Những lƣ uý khi sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 56 - 71)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4. Những lƣ uý khi sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học

Để xây dựng đƣợc Graph nội dung bài học khoa học, chính xác và sử dụng có hiệu quả là một công việc khó. Để làm đƣợc những điều này đòi hỏi GV không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải am hiểu lí luận về PPDH cũng nhƣ kiến thức sƣ phạm. Nếu sử dụng tùy tiện, không hợp lý, mang tính chất minh họa, hình thức thì chẳng những không đem lại đƣợc hiệu quả cho bài học mà còn làm cho bài học trở nên khó và rắc rối hơn. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp Graph cần lƣu ý những điều sau:

- Tránh việc lạm dụng Graph. Khi sử dụng Graph phải đảm bảo tính hợp lý. GV cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung SGK để lựa chọn Graph phù hợp, sử dụng Graph trong thời gian bao lâu là vừa đủ. Bên cạnh đó nội dung phải chính xác, đầy đủ và, ngắn gọn , dễ hiểu tính khái quát.

- Tránh tính “hình thức” trong việc lập và sử dụng Graph và phải đảm bảo “tính vừa sức”. Khi lâp Graph phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tính khoa học, tính sáng tạo cũng nhƣ tính giản dị, dễ hiểu đối với HS. Tránh tính “hình thức” trong việc lập

Nguyên nhân Lãnh đạo Con đƣờng Hình thức Kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng, xuất hiện tầng lớp tƣ sản hóa. Đất nƣớc bị chia cắt thành nhiều vƣơng quốcphải thống nhất. Bi-xmác (đại diện quý tộc Phổ). Dùng vũ lực “sắt và máu” với 3 cuộc chiến tranh chống Đan Mạch, Áo , Pháp. Diễn ra theo con đƣờng “từ trên xuống”.

Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

Tính chất

Là một cuộc CMTS

Graph, thiết kế Graph khiến HS không thấy đƣợc mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức.

- Khi sử dụng Graph phải chú ý đến việc phát huy tính “tích cực” trong học tập. Điều đó đƣợc thể hiện ở việc HS có hứng thú hăng hái sôi nổi và thích tìm kiếm kiến thức để hoàn thành Graph. Khi đã hiểu đƣợc nội dung, các em sẽ sáng tạo ra những cách thức thể hiện Graph nội dung dƣới nhiều hình thức khác nhau.

Nói tóm lại khi sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử phải đảm bảo những yêu cầu sƣ phạm trên thì sẽ góp phần tạo nên cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trong dạy học.

2.5. Một số Graph có thể sử dụng trong phần lịch sử thế giới cận đại theo từng bài học

STT Tên Graph Bài sử dụng Biện pháp sử dụng

1 Hình 2.1: Graph cây “Tình hình nƣớc Pháp trƣớc cách mạng” Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tƣ sản Anh GV có thể sử dụng câu hỏi kết hợp với Graph để hƣớng dẫn HS tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nƣớc Anh trƣớc khi diễn ra cuộc CMTS.

2 Hình 2.2: Đƣờng trục thời gian “Diễn biến cuộc cách mạng tƣ sản Anh”

GV thiết kế thành đƣờng trục thời gian khuyết sau đó yêu cầu HS đọc SGK và điền những nội dung còn thiếu để hoàn thành

3 Hình 2.3: Graph chuỗi “Diễn biến của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ” Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ GV sắp xếp các đỉnh của Graph một cách lộn xộn sau đó yêu cầu HS đọc SGK và sắp xếp lại Graph theo trình tự diễn biến của cuộc chiến.

4 Hình 2.4: Graph cây “Tình hình nƣớc Pháp trƣớc cách mạng” GV kết hợp Graph với hình ảnh “Tình cảnh của ngƣời nông dân Pháp trƣớc cách mạng” để dẫn dắt HS tìm hiểu

Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

tình hình của nƣớc Pháp trƣớc khi diễn ra cuộc CMTS.

5 Hình 2.5: Graph mạng “ Khái niệm của cuộc cách mạng tƣ sản”

Sau khi học xong “bài 31: Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” GV dẫn dắt HS tìm hiểu “khái niệm cách mạng tƣ sản” thông qua những gợi ý : mục tiêu, động lực, lãnh đạo,… 6 Hình 2.6: “Tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp Anh” Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu GV đƣa ra Graph chỉ có hình ảnh chƣa có nội dung và yêu cầu HS dựa vào những hình ảnh đó và hiểu biết của mình để điền những nội dung còn thiếu trong Graph.

