Tiêu chí đánh giá đối với quản lý thu thuế đối với DNNQD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội​ (Trang 43 - 46)

Việc quản lý thu thuế cần phải đảm bảo các tiếu chí đánh giá cơ bản sau:

Một là, bảo đảm đúng luật, đúng quy định: Trƣớc hết, phải tuân thủ quản lý

theo Luật Quản lý thuế. Tất cả các sắc thuế đều phải theo trình tự, thủ tục các nội dung của luật quản lý thuế và các luật thuế hiện hành gồm:

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế. - Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

- Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

- Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế. - Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

- Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. - Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

trình quản lý do ngành thuế ban hành. Về cơ bản, mỗi nội dung quản lý thu thuế đều đƣợc quy định chi tiết bằng các quy trình và bất cứ cơ quan thuế nào cũng phải thực hiện đúng quy định của quy trình.

Hai là, bảo đảm tăng nguồn thu cho NSNN, đồng thời nuôi dƣỡng nguồn

thu: Mục đích đầu tiên của quản lý thu thuế là thu cho NSNN để bảo đảm nguồn tài chính duy trì hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Mặt khác, thu thuế không phải một lần, hay một kỳ nào đó mà nó đƣợc lặp đi lặp lại cùng với sự tồn tại và phát triển của NNT. Vì thế, nếu không nuôi dƣỡng nguồn thu thì vô hình chung làm cạn kiệt nguồn thu và Nhà nƣớc khó có thể đảm bảo nguồn thu từ thuế và nhƣ vậy thì khó có thể trang trải đƣợc các nhu cầu chi tiêu để duy trì bộ máy nhà nƣớc và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Để nuôi dƣỡng nguồn thu, quản lý thuế phải giải quyết đƣợc đúng các yêu cầu thu đúng, thu đủ, đồng thời giải quyết tốt mọi chính sách ƣu đãi, miễn, giảm, hoàn thuế, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho NNT duy trì tốc độ tăng trƣởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN của hầu hết các nƣớc trên thế giới. Thuế tài trợ cho tất cả các hoạt động cơ bản của Chính phủ. Vì thế, quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với DNNQD nói riêng phải hƣớng đến mục tiêu khai thác tối đa nguồn thu. Tuy nhiên để tăng trƣởng và ổn định số thu cho NSNN, công tác quản lý thuế cần chú ý duy trì và phát triển cơ sở tạo ra nguồn thu thuế. Không nên thu thuế với thuế suất quá cao, thu thuế bằng mọi giá. Xây dựng chính sách thuế phải phối hợp với việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Ba là, bảo đảm tính khoa học và khách quan trong quản lý thu thuế: Tính

khoa học thể hiện ở chỗ là phải dựa vào nền tảng lý luận vững chắc, phù hợp với quy luật khách quan. Tính khoa học trong quản lý thu thuế cần đƣợc tuân thủ từ khâu xây dựng hệ thống tổ chức quản lý thu thuế cho đến hoạt động quản lý thu thuế. Khi xây dựng hệ thống tổ chức quản lý thuế, trƣớc tiên cần phải nghiên cứu đến những nhân tố tác động nhƣ: trình độ phát triển của nền sản xuất (bao gồm cả lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất), tính chất và đặc điểm của

ngành thuế; mối quan hệ giữa quản lý tập trung thống nhất và phân cấp quản lý trong ngành thuế, quan hệ song trùng lãnh đạo giữa ngành dọc và ngành ngang đối với hệ thống tổ chức quản lý thuế, trình độ trang bị công nghệ, cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý và trình độ của cán bộ quản lý thuế. Sau đó, phải bảo đảm những yêu cầu có tính nguyên tắc nhƣ: số lƣợng cấp quản lý tối ƣu nhằm bảo đảm tính linh động và phù hợp với thực tế (hiện nay có 3 cấp tƣơng ứng với 3 cấp quản lý hành chính nhà nƣớc là Trung ƣơng, tỉnh và huyện); loại trừ hiện tƣợng chồng chéo, trùng lắp hoặc không có ngƣời phụ trách tức là tuân thủ nguyên tắc một bộ phận của hệ thống tổ chức có thể đảm nhiệm một hoặc một số chức năng nhiệm vụ, song mỗi chức năng nhiệm vụ không thể bố trí cho hai hoặc nhiều bộ phận khác nhau của hệ thống quản lý thuế. Tính khoa học thể hiện rõ nhất ở sự vận động, hiện đại hoá và hoàn thiện của quản lý thuế, bằng hoạt động quản lý thuế cụ thể hàng ngày, ngƣời ta kiểm nghiệm lại quy định của luật pháp, của các quy trình nghiệp vụ và cả hệ thống tổ chức bộ máy để tiến hành cải cách và hiện đại hoá, với xu hƣớng áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thuế điện tử trong một hệ thống hoàn hảo của chính phủ điện tử, quốc gia điện tử. Tính khách quan thể hiện ở chỗ ngƣời quản lý phải tự giác tuân thủ mọi quy định về quản lý thuế, đối xử công bằng với mọi đối tƣợng của quản lý thuế, tránh áp đặt, chủ quan, duy ý chí.

Bốn là, bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thu thuế: Bảo đảm

tính hiệu lực thể hiện ở chỗ kết quả quản lý thu thuế so với mục tiêu đề ra phải cao. Theo đó, NNT đều tuân thủ và tiền thuế đƣợc nộp vào NSNN đúng, đủ, kịp thời. Bảo đảm tính hiệu quả nghĩa là bảo đảm tỉ lệ giữa chi phí quản lý thuế so với kết quả thuế thu đƣợc là thấp nhất. Suy rộng ra, chi phí quản lý thuế bao gồm chi phí xã hội, tức là bao gồm cả chi phí của NNT và chi phí của Nhà nƣớc cho cơ quan thuế. Để quản lý thuế có hiệu quả thì phải cải cách các thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản hoá, dễ thực hiện và cơ quan thuế phải tổ chức phù hợp để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN chi phí cho việc đăng ký, kê khai, nộp thuế là ít nhất, đồng thời tránh mọi hành vi đặt thêm thủ tục trái với quy

định, sách nhiễu, gây phiền hà cho NNT. Chi phí cho quản lý thuế trƣớc hết là những chi phí của Chính phủ liên quan đến quản lý thuế. Nó bao gồm chi phí trả lƣơng cho đội ngũ cán bộ ngành thuế, chi phí in ấn tài liệu, ghi chép lƣu giữ sổ sách hóa đơn chứng từ, chi cho cơ sở vật chất, tang thiết bị máy móc, chi phí khác… Ngoài ra chi phí cho quản lý thuế còn phải kể đến các chi phí tuân thủ của NNT. Nếu Nhà nƣớc chỉ quan tâm đến tối thiểu hóa chi phí cho bộ máy hành thu, đẩy gánh nặng chi phí cho ngƣời nộp thuế thì không giải quyết tốt đƣợc mối quan hệ giữa cơ quan thuế với NNT. NNt trƣớc những chi phí tuân thủ cao sẽ tìm cách tránh thuế, trốn thuế gây khó khăn cho cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)