5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.7.4. Kết quả thực nghiệm
2.7.4.1.Đánh giá kết quả thực nghiệm bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu ở lớp thực nghiệm 10A6
*Quan sát của GV dự giờ dạy môn lịch sử lớp 10A6
GV đánh giá cao việc sử dụng phƣơng pháp Graph vào bài học. GV nhận xét rằng khi sử dụng phƣơng pháp Graph vào bài học đã bƣớc đầu tạo ra sự hứng thú học tâp cho HS đồng thời giúp HS dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ những kiến thức
trọng tâm của bài, phát huy đƣợc sự sáng tạo của HS. Ngoài ra GV còn nhận xét các em HS chú ý nghe giảng và hăng hái tham gia vào quá trình xây dựng bài, tiết học sôi nổi.
GV dự giờ cũng chỉ ra những điểm còn hạn chế và cần phải khắc phục để bài giảng trở nên hoàn thiện hơn:
+ Thứ nhất, cần xem xét lại thời gian trình bày của các nhóm
+ Thứ hai, GV cần chú ý bao quát lớp học tránh tình trạng một số em HS không hoạt động nhóm mà làm việc riêng trong giờ.
+ Thứ ba khi các nhóm cử đại diện lên trình bày, GV cần kiểm soát đƣợc lớp trành tình trạng một số HS không nghe bạn trình bày, nói chuyệ, làm việc riêng gây ảnh hƣởng đến lớp.
*Mức độ hứng thú học tập của HS
Trong quá trình giảng dạy ở 2 lớp, qua quan sát tôi thấy:
+ Ở lớp đối chứng, dạy theo phƣơng pháp truyền thống thì không khí lớp học khá trầm từ đầu đến cuối bài dạy. Trong quá trình dạy chỉ có một vài em là hăng hái xây dựng bài, trả lời các câu hỏi của GV, còn lại các em chỉ ngồi im nghe giảng và ghi chép bài.Trong quá trình dạy, một số em còn chƣa chú ý vào bài giảng, nói chuyện riêng trong giờ học, khi đƣợc gọi trả lời câu hỏi thì các em lung túng, không trả lời đƣợc.
+ Ở lớp thực nghiệm, khi sử dụng phƣơng pháp Graph, HS đã tỏ ra hứng thú hơn so với lớp đối chứng. Các em chú ý, tập trung nghe giảng và tham gia rất tích cực vào các hoạt động của GV. Các hoạt động rất tích cực và hòa hứng khi đƣợc quan sát video, hoàn thành sơ đồ Graph hay đƣợc tự tay thiết kế Graph nội dung bài học theo sự sáng tạo của nhóm mình. Khi lên trình bày ý tƣởng của nhóm, các em không lung túng mà tỏ ra rất tự tin khi thuyết trình trƣớc các bạn. Vì vậy khác với lớp học đối chứng, bầu không khí học tập thoải mái, sôi nổi từ đầu tiết học đến cuối tiết làm cho HS thấy thoải mái, không nặng nề về việc nhồi nhét kiến thức.
Nhƣ vậy có thể khẳng định việc sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học đã tạo ra sự hứng thú học tập và thu hút sự tập trung của HS vào bài học, phát huy khả năng tích cực, sáng tạo của HS so với phƣơng pháp dạy học truyền thống. Bên cạnh đó dạy học bằng phƣơng pháp Graph giúp các em tiếp thu và ghi nhớ kiến
thức nhanh hơn và lâu hơn, trình bày bài một cách khoa học hơn. Tất cả những điều này đƣợc thể hiện rõ trong bài kiểm tra 15 phút của hai lớp.
*Kết quả thực nghiệm
Đề kiểm tra gồm một câu hoàn thành sơ đồ Graph khuyết và một câu hỏi tự luận. Bài kiểm tra nhằm hƣớng tới sự lĩnh hội kiến thức HS trong quá trình học và tƣ duy của HS. Quá trình làm bài kiểm tra đƣợc HS làm nghiêm túc và đảm bảo thời gian.
Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 1.2:Bảng thống kê kết quả kiểm tra của lớp 10A1 và 10A6
Lớp
Số HS Điểm kiểm tra 15 phút
Điểm trung bình Mỗi lớp Tổng số 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10 10A6 Thực nghiệm 32 67 1 0 2 1 4 3 8 5 3 2 3 8,0 10A1 Đối chứng 35 1 2 4 2 5 3 8 5 4 0 1 7,5
Hình 2.16: Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra của hai lớp 10A6 và 10A1 (đơn vị:%)
2.7.4.2.Kết luận sau thực nghiệm
Qua kết quả thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận
Tỉ lệ học sinh giỏi ở lớp thực nghiệm 10A6 cao hơn lớp đối chứng 10A1 là 12%. Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm rất thấp chỉ chiếm 9,4% HS của lớp và thấp hơn lớp đối chúng 10,6%. Điều này khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Từ kết quả này có thể thấy đƣợc khả năng lĩnh hội kiến thức và mức độ hứng thú học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Nhƣ vậy việc sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp HS lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, vận dụng tốt kiến thức và ghi nhớ kiến thức bền hơn.Ngoài ra thông qua việc học tập bằng phƣơng pháp Graph, các em sẽ ngày càng phát triển khả năng tƣ duy, các kỹ năng nhƣ quan sát, tƣ học, phân tích, kỹ năng lập Graph và đặc biệt là năng lực tự học ngày càng phát triển. 40,6 50 9,4 28,6 51,4 20 0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung bình Lớp thực nghiệm 10A6 Lớp đối chứng 10A1
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Việc sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử đã bƣớc đầu đem lại hiệu quả, nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn lịch sử. Có nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣng có thể khẳng định rằng sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử để tăng cƣờng kỹ năng nhận thức, năng lực cho HS là một phƣơng hƣớng có tính khả thi và có thể thực hiện đƣợc nhất là trong giai đoạn đổi mới PPDH hiện nay. Vì vậy khi dạy học lịch sử nếu chúng ta xây dựng hệ thống Graph phù hợp với nội dung kiến thức của bài, có phƣơng án sử dụng phƣơng pháp Graph hiệu quả thì phƣơng pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lƣợng môn lịch sử nói riêng và chất lƣợng học tập nói chung ở trƣờng THPT.
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn cũng nhƣ vận dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử, căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của để tài với những kết quả ban đầu đạt đƣợc, chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài của khóa luận có tính khả thi và có thể thực hiện đƣợc. Từ đó, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất: Việc đổi mới PPDH còn diễn ra chậm. Việc sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học đã đƣợc sử dụng những chƣa đƣợc phổ biến và thƣờng xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử, chúng ta cần phải đổi mới PPDH, chuyển từ hình thức “thầy đọc-trò chép” sang “thầy trò cùng tƣơng tác” để phát triển “năng lực cho HS, lấy HS làm trung tâm”. Để làm đƣợc điều này có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau trong đó có phƣơng pháp Graph. Việc vận dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử không chỉ góp phần thực hiện các nhiệm vụ giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức mà còn hình thành ở HS sự sáng tạo, tính độc lập, tƣ duy logic, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, năng lực thực hành bộ môn cho HS.
Thứ hai: Khi áp dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử chúng ta phải kết hợp nhuần nhuyễn với các phƣơng pháp khác, sử dụng Graph phù hợp với nội dung của bài học để bài giảng của GV đạt kết quả cao nhất.
Thứ ba: Phƣơng pháp Graph cũng là một phƣơng pháp độc lập tƣơng đối nên có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều hình thức bài nhƣ bài kiến thức mới, bài ôn tập củng cố, tổng kết và cũng có thế cho HS tự học ở nhà. Để có thể đạt đƣợc hiệu quả thì GV cần là ngƣời hƣớng dẫn, định hƣớng cho HS cách xây dựng và lựa chọn Graph sao cho phù hợp với nội dung bài học.
Thứ tƣ: Trên cơ sở tìm hiểu nội dung phần LSTG cận đại lớp 10, vận dụng quy trình xây dựng Graph, chúng tôi đã xây dựng đƣợc hệ thống Graph cho một số bài học trong phần LSTG cận đại nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng học tập lịch sử, giúp HS ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách dễ dàng.
Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc, chúng tôi đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:
Một là, để xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học lịch sử có hiệu quả, cần phải tổ chức, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV lịch sử ở trƣờng THPT một cách có hệ thống, có chất lƣợng về PPDH, KTDH tích cực , tromg đó chú trọng tới việc rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng Graph.
Hai là bản thân mỗi GV phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phải đầu tƣ thời gian, công sức để có thể xây dựng các Graph có hiệu quả thu hút sự chú ý của. Không ngừng làm mới các bài giảng của mình bằng cách áp dụng những PPDH tích cực và KTDH tích cực.
Ba là, nhà trƣờng cần không ngừng trang bị cơ sở vật chất, kĩ thuật cần thiết giúp cho quá trình GV sử dụng các PPDH nói chung và phƣơng pháp Graph nói riêng đƣợc đảm bảo và thuận tiện.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh lí luận dạy học bằng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử. Từ đó nhân rộng việc sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử ra địa bàn rộng hơn kết hợp với các PPDH tích cực khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu chuyên khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật giáo dục, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao kết quả dạy học lịch sử ở trường PT, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao kết quả dạy học lịch sử ở trường PT, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.
