2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.4. Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả công ty
Quản trị vốnlưu động đề cập đến tất cả các hành động, quyết định của việc quản trị mà nóảnh hưởng đến quy mô và hiệu quảcủa vốn lưu động. WCM đòi hỏi phảiđặc biệt chú ý trong nhữngngày hiện tại khi giá vốnđang tăngvà các quỹ đang khan hiếm. Nó đã được chứng minh rằng khả năng sinh lợi của một công ty phụ thuộc nhiều vào cách thức quản lý vốn lưu động. Nếu một công ty quản trị vốn lưu động không hiệu quả, nó sẽ không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Vốn lưu động thiếu hụt hay quá nhiều đều bất lợi cho kinh doanh. Vốn lưu động quá dư thừa dẫn đến nguồn vốn nhàn rỗi mà có thể được sử dụng để kiếm lợi nhuận, trong khi vốn lưu động không đủ sẽ làm gián đoạn hoạt động và cũng sẽ làm suy yếu khả năng sinh lợi của công ty (Chowdhary và Amin, 2007). Những công ty có quá ít tài sảnlưu độngcó thể phải chịu tình trạng thiếu hụt và khó khăn trong việc duy trì hoạt độngbình thường(Horne và Wachowicz, 2000). Kỳ thutiền bình quân và kỳ luân chuyển hàng tồn kho thường được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm là các biến số tác động ngược chiềutới lợi nhuận của doanh nghiệp. Deloof (2003), người đã phân tích mẫu nghiên cứu các công ty Bỉ, và Wang (2002) đã phân tích mẫu nghiên cứu của các công ty Nhật Bản và Đài Loan, cả hai nhấn mạnh rằngcác công ty có thể tăng tăng lợi nhuận bằng cách giảm số ngày khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho.Tuy nhiên, trái với quan niệm truyền thống, đầu tư nhiều vào hàng tồn kho cũng có thể làmtăng lợi nhuận. Khi hàng tồn kho cao được duy trì, nó làm giảm các chi phí gián đoạn trong quá trình sản xuất, giảm chi phí cung ứng, bảo vệ chống lại sự biến động giá cả và tổn thất kinh doanh do sự khan hiếm của sản phẩm (Blinder và Maccini, 1991).
Kỳ thanh toán bình quân cũng thường được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi của daonh nghiệp trong các nghiên cứu thực nghiệm. Xét về mặt lý thuyết thì doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp để cân đối nguồn tiền của mình và được xem như là khoản tín dụng của nhà cung cấp (Gul và ctg 2013). Tuy nhiên, việc kéo dài này mà ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp thì có nghĩa là doanh nghiệp đãđánh đổi thời
gian trả tiền với mức giá cao hơn do gặp khó khăn về thanh toán haydoanh nghiệp thực sự rơi vào hoàn cảnh khó khăn dẫn đến phải trì hoãn các khoản phải trả và chấp nhận các khoản phạt trả chậm (Lazaridis và Tryfonidis, 2006).
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là biến số tổng hợp của ba biến kỳ thu tiền bình quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân. Biến số này trong các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tăng thì số ngày doanh nghiệp cần tài trợ vốn lưu động tăng thêm. Khi đó doanh nghiệp phải huy động thêm các nguồn khác để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục và chi phí cho việc huy động là cao và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp (Shin và Soenen, 1998). Tuy nhiên, một số ít nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có tác động cùng chiều với lợi nhuận. Điều này có thể là doanh nghiệp cấp khoản tín dụng thương mại cho khách hàng để tăng cường khả năng cạnh tranh và do đó sẽ tăng lợi nhuận (Sharma và Kumar, 2011).