào tạo hoặc góp phần đào tạo ít nhất 01 tiến sĩ hoặc thạc sĩ.
- 30% kết quả cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác điều tra cơ bản đất đai; giám sát tài nguyên đất và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai;
- 50% kết quả ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều tra cơ bản đất đai, giám sát tài nguyên đất và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai;
- 20% kết quả cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất và hoàn thiện quy trình, cơ chế và công cụ về điều tra cơ bản đất đai, giám sát tài nguyên đất và hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.
(2). Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ giai đoạn 2016- 2020 “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước, nâng cao hiệu lực thực thi của pháp luật về tài nguyên nước", mã số TNMT.02/16-20
Chương trình được phê duyệt theo Quyết định số: 2245/QĐ-BTNMTngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục tiêu
- Ứng dụng được công nghệ thông tin, viễn thám, công cụ mô hình toán, tự động hóa và cải tiến công nghệ trong điều tra, đánh giá, dự báo, vận hành điều tiết nước, giám sát tài nguyên nước, kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; biện pháp trữ nước, bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Nội dung chủ yếu
Nghiên cứu, cải tiến công nghệ phục vụ quản lý tổng hợp về tài nguyên nước, cụ thể như sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, công cụ mô hình toán, tự động hóa trong điều tra, đánh giá, dự báo, vận hành điều tiết nước, giám sát tài nguyên nước, kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm;
- Cải tiến công cụ mô hình toán trong đánh giá, dự báo, giám sát tài nguyên nước, kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
- Xây dựng các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước cho hoạt động của một số ngành, lĩnh vực;
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp triển khai Công ước về luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy.
Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; biện pháp trữ nước, bổ sung nhân tạo nước dưới đất
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
- Xây dựng thí điểm biện pháp trữ nước, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, đặc biệt là các vùng thường xuyên hạn hán, thiếu nước;
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật để thực thi các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Các chỉ tiêu đánh giá Chương trình
Chỉ tiêu về trình độ khoa học: 100% đề tài, dự án có kết quả được công bố trên tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành.
Chỉ tiêu về ứng dụng vào thực tiễn:
- 50% các kiến nghị, giải pháp, mô hình, công nghệ đề xuất được sử dụng trong công tác quản lý và điều tra, đánh giá, dự báo tài nguyên nước;
- 50% các kiến nghị, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách, quy định kỹ thuật được sử dụng trong công tác quản lý tài nguyên nước.
Chỉ tiêu về hỗ trợ đào tạo: 20% số đề tài, dự án góp phần hỗ trợ đào tạo đại học và sau đại học; hình thành được nhóm nghiên cứu trẻ có trình độ và năng lực nghiên cứu mạnh góp phần quan trọng cho việc đảm bảo nguồn lực nghiên cứu,
triển khai thành công và hiệu quả các nội dung nghiên cứu trọng tâm về tài nguyên nước trong giai đoạn tiếp theo.
Chỉ tiêu về cơ cấu nhiệm vụ khi kết thúc chương trình:
- 60% kết quả được ứng dụng trong quy hoạch, khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thổ;
- 20% kết quả được ứng dụng rộng rãi trong khai thác sử dụng nước hợp lý, hiệu quả, bảo vệ tài nguyên nước;
- 20% kết quả làm tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng ở giai đoạn tiếp theo.
(3) Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất và đánh giá khoáng sản giai đoạn 2016 - 2020”, mã số TNMT.03/16-20
Chương trình được phê duyệt Quyết định số: 2246/QĐ-BTNMT, ngày 04 tháng 9 năm 2015, với các mục tiêu, nội dung và chỉ tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu:
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hội nhập với quốc tế và khu vực về địa chất và khoáng sản, phục vụ khai thác tài nguyên địa chất và khoáng sản hợp lý theo hướng bền vững;
- Ứng dụng phương pháp, công nghệ, thiết bị mới, hiện đại trong điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản;
- Xác lập cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả điều tra cơ bản địa chất đối với một số khoáng sản quan trọng, ẩn sâu và khoáng sản biển.