7 Hình 2.7: “Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp”

GV yêu cầu HS tìm hiểu trƣớc nội nung này ở nhà sau đó yêu cầu HS thiết lập Graph “Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp” với hình thức tự chọn. Tuy nhiên về nội dung phải đầy đủ hai ý “hệ quả về kinh tế” và “hệ quả về xã hội”

8 Hình 2.8: Graph cây “ Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp”

GV thiết kế thanh Graph khuyết sau đó cho HS xêm video “Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp Anh” và yêu cầu hoàn thành Graph.

9 Hình 2.9: Graph cây “Cuộc đấu tranh thống

GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã đƣợc tìm hiểu ở trên lớp về nhà thiết kế

nhất nƣớc Đức” Hoàn thành cách mạng tƣ sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

Graph “Cuộc đấu tranh thống nhất nƣớc Đức” Bao gồm các

nội dung: “nguyên

nhân”;“lãnh đạo”;“con đƣớng”; “hình thức”.

10 Hình 2.10: Graph cây “Nguyên nhân bùng nổ cuộc nội chiến Mĩ”

GV đƣa ra Graph chƣa hoàn chỉnh, còn thiếu các đỉnh nhánh. GV đƣa ra các nội dung các đỉnh nhánh và yêu câu HS sắp xếp và lập cung cho các đỉnh nhánh đó. 11 Hình 2.11: Graph chuỗi “5 đặc điểm của chủ ghĩa đế quốc”

Các nƣớc tƣ bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

GV có thể sử dụng câu hỏi kết hợp với Graph để dẫn dắt HS tìm hiểu những đặc điểm của chue nghĩa đế quốc.

12 Hình 2.12: Graph cây “Tình hình kinh tế, chính trị của nƣớc Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” Các nƣớc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trƣớng thuộc địa

GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức cơ bản đƣợc dạy ở tên lớp về nhà thiết kế Graph “Tình hình kinh tế, chính trị của nƣớc Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”. Hình thức của Graph tùy chọn, nội dung gồm “đặc điểm của 2 nƣớc Anh, Pháp” “kinh tế”, “chính trị”.

13 Hình 2.13: Graph cây “Chủ nghĩa xã hội không tƣởng”

Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

GV thiết kế thành Graph khuyết và yêu cầu HS đọc SGK điền những nội dung còn thiếu để hoàn thành Graph đó

14 Hình 2.14: Graph cây Quốc tế thứ nhất và công

GV sắp xếp các đỉnh và các cung của Graph lộn xộn và

“Công xã Pari” xã Pari yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu để sắp sắp lại các đỉnh và các cung the thứ tự để đƣợc một Graph hoàn chỉnh.

2.6. Một số biện pháp sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10

Trong quá trình dạy học thực chất của việc sử dụng phƣơng pháp Graph là GV biến “Graph nội dung bài lên lớp” thành “Graph hoạt động” để truyền tải tốt nhất nội dung của bài học đến HS và hoạt động của HS dƣới vai trò chỉ đạo, định hƣớng của GV. Khi lên lớp GV và HS sẽ thực hiện “Graph hoạt động” để hoàn thành nội dung thông qua một loạt các thao tác. Trong dạy học, hiệu quả của việc sử dụng phƣơng pháp Graph phụ thuộc vào mức độ HS tham gia thiết kế Graph bài học. Lúc đầu HS sẽ không tránh khỏi việc lung túng khi làm quen với phƣơng pháp Graph, lúc này GV sẽ là ngƣời hƣớng dẫn cho các em làm quen với phƣơng pháp Graph từ dễ đến khó. Quy trình sử dụng Graph trong các khâu dạy học đƣợc thể hiện qua ba mức độ:

Mức độ 1: Học sinh ghi nhớ và xác lập lại Graph mà GV lập, luyện tập cho HS nhƣ mẫu của GV kết hợp làm một số dạng bài tập.