4. N.G. Đari (1973), với cuốn Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Gara P.V (1987), Nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông, NXB ĐHSP-ĐHQG Hà Nội.
6. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1995), Lí luận dạy học đại học, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.
7. I.F.Khalamop (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. I.Ia.Lence (1997), Dạy học nêu vấn đề (Phan Tất Đắc dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. I.Ia.Lecne và M.N.Xcatkin (1980), Lí luận dạy học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội
10. Phan Ngọc Liên (2007), Phương pháp dạy học lịch sử tập 2, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.
11. Phan Ngọc Liên (2012), Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.
12. Phan Ngọc Liên (2008), Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB ĐHSPHN, Hà Nội.
13. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Phƣơng pháp giảng dạy lí luận dạy học, NXB Giáo dục
15. A.V.Petrovsiki (1982), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội
18. Trịnh Đình Tùng (2006), Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS, NXB DDHSPHN, Hà Nội.
19. Tập bài giảng (2009), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Tài liệu bài giảng lý luận dạy học, Trƣờng ĐHSP kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lí luận dạy học đại cương, trƣờng cán bộ quản lí Giáo dục trung ƣơng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Vụ Giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
23. Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội.
* Tài liệu tấp huấn, tạp chí, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp
24. Hoàng Việt Anh (1993), Vận dụng phương pháp sơ đồ vào dạy học địa lý lớp 6- 8 phổ thông cơ sở, luận án Phó tiến sĩ, trƣờng ĐHSP Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Ban (2004), Sử dụng Graph trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh THCS, Luận án tiến sỹ giáo dục học.
26. Nguyễn Phúc Chỉnh (1999), Sử dụng Graph nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học sinh thái học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 4. 27. Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học sinh
học góp phần phát triển tư duy hệ thống cho HS,
28. Nguyễn Thị Côi (2007), Hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, thực trạng và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 7.
29. Nguyễn Thị Côi (11/2008), Một số phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 202. 30. Trần Văn Hƣng (2011), Sử dụng Graph dạy học văn học sử ở trường THPT,
Sáng kiến kiến nghị.
31. Nguyễn Thị Thanh Hà, Sử dụng phương pháp Graph để nâng cao hiệu quả dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 (chương trình chuẩn), khóa luận tốt nghiệp trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
32. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1966), Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp 3.
33. Phạm Thị My (2000), Ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học sinh học ở THPT, Luận văn thạc sĩ KH-GD, ĐHSP Hà Nội.
34. Ngô Thị Ngọc Minh, Sử dụng phương pháp Graph để dạy học phần di truyền, sinh học lớp 12 THPT, luận văn thạc sĩ
35. Nguyễn Quang Ninh (1996), Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học Tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ.
36. Nguyễn Ngọc Quang (1981), Phương pháp Graph trong dạy học, Tạp chí NCGD số 4 và số 5.
37. Nguyễn Ngọc Quang (1982), Phương pháp Graph và lí luận bài toán Hóa học, Tạp chí NCGD
38. Nguyễn Ngọc Quang (1983), Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học.
39. Phạm Tƣ, Dùng Graph nội dung của bài lên lớp để dạy chương “Nitơ- Photpho” ở lớp 11 THPT.
40. Phạm Tƣ, Dạy học bằng phương pháp Graph góp phần nâng cao chất lượng học tập, tự học.
41. Phạm Minh Tâm (2002), Sử dụng Graph vào dạy học địa lý lớp 12 THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội.
42. Trịnh Đình Tùng, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 155
43. PGS, TS Trịnh Đình Tùng (11/1999), Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm phát huy tính tích cực , hoạt động học tập của HS trong dạy học lịch sử
Tài liệu hội thảo, tập 1, Hà Nội.
44. PGS, TS Trịnh Đình Tùng, Th.s Hoàng Thành Tú (2006), Về việc giảng dạy các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình lịch sử ở trường THPT, tạp chí giáo dục số 131.
45. Nguyễn Thị Thủy (2007), Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 lớp 12 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục.
46. http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch- trung-uong/khoa-viii/nghi-quyet-hoi-nghi-lan-thu-hai-so-02-nqhntw-bchtw- dang-khoa-viii-ve-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe- 668
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC CHƢƠNG I PHỤ LỤC 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GRAPH TRONG VIỆC DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT
(Dành cho giáo viên)
Kính chào các Thầy, Cô giáo!
Hiện tại em đang tiến hành thực hiện một đề tài nghiên cứu để làm Khóa luận tốt nghiệp là “Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10
ở trường THPT”. Để có đƣợc những thông tin khách quan về thực trạng dạy học Lịch sử
cũng nhƣ thực trạng của việc sử dụng phƣơng pháp Graph trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT, làm cơ sở cho em có thể đề xuất một số biện pháp xây dựng và sử dụng phƣơng