CHƢƠNG 2 : LÝ LUẬN VỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
4.1 Tình hình hoạt động ngân hàng Việt Nam hiện nay
- Sau quá trình phát triển nóng về số lƣợng ngân hàng và các loại hình dịch vụ, năm 2012 Chính phủ đã phê duyệt đề án số 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng) mà trọng tâm là các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Sau gần 3 năm thực hiện, một số các NHTM yếu kém đã đƣợc sáp nhập với nhau, hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn.
- Với quy định về mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo lộ trình, một số ngân hàng đã có sự bứt phá thông qua huy động vốn của các cổ đông, trong đó có các cổ đông chiến lƣợc trong và ngoài nƣớc. Một số ngân hàng đã có tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tƣ chiến lƣợc lên đến 30%. Đến nay, vốn điều lệ của một số ngân hàng đã tăng khá, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng nhƣ phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng nhƣ cả hệ thống đƣợc cải thiện. Năm 2010, hệ số an toàn vốn bình quân của các NHTM Việt Nam là 10,98%, năm 2012 là 13,75%, sau đó giảm tƣơng ứng xuống 13,25% năm 2013 và 12,75% năm 2014, nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng rất nhanh, một số khoản cho vay, đầu tƣ trƣớc đây không tính vào tổng dƣ nợ, thì nay NHNN yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dƣới dạng ủy thác đầu tƣ, bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp. uy nhiên, nếu tính đúng, tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trƣờng… và xác định chính xác vốn tự có thực (loại bỏ vốn ảo do sở hữu chéo) của một số NHTM theo yêu cầu của Basel II, thì hệ số CAR của các NHTM thấp hơn so với số liệu công bố trên. Điều này cho thấy sự phát triển chƣa bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Lợi nhuận sau thuế của ngành Ngân hàng từ năm 2012 đến nay đã giảm, một phần do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vay vốn cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp không trả đƣợc nợ vay đến hạn, dẫn đến danh mục khoản vay bị suy giảm, nợ xấu gia tăng, các ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn, trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý tăng, dẫn đến thu nhập ròng từ lãi giảm. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng của nền
kinh tế, của hệ thống ngân hàng. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh ROE, ROA từ năm 2012 đến 2014 đều thấp hơn giai đoạn 2008 – 2012. Vietinbank, tại thời điểm 2012, chỉ số ROA, ROE là 1,7% và 19,9%; năm 2013 là 1,4% và 13,7%; năm 2014 là 1,2% và 10,4%. Chỉ số ROA, ROE của NHTM cổ phần Quân Đội là 1,97% và 27,5% năm 2012; 1,28% và 16,3% năm 2013; 1,3 và 14,7% năm 2014... Nhƣ vậy, nếu xem xét chỉ số hiệu quả kinh doanh của một số NHTM Việt Nam còn cao hơn cả các ngân hàng liên doanh và chi nhánh NHTM nƣớc ngoài. Qua đó, có thể thấy, năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm giữ thị phần của một số NHTM Việt Nam không thua kém các ngân hàng liên doanh và NHTM 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam.
- Trong năm 2016 và trọng tâm 2017, đại diện Cơ quan Thanh tra giám sát cho biết,
Ngân hàng Nhà nƣớc đặt trọng tâm tiếp tục cơ cấu 5 ngân hàng thƣơng mại, trong đó có 3 ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nƣớc đã mua lại bắt buộc với giá 0 đồng, bao gồm: Xây dựng (CB), Đại Dƣơng (Ocean Bank), Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank). Trên cơ sở đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động, mặc dù đã cải thiện, nhất là vấn đề thanh khoản, không gây ra đổ vỡ, không gây ra tác động ảnh hƣởng tiêu cực đến hệ thống, nhƣng hiện cần có giải pháp đột phá để xử lý dứt điểm các vấn đề tại những ngân hàng này. Về tình hình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu nói chung, đại diện cơ quan chuyên trách này nêu định hƣớng, từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nƣớc tiếp tục tập trung xử lý mô hình tổ chức, năng lực quản lý điều hành, năng lực tài chính và thứ tƣ là xử lý nợ xấu.Giai đoạn tái cơ cấu và xử lý nợ xấu 2016-2020 sẽ tập trung triển khai từ 2017, để làm sao xử lý dứt điểm các ngân hàng thƣơng mại yếu kém.Trong năm 2016. Tính đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của hệ thống đã giảm xuống còn 2,46%.
- Và đầu năm 2017 các ngân hàng đã tạo ra một ấn tƣợng hứa hẹn một năm đầy
triển vọng. Điểm đầu tiên vẫn phải nhắc đến Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng
(VPBank). Ngân hàng này có lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất quý 1/2017 đạt tới trên 1.900 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của một ngân hàng thƣơng mại cổ phần tƣ nhân phả hơi nóng sát gáy khối “big 4” (gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank). Khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần tƣ nhân, qua kết quả quý I và kế hoạch xác định tại mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, sự
Techcombank, MB, LienVietPostBank, HDBank…Đây cũng là những dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang dần tìm lại thời hoàng kim của mình.
4.2 Thuận lợi và khó khăn
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay, việc mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng là xu hƣớng phát triển tất yếu nhằm giúp cho thƣơng mại và luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra những thách thức mới, nhƣng cũng mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống ngân hàng hoạt động vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh hơn, hỗ trợ tối ƣu cho phát triển và tăng trƣởng kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP… Việc thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã mở ra viễn cảnh đầy cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.