Ở mức độ này, GV sử dụng Graph nhƣ một phƣơng tiện dạy học để truyền tải kiến thức cho HS. Ở mức độ này, GV lập Graph mẫu, tự mình xây dựng các “Graph nội dung bài học” và giới thiệu Graph đó đến HS. HS học bằng cách tái lập lại Graph mà GV đã đƣa ra mà chƣa đòi hỏi sự sáng tạo của HS. Mức độ này là mức độ thấp nhất của việc sử dụng Graph trong dạy học. Mức độ này thƣờng đƣợc GV sử dụng khi hƣớng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới, tập làm quen với phƣơng pháp Graph khi học tập. Tuy nhiên khi sử dụng phƣơng pháp Graph ở mức độ này đƣa lại hiệu quả chƣa cao.

Mức độ 2: HS nghiên cứu, tìm hiểu SGK, tài liệu tham khảo sau đó hoàn thiện Graph câm, Graph khuyết mà GV đƣa ra.

Ở mức độ này, GV sẽ sử dụng Graph nhƣ một phƣơng tiện để tổ chức HS nghiên cứu, làm việc. GV sẽ xây dựng Graph câm và Graph khuyết sau đó HS sẽ dựa vào việc tìm hiểu tài liệu để hoàn thành Graph đó.

Ở mức độ này, GV là ngƣời hƣớng dẫn , HS là ngƣời thực hiện. Dƣới sự hƣớng dẫn của GV, HS sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân để có thể xây dựng đƣợc Graph nội dung bài học theo cách của riêng mình. Ở mức độ này, GV không chỉ kiểm tra đƣợc khả năng lĩnh hội kiến thức mà còn phát huy đƣợc tính độc lập, sáng tạo và kĩ năng thực hành bộ môn của HS. Khi GV dạy các bài ôn tập, tổng kết, sơ kết, ra bài tập về nhà thì sử dụng mức độ này là hợp lý.

2.6.1. Sử dụng phƣơng pháp Graph hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới

Bài nghiên cứu kiến thức mới là loại bài học chủ yếu đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông (chiếm 80% thời lƣợng chƣơng trình môn học). Loại bài học này là một khâu của quá trình dạy học, có nhiệm vụ là thực hiện một phần chƣơng trình SGK, góp phần từng bƣớc hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học. Nội dung của bài kiến thức mới là nhằm cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về LSTG, LSVN trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bài tìm hiểu kiến thức mới đƣợc thực hiện trên cơ sở truyền đạt kiến thức, tổ chức HS tích cực “hoạt động để lĩnh hội kiến thức” của GV và “hoạt động nhận thức” của HS.

GV thƣờng sử dụng đa dạng các PPDH, phƣơng tiện dạy học nhằm thực hiện các mục tiêu bài học và phát triển các kỹ năng, năng lực cho HS. Khác với các PPDH truyền thống “GV hỏi-HS trả lời”, khi áp dụng phƣơng pháp Graph vào dạy bài nghiên cứu kiến thức mới sẽ giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn, độ bền kiến thức cao hơn và đặc biệt là sẽ đem lại cho HS một phƣơng pháp mới mẻ, bổ ích, khác lạ tăng sự hứng thú học tập cho HS. Bên cạnh đó khi sử dụng phƣơng pháp Graph vào dạy bài mới trên lớp, HS có thể thấy đƣợc khái quát nhất nội dung kiến thức cơ bản của bài học, sau đó dƣới sự hƣớng dẫn của GV, HS sẽ đƣợc đi sâu tìm hiểu nội dung từng đỉnh của Graph (hay nói cách khác là từng thành phần kiến thức cụ thể của Graph). Chính nhờ quy trình này mà HS có thể nắm vững kiến thức một cách nhanh nhất, dễ dàng ghi nhớ và đặc biệt là có thể theo dõi đƣợc tiến trình của bài học từ đó việc ghi chép bài cũng trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra khi sử dụng phƣơng pháp Graph vào dạy bài tìm hiểu kiến thức mới, GV không còn là ngƣời hoạt động chủ yếu mà lúc này GV chỉ đóng vai trò là ngƣời thiết kế, điều kiển quá trình dạy học. Còn HS mới là ngƣời giữ vai trò hoạt động chủ đạo. Đặc biệt, GV có thể sử dụng Graph vào tất cả các khâu của một bài học từ mở bài (đặt vấn đề), nội dung đến phần củng cố bài học. Tuy nhiên GV cần dựa vào nội dung bài học để sử dụng Graph ở những chỗ thích hợp. Biện pháp sử

dụng phƣơng pháp Graph vào dạy bài tìm kiến thức mới cho HS có thể thực hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1: GV nêu mục đích của việc xây dựng Graph, giảng giải, dẫn dắt HS qua các câu hỏi, lệnh làm việc để HS tìm hiểu nội dung bài học.

