Những đứa trẻ bị thiếu máu thường là trẻ đẻ thiếu nhiều tháng hoặc mắc các bệnh khác nhau, như nhiễm trùng máu chẳng hạn.
2. Bệnh thiếu máu có nguy hiểm đối với trẻ không? Làm thế nào để tránh được bệnh thiếu máu? bệnh thiếu máu?
Bệnh thiếu máu làm cho trẻ chậm lớn. Dạng thiếu máu hay gặp ở trẻ sơ sinh là thiếu sắt trong máu. Những trẻ bị bệnh này thường xanh xao, yếu ớt, hay mệt mỏi, biếng ăn, hay bị táo bón. Trọng lượng cơ thể có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định. Các biểu hiện nói trên là do không đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể. Các tế bào cần ôxy để bảo đảm hoạt động bình thường, chất sắt đóng vai trò chính trong việc vận chuyển ôxy qua máu tới các tế bào.
Bệnh thiếu máu có thể xuất hiện ở những trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ sinh đôi, trẻ không được ăn uống đầy đủ. Lượng sắt dự trữ trong cơ thể của những đứa trẻ này không lớn và bị tiêu hao rất nhanh. Sự thiếu sắt sẽ phá vỡ quá trình hình thành huyết cầu và gây thiếu máu. Những đứa trẻ trên cần được khám nghiệm lượng huyết cầu 3 tháng 1 lần để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Ăn uống đầy đủ là điều kiện quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ ở nhóm có nguy cơ cao, cần cho ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể cho trẻ uống thêm các viên chứa chất sắt nhằm đề phòng bệnh thiếu máu.
Ăn uống đầy đủ là điều kiện quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ ở nhóm có nguy cơ cao, cần cho ăn thêm các loại thực phẩm giàu chất sắt. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể cho trẻ uống thêm các viên chứa chất sắt nhằm đề phòng bệnh thiếu máu.
Bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh thường rất ít gặp; nếu có, các bác sĩ đã phát hiện ra bằng cách cho trẻ thử máu. Muốn xác định trẻ có bị thiếu máu hay không, cần xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Ở những trẻ phát triển bình thường ở độ tuổi 6-12 tháng cũng có thể có hiện tượng thiếu máu. Nếu trẻ đẻ thiếu tháng, có thể bị bệnh thiếu máu sớm hơn và ở dạng nặng hơn. Đối với những trẻ này, cần cho ăn các chất chứa sắt sớm hơn.