Nội dung chủ yếu:
- Nghiên cứu nhằm ứng dụng các phương pháp, công nghệ, thiết bị mới, hiện đại trong điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại, cải tiến và thiết kế chế tạo một số loại máy móc, thiết bị phục vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, cụ thể là:
+ Công nghệ đo đạc, xử lý nâng cao hiệu quả tổ hợp các phương pháp địa vật lý nghiên cứu ở độ sâu lớn (≥500 ÷ 1000m) trên đất liền và trên biển;
+ Phương pháp, công nghệ dự báo khoáng sản ẩn sâu;
+ Công nghệ điều tra địa chất và khoáng sản biển ở độ sâu lớn hơn 300 m nước; công nghệ điều tra và đánh giá khoáng sản năng lượng theo quy định của Luật Khoáng sản;
+ Công nghệ hiện đại trong phân tích thí nghiệm, công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám phục vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
- Cải tiến, chế tạo thiết bị phục vụ điều tra địa chất khoáng sản ẩn sâu; chế tạo, ứng dụng các phương tiện không người lái phục vụ điều tra địa chất và đánh giá, thăm dò khoáng sản.
- Xác lập cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả điều tra cơ bản địa chất đối với một số khoáng sản quan trọng và khoáng sản biển.
- Nghiên cứu nhằm làm rõ tiền đề, dấu hiệu; xác lập các tiêu chí khống chế quặng hóa để phát hiện các mỏ quặng ở dưới sâu (đồng, vàng, chì - kẽm, thiếc, vonfram và khoáng sản khác) trên một số cấu trúc ở Việt Nam (độ sâu gặp quặng từ 100 đến ≥1000m, kể cả khu vực đã được thăm dò nhưng chưa phát hiện quặng ở dưới sâu); khoáng sản biển ở độ sâu lớn hơn 300 m nước; khoáng sản năng lượng theo quy định của Luật Khoáng sản.
- Xây dựng các mô hình mỏ quặng ở Việt Nam.
- Tổng hợp và biên tập một số tài liệu, bản đồ về địa chất và khoáng sản phục vụ thông tin trong nước và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hội nhập với quốc tế và khu vực về địa chất và khoáng sản, phục vụ khai thác tài nguyên địa chất và khoáng sản hợp lý theo hướng bền vững.
+ Nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống chỉ dẫn, phương pháp thành lập bản đồ địa chất, khoáng sản các tỉ lệ hội nhập các nước trong khu vực và thế giới.
+ Đánh giá các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; xác lập cơ sở khoa học đề xuất chuyển đổi cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về khoáng sản.
+ Nghiên cứu chuyển đổi mô hình quản lý, công nghệ khai thác các mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (tổn thất lớn tài nguyên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nguy cơ cao về mất an toàn lao động) theo hướng phát triển bền vững.
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản trị hiệu quả tài nguyên khoáng sản theo hướng hội nhập mô hình quản trị tài nguyên khoáng sản của khu vực và thế giới.
+ Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học xây dựng hệ thống tài khoản quốc gia đối với từng nhóm/loại khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý “tài sản công” là khoáng sản để thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Sản phẩm khoa học và công nghệ chính:
- Phương pháp, công nghệ hiện đại về đo đạc, xử lý, phân tích, điều tra được áp dụng trong thực tế hoạt động điều tra địa chất và khoáng sản. Công nghệ, phương pháp, mô hình tính toán và phần mềm ứng dụng trong dự báo các mỏ quặng ẩn ở Việt Nam (độ sâu gặp quặng từ 100 đến 1000m) được kiểm chứng bằng các công trình khoan.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật lĩnh vực địa chất và khoáng sản, trong đó có các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật của các phương pháp, công nghệ, đối tượng điều tra mới trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.
- Làm chủ, cải tiến, chế tạo được một số máy móc, trang thiết bị phục vụ điều tra địa chất, khoáng sản và quan trắc môi trường địa chất dựa trên công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện địa hình và đặc điểm địa chất khoáng sản của Việt Nam.
- Kết quả dự báo một số khoáng sản ở dưới sâu (đồng, vàng, chì - kẽm,