Bƣớc 2: Yêu cầu HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi để HS nắm bắt đƣợc nội dung kiến thức để xây dựng Graph và mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức. GV đến từng nhóm hƣớng dẫn HS cách xác lập các đỉnh của Graph theo logic của bài học, xác định các cung của Graph để hình thành Graph nội dung bài học.

Bƣớc 3: Tiến hành tổ chức thảo luận giữa các nhóm để thống nhất Graph đƣợc xây dựng. Sau khi thống nhất, GV yêu cầu HS đọc lại Graph vừa đƣợc xây dựng

Bƣớc 4: GV sửa cách đọc cho HS và kết luận toàn bộ vấn đề của Graph nội dung bài học

Ví dụ: Khi GV giảng dạy “bài 31: Cách mạng tƣ sản Pháp cuối thế kỷ XVIII” (tiết 1), “phần 1-Tình hình nƣớc Pháp trƣớc cách mạng” để HS nắm rõ nội dung phần này GV sẽ sử dụng Graph “Tình hình nƣớc Pháp trƣớc cách mạng”.

*Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nƣớc Pháp trƣớc cách mạng.

-Bƣớc 1: GV chia cả lớp làm 4 nhóm

- GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu nội dung SGK kết hợp với hình ảnh “Tình cảnh nông dân Pháp trƣớc cách mạng” để trả lời các câu hỏi:

+ “Cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp duy trì thể chế nhà nước nào?”

+ “Ba người trong bức tranh thuộc những đẳng cấp nào trong xã hội Pháp?”

+ “Hình ảnh chiếc cuốc và những con vật dưới chân người nông dân cho chúng ta biết tình hình nông nghiệp của nước Pháp cuối thế kỉ XVIII như thế nào?”

+ “Dựa vào hình dáng của ba người trong bức tranh, em hãy nhận xét về cuộc sống của người nông dân Pháp trước cách mạng?”

- Bƣớc 2: GV gọi các nhóm trả lời câu hỏi

- Sau khi các nhóm nắm rõ đƣợc kiến thức, GV đến từng nhóm hƣớng dẫn HS mã hóa kiến thức và các bƣớc thiết lập Graph xác định các đỉnh (đỉnh xuất phát,

đỉnh chính, đỉnh phụ, đỉnh nhánh), lập cung cho Graph. GV hƣớng dẫn các nhóm sắp xếp các đỉnh trên một mặt phẳng và hƣớng dẫn HS thiết lập các cung của Graph,.

-Bƣớc 3: GV yêu cầu các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình và yêu cầu các nhóm cùng thảo luận. Sau khi thảo luận xong, GV yêu cầu một HS lên đọc Graph vừa đƣợc thiết lập.

- HS: Lên hoàn thành Graph và đọc Graph

- Bƣớc 4: GV chỉnh sửa lại Graph HS vừa thiết lập, chỉnh sửa cách đọc Graph cho HS sau đó đƣa ra Graph “Tình hình nƣớc Pháp trƣớc cách mạng” mà GV đã thiết kế để HS so sánh và chốt lại kiến thức.

Trong bài nghiên cứu kiến thức mới, GV cũng có thể sử dụng Graph câm và Graph khuyết. Với hình thức này GV sẽ có thể vừa hƣớng dẫn HS cách thức lập Graph vừa có thể cho HS tìm hiểu tài liệu để hoàn thành Graph.

Ví dụ: Trong “bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân”, để HS có thể hiểu rõ hoàn cảnh ra đời, những ƣu điểm và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tƣờng, GV đƣa ra Graph khuyết “Chủ nghĩa xã hội không tƣởng” để HS tìm hiểu.

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội không tƣởng - GV chia cả lớp thành 4 nhóm

-GV yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành Graph khuyết “Chủ nghĩa xã hội không tƣởng”. Thời gian hoạt động nhóm là 5 phút.

- Trƣớc khi HS thảo luận, GV yêu cầu HS nhìn vào Graph khuyết, hƣớng dẫn HS xác định các đỉnh của Graph và các cung của Graph. Sau khi hƣớng dẫn HS, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành Graph khuyết trong phiếu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt​ (Trang 56 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)